Danh mục

Thân phận các nhân vật chính trong 'Cánh đồng bất tận' nhìn từ lý thuyết chấn thương

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 418.45 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu văn học chấn thương là một hướng nghiên cứu đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới và thu được những kết quả khả quan. Ở Việt Nam, lý thuyết văn học chấn thương vẫn còn tương đối mới mẻ. Vì thế, việc cập nhật những vấn đề lý thuyết để áp dụng vào nghiên cứu các hiện tượng văn học cụ thể là rất cần thiết. Với nhận thức đó, ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những biểu hiện chấn thương trong tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và xem đây như một thể nghiệm cho hướng nghiên cứu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thân phận các nhân vật chính trong “Cánh đồng bất tận” nhìn từ lý thuyết chấn thươngTrường Đại học VinhTạp chí khoa học, Tập 46, Số 2B (2017), tr. 43-49THÂN PHẬN CÁC NHÂN VẬT CHÍNH TRONG CÁNH ĐỒNG BẤT TẬNNHÌN TỪ LÝ THUYẾT CHẤN THƢƠNGĐặng Hoàng OanhKhoa Sư phạm Ngữ Văn, Trường Đại học VinhNgày nhận bài 19/6/2017, ngày nhận đăng 26/8/2017Tóm tắt: Nghiên cứu văn học chấn thương là một hướng nghiên cứu đã được ápdụng rộng rãi trên thế giới và thu được những kết quả khả quan. Ở Việt Nam, lý thuyếtvăn học chấn thương vẫn còn tương đối mới mẻ. Vì thế, việc cập nhật những vấn đề lýthuyết để áp dụng vào nghiên cứu các hiện tượng văn học cụ thể là rất cần thiết. Vớinhận thức đó, ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những biểu hiện chấn thương trongtác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và xem đây như một thể nghiệmcho hướng nghiên cứu này.I. DẪN NHẬPTrong tiểu luận “Kinh nghiệm khôngđược khẳng định: chấn thương và nhữngkhả năng của lịch sử” (Unclaimedexperience: Trauma and the Possibility ofhistory), Cathy Caruth đã định nghĩa“chấn thương mô tả một kinh nghiệmchoáng ngợp về những sự kiện đột ngộthay thảm họa mà phản ứng đối với sựkiện đó thường xuất hiện dưới dạng ảogiác và các hiện tượng mang tính chấtxâm nhập thường bị trì hoãn và tái diễnmột cách không kiểm soát được” [2]. Rađời trong thế kỉ XX, gắn liền với nhữngsự kiện đau thương, những chấn độngkinh hoàng của nhân loại (hai cuộc đạichiến thế giới, nạn diệt chủng, các cuộckhủng bố…), lý thuyết chấn thương đãđưa lại một cái nhìn trực diện về nỗi đau,mất mát, ám ảnh quá khứ của con ngườitrước những biến động khủng khiếp củaxã hội, giải phẫu những cơn dư chấn tâmhồn trước sự áp chế tinh thần triền miên.Các công trình của Cathy Caruth,Dominick Lacapra, Kali Tal, AmosGoldberg... đã đưa lý thuyết chấn thươngtrở thành một khuynh hướng nghiên cứurộng rãi trên thế giới, thâu tóm được tinhthần của văn học chấn thương, thấy được.mối quan hệ giữa chấn thương và tự sự.Những diễn ngôn chấn thương từ xưa đếnnay luôn vang vọng thanh âm của cái tôiđầy thương tích, nơi đó chủ thể trần thuậtdiễn xuất lại vết thương của chính mình,khiến văn học thấm đẫm cảm thức hiệnsinh về kiếp người, về thân phận. Từ điểmnhìn ấy, rõ ràng Cánh đồng bất tận củaNguyễn Ngọc Tư cũng không nằm ngoàiđường biên của địa hạt này. Thiên truyệnngắn là dòng tự sự miên man buồn, làcảm xúc và suy tư của người trần thuật vềnhững số phận nổi trôi vô định trên khônggian sông nước mênh mông. Tuy nhiên,trong bề sâu kết cấu, yếu tố kết dính mạchtự sự cho văn bản, yếu tố tạo ra những cặpđối lập sinh nghĩa (không gian/con người,cái thiện/cái ác, lí trí/bản năng, đổ vỡ/tạolập…) chính là những thể nghiệm về chấnthương qua cái nhìn của người trần thuật.Đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật“tôi” trong truyện, tác phẩm cho thấy trảinghiệm của cá nhân về một thế giới chênhvênh, méo mó, hoang hoải, tàn nhẫn.Cánh đồng bất tận đưa lại những rungđộng sâu sắc trên hành trình giải mãnhững miền tăm tối nhất trong thế giớitinh thần của con người.Không có cốt truyện hấp dẫn, ít sựEmail: danghoangoanh86@gmail.com43Đ. H. Oanh / Thân phận các nhân vật chính trong “Cánh đồng bất tận” nhìn từ lý thuyết chấn thươngkiện, ít xung đột, Cánh đồng bất tận làdòng tâm trạng miên man với nỗi u buồncủa những kiếp sống lưu lạc. Tuy nhiên,sức lôi cuốn đối với người đọc lại chính làở chỗ đó. Không quá thiên về kĩ thuậtviết, ngược lại, cái chân chất, mộc mạctrong giọng văn, thế giới nghệ thuật ảmđạm, u ám, những con người phiêu dạtnhư những vệt xám… hóa ra lại có sứchấp dẫn kì lạ. Cũng không gian, conngười Nam Bộ, cũng những số phận màđộc giả có thể bắt gặp ở nhiều trang viếtcủa các nhà văn Nam Bộ, trong Cánhđồng bất tận, những “điển mẫu” ấy dườngnhư được lột xác, được làm mới, tạo cảmgiác vừa thân quen vừa xa lạ, vừa gần gụivừa xa xôi. Cái màn sương kí ức, suytưởng của người kể chuyện bao trùm,quện chặt sự kiện, khiến cho tính biênniên của câu chuyện bị bẻ gãy; khônggian thời gian nhòe mờ, bất định trongtrạng thái căng đầy của cảm giác; hiện tại- quá khứ chồng lấn, con người - cảnhtượng rời rạc. Cảm thức về chấn thươnglen lỏi trong tất thảy những “dữ kiện” củatruyện: một gia đình có vợ/mẹ bỏ đi theongười đàn ông khác; người cha cùng haicon dứt quê hương bản quán xuôi ghesống cuộc đời lênh đênh; một cô gái điếmbán thân nuôi miệng, bị đánh đập tànnhẫn; những người phụ nữ quên bổn phậnlàm mẹ, làm vợ, say mê cuộc tình vụngtrộm và bị bỏ rơi trong tủi nhục bẽ bàng;những đứa trẻ thiếu vắng tình thương,sống vất vưởng như cỏ dại, tâm hồn dịdạng… Gia đình tan đàn xẻ nghé, cuộcđời cá nhân bị va đập, gẫy vỡ, nhân cáchcon người đầy lỗ hổng... tất cả lại quyệndính vào nhau nhờ sự nhất quán của giọngđiệu và điểm nhìn của cái tôi trần thuật.Nhờ được khúc xạ qua điểm nhìn trầnthuật ấy mà biểu hiện chấn thương củacác nhân vật trong truyện như đượckhuếch đại, được nhân lên gấp bội. Ấn44tượng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: