Thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địch trên cây ổi tại Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Điều tra thành phần loài của côn trùng gây hại và thiên địch trên cây ổi tại Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội đã xác định được 22 loài thuộc 15 họ, 8 bộ: Bộ cánh cứng có số lượng loài nhiều nhất với 7 loài, chiếm 31,83%, các bộ khác sắp xếp lần lượt như sau: Bộ cánh vảy, bộ cánh đều và bộ hai cánh có số lượng loài là 3, chiếm tỷ lệ 13,64%; bộ cánh thẳng và bộ cánh tơ có số lượng 2 loài, chiếm tỷ lệ 9,09%; bộ cánh nửa và bộ cánh màng có số lượng loài ít nhất với 1 loài, chiếm tỷ lệ 4,55%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địch trên cây ổi tại Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội Bùi Minh Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 63 - 68 THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY ỔI TẠI ĐÔNG DƯ, GIA LÂM, HÀ NỘI Bùi Minh Hồng1*, Phạm Thị Việt Chinh2 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Trung học cơ sở Thành Công, Ba Đình, Hà Nội 2 TÓM TẮT Điều tra thành phần loài của côn trùng gây hại và thiên địch trên cây ổi tại Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội đã xác định được 22 loài thuộc 15 họ, 8 bộ: Bộ cánh cứng có số lượng loài nhiều nhất với 7 loài, chiếm 31,83%, các bộ khác sắp xếp lần lượt như sau: Bộ cánh vảy, bộ cánh đều và bộ hai cánh có số lượng loài là 3, chiếm tỷ lệ 13,64%; bộ cánh thẳng và bộ cánh tơ có số lượng 2 loài, chiếm tỷ lệ 9,09%; bộ cánh nửa và bộ cánh màng có số lượng loài ít nhất với 1 loài, chiếm tỷ lệ 4,55%. Bộ cánh vảy, bộ cánh cứng và cánh đều có số lượng họ nhiều nhất (3 họ) chiếm tỷ lệ 20,00%. Bộ hai cánh có 2 họ chiếm tỷ lệ 13,33%. Bộ cánh tơ, bộ cánh nửa và bộ cánh thẳng, bộ cánh màng có số lượng thấp nhất (1 họ) chiếm tỷ lệ 6,67%. Thành phần loài thiên địch có 8 loài thuộc 3 bộ, trong đó bộ cánh cứng có số lượng loài nhiều nhất với 5 loài chiếm tỷ lệ 31,82%, bộ cánh màng có số lượng ít nhất 1 loài chiếm tỷ lệ 4,55%. Vật mồi của các loài thiên địch sử dụng làm thức ăn là các loài rệp muội, sâu non, nhện nhỏ và các loại trứng của côn trùng (Aphis gossypii, Tetranychus urticae, Aleurodicus sp.; Rastrococcus truncatispinus; Trứng của các loài Syrphus ribesii, Episyrphus balteatus). Từ khóa: thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địch, cây ổi, Gia Lâm, Hà Nội ĐẶT VẤN ĐỀ* Cây ổi (Psidium guyjava L.,) thuộc họ (Myrtaceae). Ổi là một loại cây ăn quả, có chiều cao từ 3- 6 m. Thân và cành nhỏ, vỏ nhẵn. Kiểu lá mọc đối, hình bầu dục, cuống ngắn, lông mịn ở mặt dưới phiến lá. Hoa ổi có màu trắng đục, phát triển từ kẽ lá. Quả ổi tròn, mọng, có vỏ dày màu xanh bao ngoài chứa nhiều vitamin C [7]. Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng nhận thấy ổi có hàm lượng các vitamin A, C, acid béo omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ. Vitamin C tập trung cao nhất ở phần vỏ ngoài, càng gần lớp vỏ ngoài, lượng vitamin càng cao. Quả ổi ít calorit và chứa hoạt chất quercetin có đặc tính chống oxy hoá, kháng viêm. Đặc biệt tốt cho những người mắc các bệnh suyễn, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lở loét, ung thư [7]. Ở Việt Nam, ổi là cây ăn quả quen thuộc và quan trọng trong đời sống người dân khắp các vùng miền. Ổi được trồng ở hầu hết các địa phương, từ vùng đồng bằng đến đồi núi, từ Bắc vào Nam trừ vùng cao trên 1500 m. Ở * Tel: 0904 314869, Email: bui_minhhong@yahoo.com miền Bắc, một số tỉnh nổi tiếng trồng ổi như: tỉnh Hải Dương có huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Hà; Hà Nội có huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Hoài Đức, Gia Lâm... [7]. Theo Nguyễn Văn Tuất và cộng sự (2015) [3] đã đi sâu nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của 4 giống ổi (ổi Đào, ổi Đài Loan 1, ổi Đài loan 2, ổi Đông Dư) được trồng hiện nay ở miền Bắc Việt Nam cho thấy giống ổi Đông Dư và giống ổi Đài Loan 1 cho hiệu quả kinh tế cao là 15 tấn/ha và 18,5 tấn/ha. Mặc dù diện tích và sản lượng tăng nhưng trong quá trình trồng trọt có rất nhiều loài côn trùng và nhện gây hại làm giảm năng suất và chất lượng quả, để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành điều tra và đánh giá thành phần loài côn trùng có trên cây ổi và mức độ đa dạng của chúng và làm cơ sở khoa học cho việc phòng trừ chúng đạt hiệu quả cao để tăng sản lượng ổi sạch trong mô hình sản xuất Viet GAP. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và thời gian nghiên cứu Điều tra trên 3 thôn Hạ, Thượng, Thuận Phú, Gia Lâm. 63 Bùi Minh Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Đợt 1: Từ ngày 1/06/2017 đến ngày 8/6/2017. Đợt 2: Từ ngày 10/8/2017 đến ngày 17/8/2017. 187(11): 63 - 68 Mẫu vật được bảo quản tại Bộ môn Động vật học, khoa Sinh học Đại học Sư phạm Hà Nội. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đợt 3: Từ ngày 06/12/2017 đến ngày 08/12/2017. Thành phần loài côn trùng trên cây ổi tại Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội Đợt 4: Từ ngày 20/01/2018 đến ngày 22/01/2018. Chúng tôi tiến hành điều tra thành phần loài côn trùng trên cây ổi tại ba địa điểm nghiên cứu: Đông Dư Thượng, Đông Dư Hạ, Thuận Phú thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, kết quả được trình bày ở bảng 1. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành điều tra thành phần côn trùng theo phương pháp của QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT, như sau [1]: Mỗi khu vực chọn 3 vườn làm đại diện điều tra. Ở mỗi vườn điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây, mỗi điểm cách nhau 25 m. Ở tại điểm điều tra trước hết tiến hành quan sát bằng mắt để phát hiện côn trùng có trên cây, hoạt động của chúng. Quan sát khoảng 30 phút và bắt bằng tay hoặc vợt đối với các cá thể côn trùng xuất hiện tại các hốc cây, rễ cây, thân cây, tán lá và cây con có chiều cao từ 1,2 đến 1,5 m trong điểm lấy mẫu. Sau đó, tiến hành bảo quản mẫu côn trùng trong các lọ có chứa cồn 70o, ghi nhãn cho từng ô mẫu. Mẫu vật thu thập được qua các lần điều tra được phân tích và đo đếm kích thước, mô tả hình thái, chụp ảnh, làm mẫu và xác định tên khoa học. Mẫu vật của các loài thuộc bộ cánh cứng, cánh thẳng, cánh tơ, cánh màng, cánh đều và hai cánh thu bắt con trưởng thành ở ngoài đồng ruộng về phòng thí nghiệm đo đếm kích thước, mô tả đặc điểm hình thái, xác định tên khoa học, sau đó mẫu được sấy khô và tiến hành làm mẫu và bảo quản mẫu. Đối với các loài thuộc bộ cánh vảy thu thập các con sâu non mang về phòng thí nghiệm nuôi và theo dõi đến khi chúng vào nhộng và vũ hóa thành con trưởng thành tiến hành phân tích và định loại mẫu vật. Định loại côn trùng đến loài theo hệ thống phân loại chuyên khảo của tác giả Charles et al., (2005) [4]. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các bản mô tả, ảnh, hình vẽ của các tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh và cộng sự (2010) [2]. 64 Kết quả cho thấy thành phần côn trùng trên cây ổi gồm 22 loài thuộc 15 họ của 8 bộ: Bộ cánh đều (Homoptera), Bộ cánh nửa (Hemiptera), Bộ cánh cứng (Coleoptera), Bộ cánh thẳng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địch trên cây ổi tại Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội Bùi Minh Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 63 - 68 THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY ỔI TẠI ĐÔNG DƯ, GIA LÂM, HÀ NỘI Bùi Minh Hồng1*, Phạm Thị Việt Chinh2 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Trung học cơ sở Thành Công, Ba Đình, Hà Nội 2 TÓM TẮT Điều tra thành phần loài của côn trùng gây hại và thiên địch trên cây ổi tại Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội đã xác định được 22 loài thuộc 15 họ, 8 bộ: Bộ cánh cứng có số lượng loài nhiều nhất với 7 loài, chiếm 31,83%, các bộ khác sắp xếp lần lượt như sau: Bộ cánh vảy, bộ cánh đều và bộ hai cánh có số lượng loài là 3, chiếm tỷ lệ 13,64%; bộ cánh thẳng và bộ cánh tơ có số lượng 2 loài, chiếm tỷ lệ 9,09%; bộ cánh nửa và bộ cánh màng có số lượng loài ít nhất với 1 loài, chiếm tỷ lệ 4,55%. Bộ cánh vảy, bộ cánh cứng và cánh đều có số lượng họ nhiều nhất (3 họ) chiếm tỷ lệ 20,00%. Bộ hai cánh có 2 họ chiếm tỷ lệ 13,33%. Bộ cánh tơ, bộ cánh nửa và bộ cánh thẳng, bộ cánh màng có số lượng thấp nhất (1 họ) chiếm tỷ lệ 6,67%. Thành phần loài thiên địch có 8 loài thuộc 3 bộ, trong đó bộ cánh cứng có số lượng loài nhiều nhất với 5 loài chiếm tỷ lệ 31,82%, bộ cánh màng có số lượng ít nhất 1 loài chiếm tỷ lệ 4,55%. Vật mồi của các loài thiên địch sử dụng làm thức ăn là các loài rệp muội, sâu non, nhện nhỏ và các loại trứng của côn trùng (Aphis gossypii, Tetranychus urticae, Aleurodicus sp.; Rastrococcus truncatispinus; Trứng của các loài Syrphus ribesii, Episyrphus balteatus). Từ khóa: thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địch, cây ổi, Gia Lâm, Hà Nội ĐẶT VẤN ĐỀ* Cây ổi (Psidium guyjava L.,) thuộc họ (Myrtaceae). Ổi là một loại cây ăn quả, có chiều cao từ 3- 6 m. Thân và cành nhỏ, vỏ nhẵn. Kiểu lá mọc đối, hình bầu dục, cuống ngắn, lông mịn ở mặt dưới phiến lá. Hoa ổi có màu trắng đục, phát triển từ kẽ lá. Quả ổi tròn, mọng, có vỏ dày màu xanh bao ngoài chứa nhiều vitamin C [7]. Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng nhận thấy ổi có hàm lượng các vitamin A, C, acid béo omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ. Vitamin C tập trung cao nhất ở phần vỏ ngoài, càng gần lớp vỏ ngoài, lượng vitamin càng cao. Quả ổi ít calorit và chứa hoạt chất quercetin có đặc tính chống oxy hoá, kháng viêm. Đặc biệt tốt cho những người mắc các bệnh suyễn, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lở loét, ung thư [7]. Ở Việt Nam, ổi là cây ăn quả quen thuộc và quan trọng trong đời sống người dân khắp các vùng miền. Ổi được trồng ở hầu hết các địa phương, từ vùng đồng bằng đến đồi núi, từ Bắc vào Nam trừ vùng cao trên 1500 m. Ở * Tel: 0904 314869, Email: bui_minhhong@yahoo.com miền Bắc, một số tỉnh nổi tiếng trồng ổi như: tỉnh Hải Dương có huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Hà; Hà Nội có huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Hoài Đức, Gia Lâm... [7]. Theo Nguyễn Văn Tuất và cộng sự (2015) [3] đã đi sâu nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của 4 giống ổi (ổi Đào, ổi Đài Loan 1, ổi Đài loan 2, ổi Đông Dư) được trồng hiện nay ở miền Bắc Việt Nam cho thấy giống ổi Đông Dư và giống ổi Đài Loan 1 cho hiệu quả kinh tế cao là 15 tấn/ha và 18,5 tấn/ha. Mặc dù diện tích và sản lượng tăng nhưng trong quá trình trồng trọt có rất nhiều loài côn trùng và nhện gây hại làm giảm năng suất và chất lượng quả, để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành điều tra và đánh giá thành phần loài côn trùng có trên cây ổi và mức độ đa dạng của chúng và làm cơ sở khoa học cho việc phòng trừ chúng đạt hiệu quả cao để tăng sản lượng ổi sạch trong mô hình sản xuất Viet GAP. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và thời gian nghiên cứu Điều tra trên 3 thôn Hạ, Thượng, Thuận Phú, Gia Lâm. 63 Bùi Minh Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Đợt 1: Từ ngày 1/06/2017 đến ngày 8/6/2017. Đợt 2: Từ ngày 10/8/2017 đến ngày 17/8/2017. 187(11): 63 - 68 Mẫu vật được bảo quản tại Bộ môn Động vật học, khoa Sinh học Đại học Sư phạm Hà Nội. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đợt 3: Từ ngày 06/12/2017 đến ngày 08/12/2017. Thành phần loài côn trùng trên cây ổi tại Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội Đợt 4: Từ ngày 20/01/2018 đến ngày 22/01/2018. Chúng tôi tiến hành điều tra thành phần loài côn trùng trên cây ổi tại ba địa điểm nghiên cứu: Đông Dư Thượng, Đông Dư Hạ, Thuận Phú thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, kết quả được trình bày ở bảng 1. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành điều tra thành phần côn trùng theo phương pháp của QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT, như sau [1]: Mỗi khu vực chọn 3 vườn làm đại diện điều tra. Ở mỗi vườn điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây, mỗi điểm cách nhau 25 m. Ở tại điểm điều tra trước hết tiến hành quan sát bằng mắt để phát hiện côn trùng có trên cây, hoạt động của chúng. Quan sát khoảng 30 phút và bắt bằng tay hoặc vợt đối với các cá thể côn trùng xuất hiện tại các hốc cây, rễ cây, thân cây, tán lá và cây con có chiều cao từ 1,2 đến 1,5 m trong điểm lấy mẫu. Sau đó, tiến hành bảo quản mẫu côn trùng trong các lọ có chứa cồn 70o, ghi nhãn cho từng ô mẫu. Mẫu vật thu thập được qua các lần điều tra được phân tích và đo đếm kích thước, mô tả hình thái, chụp ảnh, làm mẫu và xác định tên khoa học. Mẫu vật của các loài thuộc bộ cánh cứng, cánh thẳng, cánh tơ, cánh màng, cánh đều và hai cánh thu bắt con trưởng thành ở ngoài đồng ruộng về phòng thí nghiệm đo đếm kích thước, mô tả đặc điểm hình thái, xác định tên khoa học, sau đó mẫu được sấy khô và tiến hành làm mẫu và bảo quản mẫu. Đối với các loài thuộc bộ cánh vảy thu thập các con sâu non mang về phòng thí nghiệm nuôi và theo dõi đến khi chúng vào nhộng và vũ hóa thành con trưởng thành tiến hành phân tích và định loại mẫu vật. Định loại côn trùng đến loài theo hệ thống phân loại chuyên khảo của tác giả Charles et al., (2005) [4]. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các bản mô tả, ảnh, hình vẽ của các tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh và cộng sự (2010) [2]. 64 Kết quả cho thấy thành phần côn trùng trên cây ổi gồm 22 loài thuộc 15 họ của 8 bộ: Bộ cánh đều (Homoptera), Bộ cánh nửa (Hemiptera), Bộ cánh cứng (Coleoptera), Bộ cánh thẳng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thành phần loài côn trùng gây hại Thành phần loài thiên địch Psidium guyjava L. Aphis gossypii Tetranychus urticaeTài liệu liên quan:
-
4 trang 120 0 0
-
Sử dụng hàm Loga siêu việt để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
11 trang 109 0 0 -
11 trang 106 0 0
-
8 trang 97 0 0
-
6 trang 92 0 0
-
Cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh liên minh Châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi
11 trang 68 0 0 -
4 trang 65 0 0
-
Bàn về chủ nghĩa tối giản trong văn học
7 trang 56 0 0 -
Vài nét về giáo dục và khoa bảng ở Thái Nguyên thời phong kiến
6 trang 39 0 0 -
10 trang 36 0 0