Danh mục

Thân phận người phụ nữ dưới góc nhìn về chiến tranh của dương hướng trong bến không chồng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 75.01 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi viết tiểu thuyết Bến không chồng, Dương Hướng đã lấy bối cảnh đất nước ta vừa kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp và lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cùng với đó là nhịp sống nơi hậu phương của một làng quê ở vùng đồng bằng Bắc bộ có tên gọi là làng Đông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thân phận người phụ nữ dưới góc nhìn về chiến tranh của dương hướng trong bến không chồng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 63-69 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ DƯỚI GÓC NHÌN VỀ CHIẾN TRANH CỦA DƯƠNG HƯỚNG TRONG BẾN KHÔNG CHỒNG Trương Thị Kim Anh Khoa Sư phạm Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Khi viết tiểu thuyết Bến không chồng, Dương Hướng đã lấy bối cảnh đất nước ta vừa kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp và lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cùng với đó là nhịp sống nơi hậu phương của một làng quê ở vùng đồng bằng Bắc bộ có tên gọi là làng Đông. Làng Đông trong cái nhìn của Dương Hướng nó giống như một bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trong thời kì chiến tranh và sau chiến tranh. Nó bao bọc cả một thế hệ người phụ nữ chịu thương, chịu khó nơi đây với những nhân vật như Bà Nhân, Bà Khiên, Hạnh, Dâu, Cúc, Thắm, Hồng, Thoa,. . . Với cái tên Bến không chồng, Dương Hướng đã giúp cho người đọc hiểu được một phần nào đó về cuộc đời và số phận nghiệt ngã của những người phụ nữ nơi làng Đông. Từ khóa: Bến không chồng, Dương Hướng, thân phận người phụ nữ, góc nhìn về chiến tranh, người lính, số phận, bi kịch, tình yêu. 1. Mở đầu Mặc dù chiến tranh đã đi qua nhưng việc khai thác viết về đề tài chiến tranh, viết về số phận của những con người trong chiến tranh và sau chiến tranh không bao giờ ngừng nghỉ đối với các nhà văn, bởi vì chiến tranh là “điều còn lại và điều mãi mãi”. Đáng chú nhất ở một số tác giả, tác phẩm như Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Nguyễn Trọng Oánh với Đất trắng, Tô Nhuận Vỹ với Dòng sông phẳng lặng, Nguyễn Trí Huân với Chim én bay, Chu Lai với Vòng tròn bội bạc, v.v. . . và đặc biệt là Dương Hướng với Bến không chồng [5]. Nếu như ở Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh tập trung đi sâu vào phản ánh số phận tình yêu của con người trong chiến tranh, ở Đất trắng thì Nguyễn Trọng Oánh lại viết về sự phản bội lại đồng đội của con người trong chiến tranh, ở Vòng tròn bội bạc thì Chu Lai lại viết về số phận của những người lính trở về sau chiến tranh, còn ở Bến không chồng thì Dương Hướng lại tập trung khai thác số phận tình yêu và hạnh phúc của những phụ nữ ở Ngày nhận bài 11/11/2014. Ngày nhận đăng 2/02/2014. Liên lạc Trương Thị Kim Anh, e-mail: ttka83@gmail.com 63 Trương Thị Kim Anh hậu phương trong chiến tranh và sau chiến tranh. Bởi vì chiến tranh không chỉ mang đến những đau thương và mất mát cho người lính nơi tiền tuyến mà còn có cả những người phụ nữ nơi hậu phương. Đó là nỗi đau của những người vợ mất chồng, người mẹ mất con, người em gái mất anh trai, đặt biệt nhất là nỗi đau của những người con gái không tìm được hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân gia đình. Đây chính là điểm sáng trong Bến không chồng của Dương Hướng so với những tác giả khác khi nhìn lại cuộc chiến tranh đã đi qua. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thân phận người phụ nữ dưới góc nhìn về chiến tranh của Dương Hướng trong Bến không chồng 2.1.1. Thân phận những người làm vợ, làm mẹ trong Bến không chồng Bến không chồng, chỉ với một cái tên thôi thì chưa thể đánh giá hết được giá trị to lớn mà cuốn tiểu thuyết này đem lại cho người đọc. Điều đó nó phải được đào sâu và tìm hiểu qua từng nhân vật gắn liền với từng hoàn cảnh, từng số phận khác nhau, thì khi đó người đọc mới thấy hết được giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Cuốn tiểu thuyết được bắt đầu với hình ảnh người lính chiến thắng trở về sau cuộc kháng chiến chống Pháp, đó là Nguyễn Vạn – một người con sinh ra và lớn lên ở làng Đông. Nguyễn Vạn trở về với một niềm tự hào trên ngực rung rinh, lấp lánh những tấm huy chương, nhưng Nguyễn Vạn lại mang về cho bà Nhân một nỗi đau vô cùng to lớn, đó là tin chồng bà đã hi sinh ngoài mặt trận. Khi nghe tin này, bà Nhân “thấy mình như đang ở một thế giới khác, mọi cảnh vật quanh chị đều nhuốm màu chết chóc” [5;21]. Bà Nhân không như những “chinh phụ” ngày xưa khi tiễn chồng đi chinh chiến là cùng chung một giấc mộng với “chinh phu” là lập được nhiều công trạng ở ngoài mặt trận đề được “cái ấn phong hầu”. Ở bà chỉ mong một điều duy nhất là kết thúc chiến tranh và chồng bà trở về để bà được “làm vợ” như đúng nghĩa của nó chứ không mong gì chức tước cả, vì thế “mấy đêm nay chị liên tục mơ thấy chồng về, anh ấy cứ lặng lẽ đứng bên giường chị mà chẳng nói gì cả” [5;22]. Nhưng không, chồng bà đã mãi mãi không về, chồng bà chỉ về trong giấc mơ, trong sự khao khát được “đè” lên, được làm một cái “bến có chồng” chứ không phải làm một cái bến không chồng trong sự đau đớn của bà: “Chồng chị nhảy bổ lên giường đè sấn lên người chị, chị thấy mình chìm nghỉm xuống vực thẳm, chân t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: