Danh mục

THAI CHẾT TRONG TỬ CUNG

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.33 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thai chết trong tử cung là những thai bị chết mà còn lưu lại buồng tử cung. Trong nhiều trường hợp nguyên nhân gây thai chết khó xác định được. Sau khi thai chết, người mẹ có thể đứng trước hai nguy cơ lớn: - Các sản phẩm thoái hoá của thai đi vào tuần hoàn mẹ gây nên tình trạng rối loạn đông máu gây chảy máu, nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. - Khả năng nhiễm trùng cao, tiến triển nhanh và nặng nề, đặc biệt là sau khi ối đã vỡ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THAI CHẾT TRONG TỬ CUNG THAI CHẾT TRONG TỬ CUNG 1. ĐẠI CƯƠNG Thai chết trong tử cung là những thai bị chết mà còn lưu lại buồng tử cung. Trong nhiều trường hợp nguyên nhân gây thai chết khó xác định được. Sau khi thai chết, người mẹ có thể đứng trước hai nguy cơ lớn: - Các sản phẩm thoái hoá của thai đi vào tuần hoàn mẹ gây nên tình trạng rối loạn đông máu gây chảy máu, nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. - Khả năng nhiễm trùng cao, tiến triển nhanh và nặng nề, đặc biệt là sau khi ối đã vỡ. Ngoài ra thai chết còn gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, tình cảm của người mẹ 2. NGUYÊN NHÂN 2.1. Nguyên nhân về phía mẹ - Các bệnh nhiễm độc: Cao huyết áp trong thai kỳ, sản giật đều có thể gây ra thai chết. Tỷ lệ thai chết càng cao khi nhiễm độc càng nặng, không được điều trị hay điều trị không đúng. - Các bệnh mạn tính: viêm thận, xơ gan, bệnh tim... - Mẹ bị các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng giáp, đái đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận.- Các bệnh nhiễm khuẩn (lậu, giang mai...), nhiễm ký sinh tr ùng (sốt rét... đặc biệt là sốt rét ác tính làm cho thai chết gần như 100%), nhiễm virus (Viêm gan, quai bị, cúm, sởi,... ). Trong các trường hợp nặng thai chết có thể là do tác động trực tiếp của nguyên nhân gây bệnh lên thai, lên bánh nhau hoặc do tình trạng sốt của mẹ (vì hệ thống điều hoà nhiệt của thai chưa hoạt động, khả năng thải nhiệt rất kém). 2.2. Nguyên nhân do thai - Đa thai - Di tật bẩm sinh - Dị tật di truyền - Nhiễm khuẩn 2.3. Nguyên nhân do rau - Bất thường của dây rốn: Dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn, quấn cổ, dây rốn bị chèn ép, bị xoắn quá mức. - Bệnh lý bánh rau: phù nhau thai, nhau xơ hoá, bánh nhau bị bong. - Vỡ ối sớm. 3. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ Tuỳ theo tuổi thai và thời gian chết trong tử cung mà có các hình thái khác nhau: 3.1. Thai bị tiêu Thai bị chết trong những tuần đầu, ở giai đoạn rau toàn diện thì thai có thể bị tiêu đi hoàn toàn, chỉ còn túi ối (trứng trống). 3.2. Thai bị teo đét Vào tháng thứ 3-4 nếu thai chết sẽ bị teo đét khô lại. Da vàng sám như màu đất, nhăn nheo bọc lấy xương, nước ối ít, sánh đặc, vẩn đục và cuối cùng sẽ khô đi để lại một lớp sáp trắng bao quanh thai. 3.2.1. Thai bị ủng mục Sau 5 tháng thai chết sẽ bị ủng mục. Lớp ngoại bì bị bong, lột dần từ phía chân lên đầu thai nhi. Lớp nội b ì thấm Hemoglobin nên có màu đỏ tím. Các nội tạng bị rữa, xương sọ ọp ẹp, chồng lên nhau, ngực xẹp, bánh nhau vàng úa, teo đét xơ cứng lại. Màng rau vàng úa, nước ối cạn dần có màu hồng đỏ, dây rốn teo nhỏ. Có thể dựa vào hiện tượng lột da để xác định thời gian thai chết: Ngày thứ ba : Lột da bàn chân. Ngày thứ tư : Lột da chi dưới. Ngày thứ tám : Lột da toàn thân. 3.2.2. Thai bị thối rữa Nếu ối vỡ, nhiễm trùng lan toả rất nhanh, gây nhiễm độc cho mẹ. Vi khuẩn có thể gặp là vi khuẩn kỵ khí, hoại thư sinh hơi. 4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN 4.1. Thai dưới 20 tuần bị chết Việc chẩn đoán thai chết ở giai đoạn này tương đối khó khăn vì thường thai chết âm thầm, không có triệu chứng. - Bệnh nhân có các dấu hiệu có thai: Chậm kinh, nghén, bụng to dần, hCG d ương tính, siêu âm thấy các phần thai và hoạt động của tim thai. - Ra máu âm đạo tự nhiên, ít một, máu đỏ sẫm hay nâu đen, không kèm theo đau bụng. Đây là một dấu hiệu phổ biến của thai chết dưới 20 tuần. - Tử cung không lớn lên mà ngược lại nhỏ đi và nhỏ hơn tuổi thai - Xét nghiệm hCG trong nước tiểu âm tính (sau khi thai chết khoảng 2 tuần) - Siêu âm: R rất có giá trị trong chẩn đoán sớm: Trên siêu âm thấy hình ảnh của thai nhưng không có hoạt động của thai và tim thai. Có khi chỉ thấy túi ối mà không có phần thai (trứng trống). Hình ảnh túi ối rỗng, méo mó không đều càng chắc chắn là thai chết lưu. Trường hợp nghi ngờ nên kiểm tra lại sau một tuần. 4.2. Thai trên 20 tuần Triệu chứng lâm sàng khá rõ và cũng dễ xác định được thời gian thai chết hơn. - Bệnh nhân có các dấu hiệu có thai với các dấu hiệu tha i sống: bụng, ngực lớn, có dấu hiệu thai máy và đạp. Nắn thấy rõ các phần của thai, nghe được tim thai, siêu âm có tim thai và cử động thai. - Xuất hiện dấu hiệu thai chết: không thấy cử động của thai (thường đây là dấu hiệu để bệnh nhân đi khám), bụn g nhỏ dần, vú tiết sữa non, có thể ra máu âm đạo nhưng hiếm gặp ở tuổi giai đoạn này. - Nếu bệnh nhân có một số bệnh lý kèm theo như tiền sản giật, bệnh tim thì bệnh sẽ có xu hướng giảm sau khi thai chết. - Thăm khám: + Chiều cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai. Đo chiều cao tử cung nhỏ đi so với lần đo trước đặc biệt có ý nghĩa trong chẩn đoán thai chết trong tử cung. + Nắn bụng không rõ phần thai. + Không nghe được tim thai. - Cận lâm sàng: + Siêu âm: Không thấy cử động của thai, không có hoạt động của thai tim thai, đầu méo mó, có thể thấy một viền âm nghèo vang nghèo quanh hộp sọ do da đầu bị bong ra (Dấu hiệu Hallo). + X quang có hình ảnh chồng xương sọ chồng (Dấu hiệu spalding 1) sau khi thai chết khoảng 10 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: