Thành phần loài và sự phát sinh, phát triển của một số sâu chính hại rau họ cải (brassicaceae) ở hợp tác xã Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 172.84 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo nghiên cứu thành phần loài và sự phát sinh, phát triển của một số sâu chính hại rau họ Cải (Brassicaceae) tại hợp tác xã (HTX) Tân Lập, huyện Đan Phượng Hà Nội trong 2 năm 2008 và 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở vụ đông năm 2008 đã phát hiện được 17 loài sâu hại thuộc 12 họ, 6 bộ. Ở vụ xuân năm 2009 chỉ phát hiện được 14 loài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài và sự phát sinh, phát triển của một số sâu chính hại rau họ cải (brassicaceae) ở hợp tác xã Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2012, Vol. 57, No. 3, pp. 119-127 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ SÂU CHÍNH HẠI RAU HỌ CẢI (BRASSICACEAE) Ở HỢP TÁC XÃ TÂN LẬP, ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI Vũ Văn Hiển(∗) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vũ Thị Tú Lan Trường THPT Đan Phượng, Hà Nội (∗) E-mail: hienvv@hnue.edu.vn Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu thành phần loài và sự phát sinh, phát triển của một số sâu chính hại rau họ Cải (Brassicaceae) tại hợp tác xã (HTX) Tân Lập, huyện Đan Phượng Hà Nội trong 2 năm 2008 và 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở vụ đông năm 2008 đã phát hiện được 17 loài sâu hại thuộc 12 họ, 6 bộ. Ở vụ xuân năm 2009 chỉ phát hiện được 14 loài. Những loài sâu chính hại rau họ Cải ở HTX Tân Lập là sâu tơ (Plutella xylostella Linn.), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linn.), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabr.) và rệp muội (Brevicorne brassicae Linn.). Sâu tơ có 2 đỉnh cao mật độ vào giai đoạn bắp cải trải lá bàng (25 - 30 ngày sau khi trồng) và giai đoạn bắp cải cuốn (45 - 50 ngày sau khi trồng). Sâu xanh bướm trắng có 2 đinh cao mật độ vào 10 - 15 ngày và 45 - 50 ngày sau khi trồng bắp cải. Sâu khoang chỉ có 1 đỉnh cao mật độ khi bắp cải cuốn. Bọ nhảy có hai đỉnh cao mật độ vào 10 - 15 ngày và 25 - 30 ngày sau khi gieo hạt cải ngọt. Đỉnh cao mật độ của rệp muội rơi vào 15 - 20 ngày và 35 - 40 ngày sau khi gieo cải bẹ. Từ khóa: Thành phần loài, sâu hại, họ Cải (Brassicaceae).1. Mở đầu Rau họ Cải (Brassicaceae) bao gồm nhiều loài và biến chủng khác nhau đượcsử dụng làm thực phẩm. Những cây rau thuộc họ này có hàm lượng dinh dưỡng cao,đặc biệt là đường, chất khoáng Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP và đặc biệt là vitaminC. Rau thuộc họ Cải chiếm khoảng 50% tổng sản lượng rau ở nước ta. Đặc điểmcủa cây rau họ Cải là có thân, lá non, mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trongđiều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta, rau họ Cải thường bị sâu bệnh pháhại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng rau. 119 Vũ Văn Hiển và Vũ Thị Tú Lan Để xây dựng hệ thống biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại rau họ Cải cầncó những thông tin về thành phần loài, đặc điểm sinh thái, quy luật phát sinh, pháttriển của các loài sâu này [1, 2, 6]. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứuvề thành phần loài và quy luật phát sinh phát triển của sâu hại rau họ Cải đượccông bố [3-5] nhưng hầu như còn rất ít những công trình nghiên cứu về thành phầnloài của sâu hại rau họ Cải ở những vùng đang bị ảnh hưởng của quá trình đô thịhóa ở ngoại thành Hà Nội. Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả điều trađánh giá về thành phần loài, quá trình phát sinh, phát triển của sâu hại rau họ Cảiở hợp tác xã Tân Lập, một xã ở ngoại thành Hà Nội thuộc huyện Đan Phượng.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu: Đối tương nghiên cứu là các loài sâu hại rau họ Cải trồng ở HTX Tân Lập,huyện Đan Phượng, Hà Nội. Cơ cấu rau họ Cải ở HTX Tân Lập bao gồm: Bắp cải,cải ngọt, cải bẹ, cải xanh và xu hào. Ba cây trồng: bắp cải (Brassica oleracea Linn.),cải ngọt (Brassica sinensis Linn) và cải bẹ (Brassica campestris Linn) chiếm diệntích lớn nhất nên nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu vào ba đối tượng này.Nghiên cứu được tiến hành trong hai vụ: vụ đông năm 2008 và vụ xuân năm 2009 * Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật [7].Chọn 5 ruộng cố định để điều tra. Điều tra định kỳ 5 ngày một lần từ khi gieo trồngđến khi thu hoạch + Đối với nhóm sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng: Điều tra theophương pháp 5 điểm chéo góc, cuốn chiếu không lặp lại. - Đối với các loại rau trồng từ cây con như bắp cải, su hào, súp lơ mỗi điểmđiều tra 20 cây ở giai đoạn hồi xanh, 10 cây ở giai đoạn trải lá bàng và 5 cây ở giaiđoạn sắp thu hoạch. - Đối với loại rau gieo hạt như cải xanh, cải ngọt,. . . điều tra bằng khungvuông, kích thước 20 cm x 20 cm, mỗi điểm 3 khung. Khi cây lớn và đã tỉa mỗi điểmđiều tra 10 cây. + Đối với rệp muội: Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, cuốn chiếukhông lặp lại. Đối với những loại rau trồng bằng cây con mỗi điểm điều tra ngẫunhiên 5 cây. Đối với các loại rau gieo từ hạt sử dụng 5 khung vuông, kích thước 20x 20 cm + Đối với bọ nhảy: Điều tra bằng vợt. Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéogóc, mỗi điểm 5 vợt sát với bề mặt ngọn lá. Sâu thu được của mỗi điểm cho ngayvào lọ độc, sau khi chết cho vào túi ni lông, ghi rõ số thứ tự điểm điều tra. Trongtrường hợp mật độ sâu thấp, đếm và ghi số liệu vào sổ ngay trên đồng ruộng Chỉ tiêu theo dõi:120 Thành phần loài và sự phát sinh, phát triển của một số sâu chính hại rau họ cải... Tổng số sâu Mật độ sâu (con/cây) = Tổng số cây điều tra2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận2.2.1. Thành phần sâu hại rau họ Cải ở HTX Tân Lập, Đan Phượng Nghiên cứu, điều tra thành phần loài sâu hại cây trồng nói chung và cây raumàu nói riêng thường được tiến hành nhằm xác định đối tượng sâu hại nguy hiểmđể chủ động phòng trừ có hiệu quả là việc làm thường xuyên trong sản xuất nôngnghiệp. Trong Bảng 1 chúng tôi trình bày kết quả điều tra thành phần loài sâu hạirau họ Cải được tiến hành vào vụ đông năm 2008 và vụ xuân ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài và sự phát sinh, phát triển của một số sâu chính hại rau họ cải (brassicaceae) ở hợp tác xã Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2012, Vol. 57, No. 3, pp. 119-127 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ SÂU CHÍNH HẠI RAU HỌ CẢI (BRASSICACEAE) Ở HỢP TÁC XÃ TÂN LẬP, ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI Vũ Văn Hiển(∗) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vũ Thị Tú Lan Trường THPT Đan Phượng, Hà Nội (∗) E-mail: hienvv@hnue.edu.vn Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu thành phần loài và sự phát sinh, phát triển của một số sâu chính hại rau họ Cải (Brassicaceae) tại hợp tác xã (HTX) Tân Lập, huyện Đan Phượng Hà Nội trong 2 năm 2008 và 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở vụ đông năm 2008 đã phát hiện được 17 loài sâu hại thuộc 12 họ, 6 bộ. Ở vụ xuân năm 2009 chỉ phát hiện được 14 loài. Những loài sâu chính hại rau họ Cải ở HTX Tân Lập là sâu tơ (Plutella xylostella Linn.), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linn.), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabr.) và rệp muội (Brevicorne brassicae Linn.). Sâu tơ có 2 đỉnh cao mật độ vào giai đoạn bắp cải trải lá bàng (25 - 30 ngày sau khi trồng) và giai đoạn bắp cải cuốn (45 - 50 ngày sau khi trồng). Sâu xanh bướm trắng có 2 đinh cao mật độ vào 10 - 15 ngày và 45 - 50 ngày sau khi trồng bắp cải. Sâu khoang chỉ có 1 đỉnh cao mật độ khi bắp cải cuốn. Bọ nhảy có hai đỉnh cao mật độ vào 10 - 15 ngày và 25 - 30 ngày sau khi gieo hạt cải ngọt. Đỉnh cao mật độ của rệp muội rơi vào 15 - 20 ngày và 35 - 40 ngày sau khi gieo cải bẹ. Từ khóa: Thành phần loài, sâu hại, họ Cải (Brassicaceae).1. Mở đầu Rau họ Cải (Brassicaceae) bao gồm nhiều loài và biến chủng khác nhau đượcsử dụng làm thực phẩm. Những cây rau thuộc họ này có hàm lượng dinh dưỡng cao,đặc biệt là đường, chất khoáng Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP và đặc biệt là vitaminC. Rau thuộc họ Cải chiếm khoảng 50% tổng sản lượng rau ở nước ta. Đặc điểmcủa cây rau họ Cải là có thân, lá non, mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trongđiều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta, rau họ Cải thường bị sâu bệnh pháhại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng rau. 119 Vũ Văn Hiển và Vũ Thị Tú Lan Để xây dựng hệ thống biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại rau họ Cải cầncó những thông tin về thành phần loài, đặc điểm sinh thái, quy luật phát sinh, pháttriển của các loài sâu này [1, 2, 6]. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứuvề thành phần loài và quy luật phát sinh phát triển của sâu hại rau họ Cải đượccông bố [3-5] nhưng hầu như còn rất ít những công trình nghiên cứu về thành phầnloài của sâu hại rau họ Cải ở những vùng đang bị ảnh hưởng của quá trình đô thịhóa ở ngoại thành Hà Nội. Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả điều trađánh giá về thành phần loài, quá trình phát sinh, phát triển của sâu hại rau họ Cảiở hợp tác xã Tân Lập, một xã ở ngoại thành Hà Nội thuộc huyện Đan Phượng.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu: Đối tương nghiên cứu là các loài sâu hại rau họ Cải trồng ở HTX Tân Lập,huyện Đan Phượng, Hà Nội. Cơ cấu rau họ Cải ở HTX Tân Lập bao gồm: Bắp cải,cải ngọt, cải bẹ, cải xanh và xu hào. Ba cây trồng: bắp cải (Brassica oleracea Linn.),cải ngọt (Brassica sinensis Linn) và cải bẹ (Brassica campestris Linn) chiếm diệntích lớn nhất nên nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu vào ba đối tượng này.Nghiên cứu được tiến hành trong hai vụ: vụ đông năm 2008 và vụ xuân năm 2009 * Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật [7].Chọn 5 ruộng cố định để điều tra. Điều tra định kỳ 5 ngày một lần từ khi gieo trồngđến khi thu hoạch + Đối với nhóm sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng: Điều tra theophương pháp 5 điểm chéo góc, cuốn chiếu không lặp lại. - Đối với các loại rau trồng từ cây con như bắp cải, su hào, súp lơ mỗi điểmđiều tra 20 cây ở giai đoạn hồi xanh, 10 cây ở giai đoạn trải lá bàng và 5 cây ở giaiđoạn sắp thu hoạch. - Đối với loại rau gieo hạt như cải xanh, cải ngọt,. . . điều tra bằng khungvuông, kích thước 20 cm x 20 cm, mỗi điểm 3 khung. Khi cây lớn và đã tỉa mỗi điểmđiều tra 10 cây. + Đối với rệp muội: Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, cuốn chiếukhông lặp lại. Đối với những loại rau trồng bằng cây con mỗi điểm điều tra ngẫunhiên 5 cây. Đối với các loại rau gieo từ hạt sử dụng 5 khung vuông, kích thước 20x 20 cm + Đối với bọ nhảy: Điều tra bằng vợt. Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéogóc, mỗi điểm 5 vợt sát với bề mặt ngọn lá. Sâu thu được của mỗi điểm cho ngayvào lọ độc, sau khi chết cho vào túi ni lông, ghi rõ số thứ tự điểm điều tra. Trongtrường hợp mật độ sâu thấp, đếm và ghi số liệu vào sổ ngay trên đồng ruộng Chỉ tiêu theo dõi:120 Thành phần loài và sự phát sinh, phát triển của một số sâu chính hại rau họ cải... Tổng số sâu Mật độ sâu (con/cây) = Tổng số cây điều tra2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận2.2.1. Thành phần sâu hại rau họ Cải ở HTX Tân Lập, Đan Phượng Nghiên cứu, điều tra thành phần loài sâu hại cây trồng nói chung và cây raumàu nói riêng thường được tiến hành nhằm xác định đối tượng sâu hại nguy hiểmđể chủ động phòng trừ có hiệu quả là việc làm thường xuyên trong sản xuất nôngnghiệp. Trong Bảng 1 chúng tôi trình bày kết quả điều tra thành phần loài sâu hạirau họ Cải được tiến hành vào vụ đông năm 2008 và vụ xuân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thành phần loài Rau họ Cải Sâu chính hại rau họ Cải Bắp cải cuốn Sâu hại rau họ Cải Thành phần sâu hại rauGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thành phần loài và biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh
12 trang 22 0 0 -
Ghi nhận mới về lưỡng cư ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
8 trang 20 0 0 -
0 trang 20 0 0
-
Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng Cà Đam, Quảng Ngãi
9 trang 18 0 0 -
Đa dạng thành phần loài thực vật phân bố ở đồi Hồng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
14 trang 18 0 0 -
Hiện trạng thành phần loài và nguồn lợi động vật đáy vịnh Lan Hạ - Cát Bà
9 trang 15 0 0 -
11 trang 15 0 0
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 - Mã đề thi 204
6 trang 14 0 0 -
Thành phần loài lưỡng cư, bò sát vùng Bắc Trung Bộ
8 trang 14 0 0 -
9 trang 14 0 0