Danh mục

THẤT CHƠN NHƠN QUẢ - Hồi 11

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.80 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

THẤT CHƠN NHƠN QUẢ Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng Hồi 11Nghĩa là: Mưa tuyết lớn, trên trời hộ pháp, Thi tính hay, chơn-nhơn chỉ đường mê. Có bài kệ rằng: Sa đắm trầm-luân có mấy xe, Ái hà lộn lộn sóng không dè, Tu hành mới đặng lên cao bực, Nào đợi trong vòng mới kiếm nghe. Nói về bà Tôn-Bất-Nhị ra khỏi nhà họ Mã rồi giả làm phong điên đi đặng 2 tháng tới huyện Lạc-Dương. Ngoài thành có cái lò gạch bể, bà ở tại đó, thường bữa vô thành xin ăn, làm như người phong điên, mỗi ngày...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THẤT CHƠN NHƠN QUẢ - Hồi 11 THẤT CHƠN NHƠN QUẢ Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng Hồi 11Nghĩa là:Mưa tuyết lớn, trên trời hộ pháp,Thi tính hay, chơn-nhơn chỉ đường mê.Có bài kệ rằng:Sa đắm trầm-luân có mấy xe,Ái hà lộn lộn sóng không dè,Tu hành mới đặng lên cao bực,Nào đợi trong vòng mới kiếm nghe.Nói về bà Tôn-Bất-Nhị ra khỏi nhà họ Mã rồi giả làm phong điên đi đặng 2 tháng tớihuyện Lạc-Dương. Ngoài thành có cái lò gạch bể, bà ở tại đó, thường bữa vô thành xinăn, làm như người phong điên, mỗi ngày mấy đứa nhỏ chạy theo chơi giỡn, kêu bà là“Phong-Bà” luôn luôn. Vì vậy mà người người đều biết, nói bà là gái điên, không ai dámphá, bà mới đặng an lòng luyện Đạo. Thiệt y theo lời Trùng-Dương tiên-sanh nói: Đại-Đạo phải ẩn, giả làm phong điên mới đặng an tịnh. Khi đó trong thành Lạc-Dương có haitên du-côn, không kể phải quấy chi hết tên là Trương-Tam và Lý-Tứ. Thấy bà Tôn-Bất-Nhị ở trong chợ xin ăn, tuy là trên mặt xấu xa, chớ cũng là người yểu điệu, răng trắngmôi son; nếu mặt không có mấy chỗ phỏng thiệt đáng khách má hồng chẳng kém. Haiđứa côn-đồ xem thấy nhớ hoài trong lòng.Đêm đó, gió mát trăng thanh, đi đến xóm làng lường gạt của dân, ăn uống say sưa vềngang lò gạch, Trương-Tam nói với Lý-Tứ rằng:- Bọn mình vô lò gạch cùng Phong-Bà làm cuộc vui chơi! Lý-Tứ nói:-Ta thường nghe người nói, ai mà phá Phong-Bà chơi điều quấy thì một đời làm ăn chẳngđặng.Trương-Tam nói:- Mình là người Trời Đất chẳng thân, Thánh Thần chẳng chịu, kể gì là thời vận khí số dàivắn?Nói rồi liền vô lò gạch. Lý-Tứ thấy vậy cũng đi theo. Hai đàng đi tới lò gạch còn chừng ítbước, liền thấy trên đầu có đám mây đen thinh không nổ một tiếng như núi lở đất sập trênđầu hai người. Trương-Tam và Lý-Tứ hồn phi phách tán sợ run. Kế đó đám mây đen tanra trời đất tối tăm mù mịt, ngửa tay chẳng thấy, dông gió ầm ầm, hai người lạnh thấu ruộtgan. Còn trên đầu nổ như trống đánh nhức nhối cùng mình. Lý-Tứ lấy tay che trên đầu bịThất Chơn Nhơn Quả Trang 1hạt mưa rớt sưng tay, mới biết là chẳng phải mưa. Lúc ấy không phương chạy trốn. Lý-Tứ mới la lớn lên một tiếng:- Quả báo thiệt! Quả báo thiệt! Tôi biểu đừng đi không nghe lời, rõ ràng không sai!Trương-Tam nghe Lý-Tứ trách, trong lòng nổi giận rồi xây xẩm chóng mặt, như có ngườixô, té hơn mấy lần lổ đầu xưng mặt, máu chảy dầm dề, rồi la và kêu Trời nói: Tôi khôngdám nữa. Một hồi lâu, mưa dứt mây tan, y nhiên trăng sáng. Lý-Tứ tuy bị mưa lớn màkhông sao, còn Trương-Tam bị té mấy lần lổ đầu, xưng mặt rồi nói:- Chẳng nên! Chẳng khá phạm Phong-Bà! Mới tính trong lòng mà bị như vầy, thiệt làlinh quá! Lý-Tứ nói: - Vậy mới biết linh sao? Từ đây đến sau đừng có phạm nữa.Trương-Tam nói:- Tới chết tôi cũng không dám phạm bà nầy! Lý-Tứ nói:- Dầu ai cũng không nên phạm, chẳng luận Phong Bà mà thôi.Hai người về tới nhà, Lý-Tứ mới đem việc thuật cho mấy đứa côn-đồ khác nghe, truyềnhơn hai trăm người, bọn ấy nghe đều kinh hãi. Nhơn vì đó mà về sau mấy đứa côn-đồkhông dám đến lò gạch nữa. Nên bà ở tại Lạc-Dương được 12 năm tham thiền luyện Đạo,không ai dám làm quấy, cũng nhờ Lý-Tứ và Trương-Tam truyền ra. Trương-Tam và Lý-Tứ về nhà tự hối ăn năn, biết mình đã lầm rồi, làm sao mà chuộc tội? Đêm rằm thánggiêng nọ, hai người nguyện cải lỗi, liền ra lò gạch lạy bà, chịu hối xin theo học làm lành.Bà thấy hai người vạm-vỡ không phương chạy trốn. Lý-Tứ thấy bà sợ bèn kêu rằng:- Thưa bà, tôi là người muốn tìm học chuyện lành, xin bà an tâm.Chừng ấy Tôn-Bất-Nhị trong lòng mới tỉnh, hỏi rằng:- Hai anh ở đâu đến đây? Lý-Tứ nói:- Xin bà dung thứ, anh em tôi hôm trước tính điều chẳng phải, nên bị Trời phạt, mưa lớntrợt té lổ đầu, cả mình đau nhức. Vì ý niệm sai một chút mà báo ứng chẳng lầm; thiệt làTrời cao có mắt, nhà tối có Thần. Đến nay, biết ăn-năn tu tỉnh, xin bà thứ tội.Tôn-Bất-Nhị nghe nói không rõ nguyên cớ, hỏi rằng:- Hai anh có làm điều chi quấy với tôi mà xin tội?Hai người mới thuật chuyện ấy cho bà nghe v.v... Phân vừa dứt lời thì Tôn-Bất-Nhị mớirõ, rồi bà cũng ngồi mặc niệm giây phút nói rằng:- Hai anh phân nãy giờ biết là có chỗ sai, hai anh lại đây xin lỗi tôi, ăn-năn muốn họcđiều lành, thì phải trước sau cho trọn, mới chuộc tội ấy đặng. Lý-Tứ đứng dậy thưa rằng:- Bà dạy trước sau cho trọn, là nghĩa làm sao? Tôn-Bất-Nhị nói:- Trước là biết lỗi phải cải, từ việc lớn chí nhỏ, chuyện phải thì làm, chuyện quấy thì trừ,lời hư chẳng nói, ý quấy chẳng sanh, và phải trường-trai giới sát. Bà nói tới đó, Lý-Tứhỏi rằng:- Thưa bà trường-trai giới sát nghĩa lý tôi chưa thấu, xin bà chỉ dạy. Bà nói:- Hai người hãy nghe cho kỹ: Trường-trai là ăn chay. Nhơn cái chay là một vật thanh khí,Thất Chơn Nhơn Quả Trang 2sách có nói: “Thượng phù giả vi thiên, khí chi khinh thanh. Hạ ngưng giả vi địa, khí chitrọng trược”, nghĩa l ...

Tài liệu được xem nhiều: