THẤT CHƠN NHƠN QUẢ Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng Hồi 27Nghĩa là: Khuyên đạo chúng lần lần dạy dỗ, Luận việc tu hành bực bực nói ra. Có bài kệ rằng: Bông nở bông tàn hết mấy năm, Người đời nào thấy nguyệt thường rằm, Mở ra danh lợi hai đường khóa, Trồng lửa trồng sen mới khá ngâm. Lại nói Khưu chơn-nhơn đi ra ngoài chùa lấy phất trần, bứt một nắm chỉ thổi một hơi chơn khí, quăng lên trên không trung một hồi lâu, tới không biết bao nhiêu đạo chúng theo chơn-nhơn vô chùa, đem thầy chùa đổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THẤT CHƠN NHƠN QUẢ - Hồi 27 THẤT CHƠN NHƠN QUẢ Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng Hồi 27Nghĩa là:Khuyên đạo chúng lần lần dạy dỗ,Luận việc tu hành bực bực nói ra.Có bài kệ rằng:Bông nở bông tàn hết mấy năm,Người đời nào thấy nguyệt thường rằm,Mở ra danh lợi hai đường khóa,Trồng lửa trồng sen mới khá ngâm.Lại nói Khưu chơn-nhơn đi ra ngoài chùa lấy phất trần, bứt một nắm chỉ thổi một hơichơn khí, quăng lên trên không trung một hồi lâu, tới không biết bao nhiêu đạo chúngtheo chơn-nhơn vô chùa, đem thầy chùa đổi hết, còn Bạch-Vân thiền-sư đi lại ở chỗ Tập-Hiền-Quán, mấy thầy chia ra đi các chùa ở đậu. Tại sao mà Khưu chơn-nhơn muốn lấychùa Bạch-Vân-Tự? Vì chỗ đất Bắc-Kinh chủ khí đương thạnh, biết là đất ấy làm đô thờiở lâu, nên muốn mượn chỗ thạnh địa đặng lập đạo trường khai hóa hiền nhơn. Bởi Bạch-Vân thiền-sư cái phần ở chỗ Nam-Kinh, xứ Tam-Giang, hiển phát phổ độ chỗ đó, nênkhiến Khưu chơn-nhơn lấy Bạch-Vân-Tự đặng thiền-sư đi qua phía Nam mở đạo. Ấy làTrời định đâu có phần số đó, hoặc lợi cho người nầy, chẳng lợi cho người khác. Bởingười thượng trí tu chơn hay mượn chỗ tương sanh mà ở, chỗ khắc phải lánh, nên gọi làđịa lợi vậy.Lại nói Khưu chơn-nhơn ở tại Bạch-Vân-Tự, chiêu tập người tu hơn một tháng, đặngmấy mươi người đạo hữu, coi làm các việc trong chùa, sắp đặt có phần đông đảo tấn phát.Khưu chơn-nhơn thấy trong đạo hiền ngu chẳng đồng, ắt phải mở dạy một phen. Khưuchơn-nhơn bèn mời đạo hữu mà nói rằng: Nhơn việc xuất gia nầy là lánh chỗ trần tục,phải trước có ý coi cho thấu việc trần chơn giả, hư thiệt, có lòng học đạo, thiệt chí, thiệttâm mới gọi là chơn tâm xuất gia. Bằng trong lòng ý còn ham vọng thành Tiên, hoặc vìcó việc hờn giận, hoặc tham an-nhàn mà mượn đạo làm cớ đặng yên ổn cái thân, như vậyxuất gia học đạo lòng dõng mãnh chưa có, chí lâu dài khó đặng, lấy đạo làm như việcthường, có không chẳng cần, thì sau cũng mất chỗ huyền diệu.Còn có người khi tuổi nhỏ không lo tánh mạng, đến già cô độc một mình mới tính xuấtgia, đó là mượn cửa đạo mà nương mình, nào có phải coi thấu việc trần là giả! Nói choThất Chơn Nhơn Quả Trang 1hết mà nghe, đã tới đặng cũng tốt, chẳng cần coi thấu hay không, như vậy là tu qua buổimà thôi. Hễ người đến tại đất Tam-Bảo (vào cửa Phật) thì gọi là người có duyên, vàochùa ta cũng chẳng nghèo, bỏ cửa ta cũng không giàu.Hễ vào trong cửa ta thì phải y theo lời ta: người thượng-trí thì học tham-thiền công-phu;người trung-trí thì tụng kinh lễ sám; người hạ-trí thì lập công làm việc, cũng đặng trònphận xuất gia. Như người chẳng đặng, mình phải gắng cho đặng; người chẳng nhẫn, mìnhphải gắng cho nhẫn. Trai phải giữ chữ Trung; gái phải gìn chữ Tiết, đức hạnh kiêm toàn.Nhẫn là nhẫn cái sân-si tật-đố, tuyệt dứt cái tình-dục, cùng nhẫn chịu đói lạnh khảo trừngchịu nhục, chịu thiệt, ăn mặc kém thua, lời nói phải thấp hạ khiêm nhường. Như vậy mớiđặng hơn người, mà phải trong lòng không không, đừng dung một mảy niệm quấy, đừngkhởi một điểm lòng tư, đừng coi người khinh hèn, phải ép mình tôn người. Như mìnhđặng không thì ma nào ứng đặng, phải tại chỗ hư-vô mà cầu đạo, thì công-phu chắc đặng,bằng đem việc ngoài mà công-phu thì phải mất chơn. Phàm việc chi phải lượng sức màlàm, đừng thái quá bất cập, biết đặng lớn thì thành lớn, biết nhỏ thì thành nhỏ. Noi theođường mực mà đi, giữ phép qui-củ mà tu, tuy chẳng đặng thành Tiên Phật cũng chẳngmất người hảo-nhơn, lại cũng chẳng uổng việc xuất gia học đạo.Như biết nói để tóc là người đạo, cạo đầu là người tăng, mà ngũ-uẩn chẳng không, tứtướng chẳng bỏ, ngoài thì sửa soạn trang nghiêm, trong bụng quá hơn người tục, lòngcông danh không dứt, tâm phải quấy chẳng trừ, se-sua thường niệm sợ ăn mặc thuangười, kiêu-hãnh tưởng hoài, muốn việc làm cho có thường như nguyện, như vậy nói tuhành, thiệt chưa có tu hành; xưng là học đạo, thiệt trọn không có đạo. Tưởng lại người ởtục lấy khổ làm vui, còn ở cửa Phật làm gì? Mượn đạo mà dối đạo, giả tu mà nương thânlàm ăn, tạo ra không biết bao nhiêu tội lỗi. Kiếp nầy đã không siêu thăng, kiếp sau cònphải đọa vào biển khổ. ở trong cửa Phật mà không làm bản dạng cho Phật, thì gọi là thếmạng khổ hành chỗ nào? Nên người tu phải xét mình: như có lỗi ai chỉ sửa cho mình, thìphải tỉnh mà tự hối, chẳng khá tự cao, tự đại mà lầm uổng một đời. Vậy xin các người ránnhớ.Khưu chơn-nhơn đương giảng nói, ngoài cửa đi vô mười mấy người cao lớn. Mấy ngườinầy khi trước ở núi Tần-Lãnh ăn cướp mà cứu chơn-nhơn sống lại, rồi nhờ chơn-nhơngiảng việc tội phước nhơn quả, nên thức tỉnh cải tà qui chánh, ra chợ mua bán làm ănmười mấy năm. Nay nghe đồn ở Bạch-Vân-Tự có Khưu chơn-nhơn thiệt người đạo-đứclớn. Năm rồi cầu mưa phổ cứu nhơn dân, lại toán Hoàng-hậu sanh Thái-tử cùng Bạch-Vân đấu kình, ăn đặng chùa Bạch-Vân. Nay ông mở việc dạy tu hành học đạo, hay giảngkinh thuyết pháp nên mấy ...