Danh mục

Thắng cảnh Vũng Tàu

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.40 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Thắng cảnh Vũng Tàu sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc các danh lam thắng cảnh, địa chỉ du lịch nổi tiếng ở Bà Rịa - Vũng Tàu như Núi Nứa, di tích nhà Lớn – đền ông trần, Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu, Thích Ca Phật Đài, Núi Lớn, Bãi Dâu, Bãi Trước,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thắng cảnh Vũng Tàu BÀ RỊA – VŨNG TÀU Trần Huy Hùng CườngBà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh duyên hải thuộc miền Đông Nam bộ, là mộttrong ba tỉnh của miền Nam tiếp giáp với phần đất của miền Trung tổquốc là tỉnh Bình Thuận về phía đông. Phía nam và đông nam của tỉnhgiáp biển Đông, với chiều dài bờ biển 100 km, trong đó có 72 km là bãicát có thể khai thác làm bãi tắm. Phần đất liền giáp với Đồng Nai ở phíabắc và một huyện duyên hải của thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây. Vùngđất này được xem là nơi đón nhận đoàn quân Nam tiến đầu tiên từ haimiền Trung và Bắc vào khai hoang, lập làng.Trước năm 1979, Vũng Tàu thuộc tỉnh Đồng Nai. Sau đó được gọi là ĐặcKhu Vũng Tàu Côn Đảo. Từ ngày 08/10/1991, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàuđược thành lập. Hiện nay, tổng diện tích của tỉnh có khoảng 1.979 km2.Địa hình gồm đồi, núi, đồng bằng nhỏ, các đồi cát và dải cát dọc theo bờbiển. Thềm lục địa của tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi chứađựng hai nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước là dầu mỏ và hải sản.Dân số đạt khoảng 885.000 người, gồm có các dân tộc đang sinh sốngnhư Kinh, Hoa và Khmer. Thành phố Vũng Tàu là trung tâm hành chínhcủa tỉnh, được thành lập cách nay 110 năm với danh hiệu thành phố dulịch đầu tiên của cả nước, nơi có nhiều bãi tắm đẹp và nhiều thắng cảnhtham quan, các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa bên cạnh núi Nhỏ vànúi Lớn.Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu còn có các khu du lịch nổi tiếng thu hút rấtnhiều khách du lịch trong nước và quốc tế từ nhiều năm nay như bãi biểnLong Hải, suối nước Nóng Bình Châu, bãi biển Hồ Cốc và Côn Đảo….Kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu rất phong phú. Bên cạnh việc khai thác du lịch,biển vẫn là tiềm năng vô tận để phát triển nghề đánh bắt hải sản của BàRịa – Vũng Tàu. Phước Tỉnh được xem là cảng cá lớn nhất của tỉnh, có thểcung cấp nguồn hải sản cho thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thànhkhác thuộc miền Đông Nam bộ và miền Trung. Nghề sản xuất muối cũnglà một nghề truyền thống lâu đời ở Bà Rịa.Là vùng đất đầu tiên tiếp nhận người Việt từ miền Trung và Bắc vào, là nơitiếp giáp với mảnh đất miền Trung nên Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là nơi 1giao thoa, kết hợp hài hòa nền văn hóa của dân tộc cả ba miền Bắc –Trung – Nam. Các loại hình âm nhạc, các lễ hội truyền thống được ngườiViệt mang theo trong quá trình tiến về phương Nam mở đất, hòa quyệnvào nét văn hóa của người dân bản địa tạo nên một sắc thái văn hóa mớihình thành một nền văn hóa đầy bản sắc dân tộc.+Km 43: núi Thị Vải. Tương truyền có người cô gái con nhà họ Lê, giàu cónhưng lỡ thì. Sau khi cha mẹ mất, nàng mới lập gia đình. Sống với nhautrong thời gian ngắn thì chồng chết, nàng quyết định đi tu và lập một amnhỏ ở đỉnh núi này, nên ngừoi dân gọi là núi Thị Vãi hay núi Bà Vãi.+Km 54: núi Dinh+Km 57: ngã ba, quẹo phải, qua cầu Ba Nanh, tiếp tục đi vào khoảng nămkm đến núi Nứa và khu di tích Nhà Lớn – đền ông Trần.NÚI NỨANúi Nứa thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. Quần thể núi Nứanằm ở phía đông của đảo, dài hơn sáu km. Chiều ngang có nơi rộng nhấtkhoảng hai km. Quần thể núi Nứa chiếm gần 1/3 diện tích của đảo.Đây là đoạn cuối cùng của dãy núi Phước Hòa nhô ra biển. Nơi đây cónhững tảng đá lớn với nhiều hình dáng và nhiều cột đá chọc thẳng lên trời.Quần thể núi Nứa có ba đỉnh, cao nhất là đỉnh Bà Trao 183 mét, đỉnh HốRồng 120 mét và đỉnh Hố Vông ở phía nam cao trên 100 mét.Trên đỉnh Bà Trao có một cột đá cao năm mét, có tên là Hòn Một. Trongkhu vực này còn có hai khối đá dài bắc ngang tựa như con tàu biển, nênđược gọi là Hòn Tàu. Dưới chân quần thể núi Nứa có hồ Mang Cá chứanước ngọt, có trồng nhiều sen, tỏa hương thơm ngát ở phía tây và đềnông Trần ở phía đông.DI TÍCH NHÀ LỚN – ĐỀN ÔNG TRẦNDi tích nhà Lớn – đền ông Trần là một khu di tích kiến trúc bề thế, tọa lạctại thôn 5, thuộc xã đảo Long Sơn – thành phố Vũng Tàu. Ông Trần làngười sáng lập ra một tín ngưỡng và thành lập khu dân cư ấp Bà Trao tạiđảo Long Sơn từ năm 1898. Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, là một tínđồ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi, An Giang.Nhưng người dân thích gọi theo kiểu miền Nam, ông Trần, vì ông hay ởtrần khi lao động nặng nhọc. 2Năm 1898, ông Trần cùng đoàn người trên năm chiếc thuyền lớn đã cậpbến cù lao Núi Nứa, trên hành trình trốn chạy cuộc truy nã của giặc Phápvì tội tham gia lực lượng khởi nghĩa. Đảo Long Sơn ngày ấy rất hoangvắng, xung quanh là rừng ngập mặn, ông đã ra sức phát quang tạo ruộnglập ấp, khai thác gỗ và đánh bắt hải sản để đoàn người được tồn tại vàhình thành một cộng đồng dân cư trên đảo cho đến nay.Tín ngưỡng ở đền ông Trần kết hợp nhiều tôn giáo khác nhau như đạoPhật, Nho giáo, đạo thờ ông bà tổ tiên…. Tất cả các vị Phật, thánh thầncủa các tôn giáo đều được thờ cúng trong nhà ...

Tài liệu được xem nhiều: