THẤT CHƠN NHƠN QUẢ Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng Hồi 17Nghĩa là: Giỡn con Hỷ-Hồng phải định kế thoát thân, Nạn ông Hồn-Nhiên đem lời chơn giảng Đạo. Có bài kệ rằng: Cảnh lòng nguyên phải sáng tỏ mình, Chớ bị việc lầm mất chỗ tin, Ngày trước đã cho người giả gạt, Nay gặp người hiền lại hãi kinh. Lại nói Đàm-Trường-Chơn thấy Cổ-Dủ-Phong có mấy lần chí lành, ý muốn độ, ai dè chẳng đợi ông mở miệng, nói trước rằng: - Người đạo chẳng khá nói nhiều, ta đã nghe qua rồi, ngươi nay nói nữa ta cũng chẳng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THẤT CHƠN NHƠN QUẢ - Hồi 17 THẤT CHƠN NHƠN QUẢ Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng Hồi 17Nghĩa là:Giỡn con Hỷ-Hồng phải định kế thoát thân,Nạn ông Hồn-Nhiên đem lời chơn giảng Đạo.Có bài kệ rằng:Cảnh lòng nguyên phải sáng tỏ mình,Chớ bị việc lầm mất chỗ tin,Ngày trước đã cho người giả gạt,Nay gặp người hiền lại hãi kinh.Lại nói Đàm-Trường-Chơn thấy Cổ-Dủ-Phong có mấy lần chí lành, ý muốn độ, ai dèchẳng đợi ông mở miệng, nói trước rằng:- Người đạo chẳng khá nói nhiều, ta đã nghe qua rồi, ngươi nay nói nữa ta cũng chẳngtin. Ta bị bạn ngươi gạt nhiều lần, có chỗ nào tu hành mà nói. Ta coi lại là người kiếm ăn,nói rồi bỏ vô không ra.Đàm-Trường-Chơn nghe nói mấy lời hủy báng trong đạo không chút nào yêu mến, tronglòng muốn ra mở mang cho đạo. Lúc ấy trời gần tối, ông lại trước cửa ngồi nghỉ. Mấyngười tớ ra đuổi ông đi, lấy một thùng nước tạt ướt chỗ cửa rồi đi vô đóng lại. Đàm-Trường-Chơn thấy làm ác như vậy, liền ra ngoài đường. Đêm đó trời mưa tuyết lớn nướcđặc hơn một thước. Đến sáng mấy người trong nhà ra coi, thấy Đàm-Trường-Chơn ngồigiữa trời, chung quanh tuyết đông đặc lên cao, lại gần một bên ông coi chẳng có chút nào,liền báo cho chủ hay. Dủ-Phong nghe nói ra coi thấy bên mình ông hơi lên cao nghi-ngút,biết là người có đạo, liền mời ông về nhà, đãi theo bực khách trọng. Nói rằng:- Chẳng phải tôi không tin đạo, vì trong đạo không có người chơn, phải đặng như ông chítu khổ hạnh như vầy ai mà chẳng tuân kỉnh, ai mà dám hủy báng trong đạo. Tôi nguyệnnuôi ông trong nhà tôi năm ba năm, hoặc mấy mươi năm tôi cũng vui lòng. Thôi để chọnngày tốt, nguyện cầu ông làm thầy, chẳng biết ông chịu chăng?Đàm-Trường-Chơn trong ý muốn khai hóa y, nay thấy y có lòng ăn-năn tự hối, tín tâmkỉnh phục, gật đầu chịu lãnh. Dủ Phong vui mừng liền sai gia tướng lại trước nhà quétdọn căn phòng sạch-sẽ thỉnh Đàm-Trường-Chơn vào đó tu hành. Hàng ngày cơm nướctinh tấn chẳng trễ, và có cho một đứa tớ gái tên Hỷ-Hồng lo việc phụng sự cho Đàm-Trường-Chơn trà nước thường hoài vì ông là người đạo đức tôn trọng, diệu lý vô cùng.Thoạt thấy ngày tháng lẹ mau, ở đó hơn nửa năm chẳng thấy Dủ-Phong hỏi thăm việcThất Chơn Nhơn Quả Trang 1Đạo, xét coi y tâm ý ham Đạo, thiệt chẳng phải muốn học Đạo. Muốn cho người thọ lấycủa y đặng y có lòng cúng dường, thế là y lập phước ý muốn mượn người tu hành giùmđặng sau hưởng phước huệ mà thôi. Đàm-Trường Chơn biết thấu lòng ý của y nên chẳngmuốn ở nữa, cũng không chịu lãnh của tiền. Đôi lần muốn đi mà Dủ-Phong cầm hoàikhông cho đi, lại biểu mấy người trong nhà coi giữ, nên Đàm Trường-Chơn đi mấy lần bịngười cản, đi không đặng. Rồi ông tưởng ra một kế phải làm như vầy... mới đặng ra khỏinhà. Một lát con Hỷ-Hồng đem trà, Đàm-Trường-Chơn giả ý nắm tay Hỷ Hồng nói rằng:- Tay ngươi mềm như bột. Hỷ-Hồng mắc cở nói:- Như mực một thứ! Ông đừng cười tôi.Liền đi ra ngoài và thưa cho bà hay. Bà nghe nói trong ý bất bình kêu chồng nói rằng:- Đàm sư-phụ giỡn hớt con Hỷ-Hồng, sợ chẳng phải người tu chơn đó ông! Thôi biểu ổngđi cho sớm. Dủ-Phong nghe nói không tin, e Hỷ-Hồng làm biếng chẳng chịu phục sự bàyviệc nói dối. Bà nghe ông nói như vậy trở nghi Hỷ Hồng có ý đó. Hỷ-Hồng nghe vậychẳng dám nói nữa. Qua bữa sau, Dủ-Phong thấy Hỷ-Hồng đem trà, ông lén theo saurình, quả thấy Đàm-Trường-Chơn nắm tay Hỷ-Hồng cười rằng:- Tay nàng như bông.Dủ-Phong nghe nói liền muốn biểu ông đi, lại nhớ mấy lần ông muốn đi tại mình cầm lại,nay mình đuổi ổng ra thời việc do nơi mình bất nhơn, chẳng bằng viết ít lời dán trênvách, ổng thấy mắc cở tự nhiên phải đi, mình khỏi mang tiếng ác. Rồi biểu mấy ngườitrong nhà thấy ổng đi đừng có cản. Dủ-Phong sắp đặt rồi bửa sau tới bữa cơm sớm, ĐàmTrường-Chơn không thấy Hỷ-Hồng đem trà nước lại nữa, biết là kế đã thành liền ra ngoàicoi thấy trên vách dán một cái thiệp viết bốn câu rằng:Gió tây đem thổi tuyết bông bay,Ngồi lạnh bồ-đoàn niệm ý sai,Chớ nói trẻ thơ tay tợ ngọc,Trách phận mình làm chớ tại ai!Đàm-Trường-Chơn cười, trở vô phòng lấy bút viết bốn câu dán kế bên đó, rồi sửa soạngói đồ ra trước nhà, nói lớn hai tiếng “Tạ ơn”. Không ai trả lời, rồi ra cửa qua phía Nam ởhai năm, sau trở lại phía Bắc.Nói về mấy đứa tớ nhà ông Dủ-Phong, vì nghe lời chủ dạy như Đàm-Trường-Chơn có điđừng cản nữa, nên khi thấy ông ra đi, mấy đứa đều trốn hết để ông đi rồi mới thưa chochủ hay. Dủ Phong nghe nói đến sau phòng thấy có biên thêm 4 câu rằng:Chớ lời tiết nguyệt với phong hoa,Tâm chánh nào lo tiếng vạy tà,Chẳng nói Hỷ-Hồng tay tợ ngọc,Thân nầy chắc bị tại trung-oa (hang ếch).Bởi Đàm-Trường-Chơn muốn độ người học đạo chớ không ham cúng dường. Còn Dủ-Thất Chơn Nhơn Quả Trang 2Phong là người giả đặng cầu danh mà thôi, nên ông không chịu, phải giả kế mà thoátthân, không ăn của vô đạo, nếu như ở đó cũ ...