Danh mục

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong Dự án

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.01 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luật Xử lý vi phạm hành chính Xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) là biện pháp chế tài của Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính (VPHC) nhằm lập lại trật tự quản lý hành chính bị xâm hại, đồng thời ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Việc xử phạt được thực hiện bởi những người có thẩm quyền XPVPHC. Hiện nay, Dự án Luật XLVPHC - nhằm thay thế Pháp lệnh XLVPHC được ban hành năm 1989,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong Dự án Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong Dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính Xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) là biện pháp chế tài của Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính (VPHC) nhằm lập lại trật tự quản lý hành chính bị xâm hại, đồng thời ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Việc xử phạt được thực hiện bởi những người có thẩm quyền XPVPHC. Hiện nay, Dự án Luật XLVPHC - nhằm thay thế Pháp lệnh XLVPHC được ban hành năm 1989, từng bước được hoàn thiện qua 3 lần sửa đổi, bổ sung (1995, 2002, 2008) - đang được chỉnh lý trên cơ sở nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý. Dự kiến, Dự án Luật này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII. Quy định về thẩm quyền XPVPHC là một trong những nội dung quan trọng nhất của Luật XLVPHC trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh hiện hành, đồng thời có sự cập nhật, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Bài viết cung cấp thông tin về các quy định cụ thể liên quan đến thẩm quyền XPVPHC trong dự án Luật XLVPHC; đồng thời có sự phân tích, đánh giá để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định này. I. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt 1. Hiện nay, thẩm quyền XPVPHC đ ược quy định tại Chương IV Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008). Theo Pháp lệnh, có 75 chức danh có thẩm quyền XPVPHC gồm các cơ quan có thẩm quyền chung là Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp và các chức danh/cơ quan trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể như: công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, kiểm lâm, cơ quan thuế, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, cơ quan thi hành án dân sự, giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa, giám đốc cảng vụ hàng không và thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Năm 2008, Pháp lệnh năm 2002 được sửa đổi, bổ sung, bên cạnh việc giữ nguyên các quy định về cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt, đã sửa đổi hầu hết các điều của Chương IV theo hướng tăng thẩm quyền xử phạt tiền cho người có thẩm quyền xử phạt; đồng thời, bổ sung một số cơ quan, đơn vị và những người có thẩm quyền xử phạt để phù hợp với một số luật, pháp lệnh mới được thông qua và thực tiễn đấu tranh phòng, chống VPHC trong tình hình mới. Theo đó, Pháp lệnh năm 2008 đã bổ sung 4 điều (từ Điều 40a đến Điều 40d) vào Chương IV về thẩm quyền XLVPHC để quy định thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự (Điều 40a), người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Điều 40b), Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh và Thủ trưởng Cơ quan quản lý cạnh tranh (Điều 40c), Ủy ban Chứng khoán (Điều 40d). Như vậy, Pháp lệnh XLVPHC năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số chức danh thuộc các cơ quan có thẩm quyền xử phạt; quy định thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi VPHC gây ra của một số chức danh thuộc các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, theo hướng tăng thẩm quyền xử phạt tiền, nhất là với người có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ sở theo tinh thần Điều 14 sửa đổi về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước để giảm bớt tình trạng dồn việc lên cấp có thẩm quyền cao hơn để xử phạt, góp phần cải cách thủ tục h ành chính, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người vi phạm trong việc nộp phạt. 2. Trên cơ sở kế thừa hầu hết các chức danh có thẩm quyền xử phạt đã được quy định trong Pháp lệnh năm 20081, nội dung về thẩm quyền xử phạt trong Dự án Luật XLVPHC vẫn được quy định thành một chương riêng, từ Điều 40 đến Điều 57 của Chương II. Bên cạnh đó, Dự án Luật đã thay đổi tên gọi và bổ sung một số chức danh, đặc biệt là nâng thẩm quyền phạt tiền của tất cả các chức danh để phù hợp với mức phạt tối đa trong các lĩnh vực tại Điều 24 Dự án Luật, cụ thể là: 2.1. Thay đổi tên gọi và bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt để phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và đáp ứng yêu cầu thực tiễn: - Đối với ngành Công an nhân dân: thay đổi và bổ sung một số chức danh nh ư Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Tr ưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trên sông, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (Khoản 5 Điều 41), Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trưởng Cục theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường. - Đối với ngành Hải quan và ngành Thuế: Chức danh nhân viên thuế vụ, nhân viên hải quan đổi thành công chức thuế, công chức hải quan để bảo đảm nguyên tắc chỉ công chức mới là người được Nhà nước trao cho thẩm quyền xử phạt theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, bổ sung một số chức danh như Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan. - Đối với một số Cảng vụ thuộc ngành Giao thông vận tải: Bổ sung thẩm quyền của Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa bên cạnh chức danh Giám đốc các cảng trên để đáp ứng yêu cầu thực tiễn vì tại các địa điểm này, số lượng vụ vi phạm rất nhiều nhưng không phải lúc nào Giám đốc Cảng vụ cũng xử phạt được. Việc bổ sung thêm chức danh Trưởng đại diện Cảng vụ có thẩm quyền xử phạt sẽ góp phần tăng c ường an ninh trật tự nói chung, cảng vụ nói riêng. - Đối với lực lượng Cảnh sát biển: Bổ sung Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển, Trưởng phòng Pháp luật vùng Cảnh sát biển. - Đối với cơ quan Thi hành án dân sự: Trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện đổi thành Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh đổi thành Cục tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: