Thông tin tài liệu:
Nghe: Dùng ống nghe đặt trên đường đi của động mạch hoặc lên vùng nghi có tổn thương động mạch để xác định có tiếng thổi hay không, nếu có thì phải xác định đó là tiếng thổi một thì (thường là thì tâm thu) hay hai thì (thì tâm thu mạnh hơn tâm trương).Phải di chuyển ống nghe theo đường đi của động mạch để xác định hướng lan của các tiếng thổi, sự thay đổi cường độ của tiếng thổi ở các vị trí khác nhau.1.1.2.5. Đo: Có thể dùng thước dây để đo kích thước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thăm khám bệnh mạch máu ngoại vi (Kỳ 2) Thăm khám bệnh mạch máu ngoại vi (Kỳ 2) 1.1.2.4. Nghe: Dùng ống nghe đặt trên đường đi của động mạch hoặc lên vùng nghi có tổnthương động mạch để xác định có tiếng thổi hay không, nếu có thì phải xác địnhđó là tiếng thổi một thì (thường là thì tâm thu) hay hai thì (thì tâm thu mạnh hơntâm trương). Phải di chuyển ống nghe theo đường đi của động mạch để xác định hướnglan của các tiếng thổi, sự thay đổi cường độ của tiếng thổi ở các vị trí khác nhau. 1.1.2.5. Đo: Có thể dùng thước dây để đo kích thước chi ở các vùng nhất định và sosánh với bên lành, qua đó đánh giá được một phần mức độ phù nề hoặc biến dạngcủa chi bên tổn thương. 1.1.2.6. Một số nghiệm pháp đánh giá chức năng van tĩnh mạch chidưới: + Đánh giá van các tĩnh mạch nông: - Nghiệm pháp Schwartz: người khám dùng ngón tay gõ từng nhịp vào tĩnhmạch giãn, tay kia đặt lên tĩnh mạch đó ở đoạn dưới. Nếu van của đoạn tĩnh mạchđó bị mất cơ năng thì sẽ có cảm giác các “sóng mạch” đập vào ngón tay ở đoạndưới khi gõ vào tĩnh mạch ở đoạn trên (nghiệm pháp dương tính). - Nghiệm pháp Trendelenburg: cho bệnh nhân nằm ngửa, nâng cao chân 30- 45o để máu trong tĩnh mạch hiển to dồn hết vào tĩnh mạch sâu. Sau đó, đặt garo(chỉ ép tĩnh mạch) hoặc dùng ngón tay chẹn vào chỗ đổ của tĩnh mạch hiển to vàotĩnh mạch sâu. Tiếp đó, cho bệnh nhân đứng dậy. Bình thường sẽ không thấy tĩnhmạch hiển trong đầy máu trở lại trong vòng 30 giây dù có bỏ hay không bỏ garo(nghiệm pháp âm tính). Nếu bỏ garo mà thấy nó đầy trở lại rất nhanh từ trên xuốngdưới trước 30 giây thì chứng tỏ các van của tĩnh mạch hiển trong đã bị suy(nghiệm pháp dương tính). Nếu không bỏ garo mà vẫn thấy tĩnh mạch hiển trongđầy trở lại trước 30 giây thì có thể là do suy van của một số tĩnh mạch xuyên. + Đánh giá van các tĩnh mạch xiên: - Nghiệm pháp garo từng nấc: thực hiện giống như nghiệm phápTrendelenburg, nhưng không garo ở chỗ tĩnh mạch hiển trong đổ vào tĩnh mạchsâu mà garo từng đoạn từ thấp lên cao ở chân. Đánh giá cũng giống như trongnghiệm pháp Trendelenburg: nghiệm pháp dương tính ở đoạn nào thì kết luận cómất cơ năng của van tĩnh mạch xiên ở đoạn đó. - Nghiệm pháp Pratt: để bệnh nhân nằm, dùng cuộn băng thun thứ nhấtcuốn từ dưới bàn chân lên đùi, tiếp đó dùng cuộn băng thun thứ hai băng tiếp chođến bẹn để ép hết máu tĩnh mạch nông vào tĩnh mạch sâu. Sau đó giữ nguyên băngép ở nếp bẹn của cuộn băng thứ hai và mở dần từng vòng cuộn băng thứ nhất từtrên xuống. Quan sát các tĩnh mạch nông ở vùng giữa hai cuộn băng nói trên: nếucác tĩnh mạch này giãn to ra ngay thì chứng tỏ van của các tĩnh mạch xiên ở đoạnđó đã bị suy (nghiệm pháp dương tính). + Đánh giá van các tĩnh mạch sâu: Nghiệm pháp Perthes: dùng băng thun băng ép các tĩnh mạch nông ởkhoảng 1/3 giữa đùi, sau đó cho bệnh nhân đi đều trong 3 - 5 phút rồi quan sát:nếu các tĩnh mạch sâu bị tắc thì sẽ thấy các tĩnh mạch nông giãn to ra và bệnhnhân kêu đau tức chân (nghiệm pháp âm tính). 1.2. Các phương pháp thăm khám không xâm nhập: 1.2.1. Đo huyết áp động mạch bằng huyết áp kế: Phương pháp dùng huyết áp kế thông thường (có bộ phận đo áp lực kiểuđồng hồ hoặc cột thuỷ ngân) để đo huyết áp động mạch đã được áp dụng rất rộngrãi. Hiện nay tuy đã có nhiều phương pháp hiện đại khác (siêu âm, đo biến đổi thểtích máu…) để đo huyết áp động mạch nhưng việc đo bằng huyết áp kế thôngthường vẫn là phương pháp đơn giản và thuận tiện nhất trong lâm sàng, mặc dù độchính xác còn bị hạn chế. Thường đo ở động mạch cánh tay (đặt bao bơm khí ép ở ngay trên nếpkhuỷu), trong những trường hợp đặc biệt có thể đo ở động mạch khoeo (đặt bao đoở ngay trên hõm khoeo). Cần đo cả hai chi để so sánh. + Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu): thường thay đổi theo tuổi, tuổi càngcao thì huyết áp tâm thu có xu hướng càng cao hơn. + Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương): thông thường bằng 1/2 huyết áptối đa + 10. + Huyết áp động mạch trung bình: được tính bằng công thức. HATĐ -HATT Huyết áp trung bình = HATT + -------------------- 2 (HATT: huyết áp tối thiểu; HATĐ: huyết áp tối đa) Trong các trường hợp động mạch bị cản trở hoặc tắc thì huyết áp của độngmạch đo ở dưới chỗ bị bệnh sẽ bị giảm xuống. ...