Danh mục

Thận trọng khi dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.86 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong điều trị tiêu chảy việc bù nước và điện giải là việc làm cần thực hiện đầu tiên. Thường bù nước bằng đường uống, cần thiết mới dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch nhưng phải được bác sĩ chỉ định và thực hiện với sự theo dõi của nhân viên y tế. Chỉ dùng kháng sinh khi bệnh nhân có các triệu chứng nhiễm khuẩn và phải do thầy thuốc chỉ định. Cần chọn đúng loại kháng sinh với liều thích hợp. Các loại thuốc có tác dụng hấp phụ, thuốc giảm nhu động ruột cũng có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thận trọng khi dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy Thận trọng khi dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy Trong điều trị tiêu chảy việc bù nước và điện giải là việc làm cầnthực hiện đầu tiên. Thường bù nước bằng đường uống, cần thiết mớidùng đường tiêm truyền tĩnh mạch nhưng phải được bác sĩ chỉ định vàthực hiện với sự theo dõi của nhân viên y tế. Chỉ dùng kháng sinh khibệnh nhân có các triệu chứng nhiễm khuẩn và phải do thầy thuốc chỉđịnh. Cần chọn đúng loại kháng sinh với liều thích hợp. Các loại thuốc có tác dụng hấp phụ, thuốc giảm nhu động ruột cũngcó thể dùng trong điều trị tiêu chảy nhưng nếu dùng sớm sẽ rất có hại vì chấtđộc và vi khuẩn bị giữ lại trong cơ thể, tăng thời gian tiếp xúc của cơ thể vớitác nhân gây bệnh, làm bệnh nặng thêm. Chỉ nên dùng các loại thuốc này sau24 giờ bù nước điện giải mà số lần tiêu chảy vẫn không giảm. Riêng các thuốc làm giảm nhu động ruột, không dùng cho những bệnhnhân có triệu chứng nhiễm khuẩn hoặc viêm loét đường tiêu hóa, trẻ emdưới 2 tuổi. Các thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị tiêu chảy Tetraxyclin: Có tác dụng tốt với tiêu chảy do Vibrio cholerae. Nênuống thuốc một giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau ăn (sữa và thức ăn ảnhhưởng đến hấp thu của thuốc). Nên uống thuốc với nhiều nước (uống cốc to)để tránh kích ứng thực quản, uống thuốc ở tư thế đứng, không nên nằm ngaysau khi uống thuốc. Không dùng chung với penicillin, thuốc giảm đauopioid, vitamin nhóm B, các thuốc có ion kim loại như calci, magiê,mangan, nhôm, sắt... Không dùng tetraxyclin cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻem dưới 8 tuổi (gây biến màu răng vĩnh viễn, ảnh hưởng tới sự phát triển củaxương). Khi dùng thuốc dài ngày cần thực hiện các xét nghiệm định kỳ đánhgiá chức năng gan, thận và tạo huyết. Cotrimoxazol: Hỗn hợp sulfamethoxazol và trimethoprim (tỷ lệ 5/1).Thuốc ức chế 2 giai đoạn liên tiếp của chuyển hóa axit folic, có tác dụng diệtvi khuẩn. Thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng, suy gan nặng, trẻ emdưới 2 tuổi. Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, thiếu máuhồng cầu do thiếu axit folic. Tác dụng không mong muốn: về đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, viêmlưỡi), về da: ngứa, ngoại ban, phản ứng thường nhẹ, nhưng có khi rất nặngcó thể gây chết (hội chứng Lyell). Khi có rối loạn ngoài da, máu, cần ngừngdùng thuốc ngay. Neomycin: thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 250mg-500mg,hỗn dịch, thuốc tra mắt, mỡ tra mắt. Thuốc có độc tính cao nên phải dùng rấtthận trọng đối với những bệnh nhân bị bệnh ở gan, thận, thính lực giảm.Không dùng cho bệnh nhân tắc ruột, có tổn thương ở niêm mạc tiêu hóa, trẻem dưới một tuổi, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, những người mẫncảm với thuốc. Cần theo dõi chức năng thận và thính giác. Không uống quá 4 ngày. Ciprofloxacin: Kháng sinh nhóm quinolon có dạng uống (viên nén100mg, 150mg, 200mg, 300mg, 400mg, 500mg, 750mg, viên nang 200mg),thuốc đạn (500mg), thuốc tiêm (200mg/100ml, 100mg/50ml, 100mg/10ml),thuốc nhỏ mắt 0,3%. Thuốc hấp thụ nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hóa. Thứcăn và thuốc chống toan làm ảnh hưởng hấp thu của thuốc. Thuốc có tác dụngvới các vi khuẩn gây bệnh đường ruột nhưng cần dùng đúng bệnh, đúng liềuđể tránh kháng thuốc. Không dùng cho người mang thai và đang cho con bú.Không dùng cho trẻ dưới 14 tuổi (thuốc gây thoái hóa sụn ở trẻ đang lớn),người mẫn cảm với thuốc. Thận trọng dùng thuốc đối với người cao tuổi,người bị động kinh, người bị thương tổn thần kinh trung ương. Nên uốngthuốc 2 giờ sau bữa ăn, uống nhiều với nước. Sau khi uống thuốc 2 giờ mớidùng thuốc chống toan dạ dày. Không dùng đồng thời ciprofloxacin với thuốc có nhôm, magiê, sắt,kẽm, sucrafat, theophyllin, thuốc gây độc tế bào (cyclophosphamid) vìnhững thuốc này làm giảm hấp thụ thuốc ciprofloxacin. Cần lưu ý: Những người điều khiển phương tiện giao thông, máymóc: thuốc có thể làm giảm khả năng điều khiển, vận hành máy. Tác dụngkhông mong muốn: về đường tiêu hóa (buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đaubụng, đầy hơi), hệ thần kinh (chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi) đôi khi ảnhhưởng đến giác quan, tim mạch, đến việc tạo máu. Norfloxacin: Kháng sinh nhóm quinolon có dạng uống (viên nén200mg-400mg) dung dịch tra mắt 0,3%. Thuốc có tác dụng với bệnh nhânmắc các bệnh tiêu chảy, lỵ trực khuẩn. Cần thận trọng với bệnh nhân thiểunăng về gan, suy thận, người cao tuổi, người bị bệnh động kinh hay rối loạnthần kinh trung ương. Không dùng trong các trường hợp mang thai, đangcho con bú, trẻ em đang lớn (gây thoái hóa khớp ở người chưa trưởngthành). Uống thuốc một giờ trước khi ăn, hoặc 2 giờ sau khi ăn với nhiềunước. Trong ngày phải uống thêm nhiều nước để có thể đào thải nước tiểu từ1.200ml-1.500ml mỗi ngày. Metronidazol: Là thuốc kháng khuẩn có phổ rộng trên động vậtnguyên sinh. Thuốc có dạng uốn ...

Tài liệu được xem nhiều: