Danh mục

Tham gia TPP: Cơ hội và thách thức đối với ngành logistics Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 279.16 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham gia TPP tạo ra triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam. Với sự cắt giảm ngay lập tức 18.000 dòng thuế (tương đương 90% số dòng thuế) về 0%, số còn lại sẽ cắt giảm về 0% trong 10 năm sẽ tạo ra sự bùng nổ giao dịch thương mại và di chuyển đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác trong TPP. Bài viết đánh giá những cơ hội, thách thức này và đề xuất một số giải pháp cho Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp logistics trong bối cảnh gia nhập TPP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham gia TPP: Cơ hội và thách thức đối với ngành logistics Việt Nam THAM GIA TPP: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TS. Nguyễn Thái Sơn Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Tham gia TPP tạo ra triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam. Với sự cắt giảm ngay lập tức 18.000 dòng thuế (tương đương 90% số dòng thuế) về 0%, số còn lại sẽ cắt giảm về 0% trong 10 năm sẽ tạo ra sự bùng nổ giao dịch thương mại và di chuyển đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác trong TPP. Sự gia tăng về di chuyển hàng hoá cùng các yếu tố đầu vào sản xuất sẽ tạo cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ ngành logistics. Song thực trạng các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn hạn chế về năng lực và quy mô, phải đối diện với rất nhiều thách thức cần vượt qua để có thể tận dụng cơ hội vàng từ TPP. Bài viết đánh giá những cơ hội, thách thức này và đề xuất một số giải pháp cho Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp logistics trong bối cảnh gia nhập TPP… 1. Đặt vấn đề Việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) đã mang lại những kỳ vọng về phát triển kinh tế đối với Việt Nam cũng như các nước đối tác. TPP là một thoả thuận thương mại tự do đa phương với mục đích hội nhập kinh tế các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, các rào cản thương mại giữa các quốc gia sẽ bị xoá bỏ, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy lưu thông hàng hoá giữa các nước thành viên, với kỳ vọng sẽ thay đổi được 40% sản lượng kinh tế toàn cầu trong các lĩnh vực thương mại, môi trường, văn hoá và chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Sự di chuyển tự do về hàng hoá và đầu tư sẽ mở ra những triển vọng phát triển mạnh mẽ cho logistics. Tuy nhiên, rất nhiều khó khăn đặt ra cho ngành logistics Việt Nam để có thể đón nhận được những cơ hội đó từ TPP. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá đúng về những cơ hội và thách thức mà ngành logistics phải đối mặt sau khi TPP được các nước thành viên thông qua. Bài viết được kết cấu thành các phần: giới thiệu về TPP và kỳ vọng phát triển kinh tế Việt Nam; thảo luận về những cơ hội và thách thức từ TPP đối 533 với ngành logistics Việt Nam; từ đó, đề xuất một số hàm ý chính sách cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp logistics Việt Nam. 2. TPP và kỳ vọng phát triển kinh tế Việt Nam Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific Partnership - TPP) là một thoả thuận/hiệp định thương mại tự do có nguồn gốc từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được ký kết năm 2005 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei (P4). Từ năm 2008, các đối tác mới lần lượt tham gia và cùng đàm phán một FTA hoàn toàn mới, đưa tổng số thành viên lên 12 nước. Trong đó có 4 nước ASEAN là Việt Nam, Singapore, Brunei và Malaysia; 3 nước G7 là Mỹ, Canada và Nhật Bản; 2 nước Châu Đại Dương là Australia và New Zealand; 3 nước Trung - Nam Mỹ là Mexico, Peru và Chile. Trải qua 20 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên giữa kỳ, vào ngày 5/10/2015, việc đàm phán đã chính thức kết thúc, Bộ trưởng Thương mại của 12 nước thành viên đã ra tuyên bố chung về việc đã đạt được thoả thuận về TPP, mà theo đó, “sẽ tạo ra công ăn việc làm, tạo động lực tăng trưởng bền vững, phát triển toàn diện và thúc đẩy sáng tạo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương” (Trung tâm WTO, 2015). TPP được hình thành với mục đích tạo ra một hình mẫu khuôn khổ hợp tác của thế kỷ XXI, thiết lập những chuẩn mực mới cho thương mại thế giới và kết hợp những vấn đề nảy sinh trong tương lai nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các nước thành viên TPP trong nền kinh tế toàn cầu. TPP sẽ thiết lập vùng tự do kinh tế giữa các quốc gia thành viên với tiêu chuẩn cao hơn cơ chế của WTO thông qua việc mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ, xoá bỏ thuế quan, dỡ bỏ rào cản thương mại, tạo cú hích phát triển mới ở từng nền kinh tế tham gia lẫn toàn bộ các mối quan hệ hợp tác giữa các nước. Việc hình thành TPP sẽ tạo ra một liên kết kinh tế với quy mô dân số khoảng 800 triệu người, chiếm 40% GDP và 26% giá trị thương mại toàn cầu. TPP sẽ trở thành một đối trọng lớn với các khu vực kinh tế khác, đặc biệt là đối với Liên minh châu Âu (EU). Do vậy, TPP có vai trò thúc đẩy các dòng chảy về thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời, xác lập luật lệ cho thương mại và đầu tư trong thế kỷ XXI, tạo ra những chuyển biến lớn về kinh tế, thương mại và pháp lý tại các nước thành viên. TPP được coi là một FTA thế hệ mới, mang tính bước ngoặt của thế kỷ XXI với các đặc điểm: - Tiếp cận thị trường một cách toàn diện; - Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết; 534 - Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại; - Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại; - Nền tảng cho hội nhập khu vực. TPP được đánh giá là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, trên cơ sở cân bằng lợi ích và lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau của các nước thành viên. Hiệp định TPP bao gồm 30 chương điều chỉnh quan hệ thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại: các vấn đề truyền thống như thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư; các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho chuỗi cung ứng, doanh nghiệp nhà nước, lao động, môi trường… Khi TPP có hiệu lực, 90% số dòng thuế sẽ giảm về 0% ngay lập tức, 10% còn lại sẽ giảm dần về 0% trong lộ trình không quá 10 năm. Hơn nữa là các cam kết sâu bao gồm 22 lĩnh vực, nới lỏng đầu tư quốc tế và dòng chảy tự do của các nguồn lực, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, chất lượng cao cùng những chuỗi cung ứng mới trên phạm vị rộng lớn, mang lại lợi ích cho các nước tham gia. Với nhiều thoả thuận được coi là lớn nhất, tham vọng nhất đến nay, dựa trên những tiêu chuẩn rất cao cả về thương m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: