THẤT CHƠN NHƠN QUẢ Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng Hồi 8Nghĩa là: Nói việc Tiên-thiên tinh ròng lẽ diệu, Trừ ma-căn pháp môn chẳng hai. Có bài kệ rằng: Ngoài ý cầu Tiên việc chẳng sai, Bóng trăng trong nước, cảnh trong hoa, Tiên-thiên diệu lý trò biết chớ, Chỉnh tại một mình chớ khá khoe. Khi đó Trùng-Dương tiên-sanh nói với Mã-Đơn-Dương cùng Tôn-Bất-Nhị rằng: - Vì Tánh là vật của Tiên-thiên, tròn huyền huyền, sáng rỡ rỡ, tuy có tên mà chẳng có hình, chẳng biết chẳng hay, khó vẽ khó họa, nào có chỗ trồng! Ta nay cùng trò...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THẤT CHƠN NHƠN QUẢ - Hồi 8 THẤT CHƠN NHƠN QUẢ Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng Hồi 8Nghĩa là:Nói việc Tiên-thiên tinh ròng lẽ diệu,Trừ ma-căn pháp môn chẳng hai.Có bài kệ rằng:Ngoài ý cầu Tiên việc chẳng sai,Bóng trăng trong nước, cảnh trong hoa,Tiên-thiên diệu lý trò biết chớ,Chỉnh tại một mình chớ khá khoe.Khi đó Trùng-Dương tiên-sanh nói với Mã-Đơn-Dương cùng Tôn-Bất-Nhị rằng:- Vì Tánh là vật của Tiên-thiên, tròn huyền huyền, sáng rỡ rỡ, tuy có tên mà chẳng cóhình, chẳng biết chẳng hay, khó vẽ khó họa, nào có chỗ trồng! Ta nay cùng trò gắnggượng mà vẽ cái hình tượng trò phải hiểu biết. Trùng-Dương nói rồi liền lấy cây viết lạighế sơn đỏ vẽ một vòng rồi một vòng nữa, trong vòng sau chấm một điểm. Vẽ rồi hỏiĐơn-Dương cùng Bất-Nhị:- Hai người có biết nghĩa đó chăng? Đơn-Dương và Bất-Nhị thưa:- Đệ tử tâm tánh ngu muội chẳng thấu, xin thầy chỉ dạy. Trùng-Dương tiên-sanh nói:- Ban đầu một vòng hỗn-hỗn độn độn, giống như Trời Đất chưa phân, nhựt nguyệt chưacó, tên là “Vô-Cực”. Rồi trong chỗ Vô lại sanh ra một điểm tên là “Thái-Cực”, một điểmđó mà sanh ra Trời, sanh Đất, sanh người, sanh muôn vật. Nên Tiên-thiên do Thái-Cựcmà sanh một điểm, ấy là cái Khí, gọi là Tiên-thiên nhứt-khí, ai muốn khỏi luân-hồi phảitìm chỗ đó.Nhơn cái Tánh tùng Tiên-thiên mà phát, phát ra trước khi chưa có cái thân cho đến cáithân mất. Bởi một điểm linh tánh là căn bất sanh bất diệt, kêu là “Linh-Tánh”. Linh-Tánhai cũng có, tại người phàm bỏ quên thì nó phải mê, mê thì bổn tánh khiến vọng niệm đềusanh, rồi tà khí niệm ma nhập vô trong. Như bỏ không giữ gìn, ngoại ma tới phá, mất chỗTiên-thiên nó khiến không cho nghe đặng Đạo, nó cướp quyền làm chủ, hễ ai bày việcdanh lợi, tài sắc, tửu khí, thì nó đến mê-man không dứt. Than ôi! Người mộ Đạo khôngmấy ai; còn người học Đạo chẳng tin thiệt, không chịu nghe dạy. Bằng người tu Tiên-thiên bèn lập chí gia công chẳng mỏi thì tùy chỗ “Tâm lãnh thần hội” mà luyện lâu ngàyắt đặng hiệu nghiệm. Nếu lấy chỗ nhơn tâm mà hỏi Tiên-thiên thì Tiên-thiên chẳng kháđặng vậy! Phải dùng Đạo-Tâm mà hỏi Tiên-thiên, thì Tiên-thiên ở tại trước mắt.Thất Chơn Nhơn Quả Trang 1Còn cái nhơn-tâm nó hay ám muội tham cầu, kêu là: “Thức thần đương quyền”. Đạo-Tâm là Thiên-Lương phát hiện, kêu là: “Nguơn-Thần chủ sự”. Như người tu đặng pháthiện cái “Tâm thiên-lương” thì chỗ Tiên-thiên chẳng cầu cũng đặng. Nhưng mà ban đầuphải trừ cái bịnh, trừ bịnh là chẳng phải trừ bịnh “Ngoại-cảm, phong-hàn, thử-thấp”. Trừlà trừ cái bịnh Tham, Sân, Si, Ái. Mấy thứ bịnh đó trừ đặng thì trăm bịnh chẳng sanh,thêm tuổi sống lâu, đặng thành Tiên Phật, làm Thánh làm Hiền. Nay ta đem bộ công-phutruyền cho hai trò, phải gắng sức mà làm đó!Còn việc Đạo trừ bịnh, phải trừ chỗ bịnh căn, tìm cho đặng chỗ gốc thì cái bịnh chẳngkhó trừ, vì cái bịnh phần nhiều bị trong chỗ tham muốn, giận hờn, ganh ghét, thương yêu,ái dục, mấy chứng mà ra. Lại thêm tửu, sắc, tài, khí, mà cảm vào trong ngũ-tạng hết mấyphần, nên người tu hành trước phải trừ tửu, sắc, tài, khí, khử trừ ngoại cảm cho sạch, sautuyệt chỗ sân-si, ái dục cho hết bịnh nội thương. Hễ tầm đặng bịnh căn, các vật chất đềuhết, rồi sau mới tu trường-sanh, tìm chỗ chẳng chết. Chẳng chết là Chơn-Linh chẳng chết,chớ không phải xác thân không chết, nếu không biết thì Tánh-Mạng cùng xác thân đềuchịu trầm luân.Còn ta nay chỉ việc rượu mà nói: nếu người biết rượu là hại cho đạo, phải thề mà trừ nó;bằng như thấy rượu còn thèm thì lấy chỗ giới luật mà giữ, hoặc người biểu uống, hoặcthấy người uống mà ý còn vọng tưởng, tuy là chưa uống mà ý muốn uống thì cũng nhưuống rồi, đó là bịnh căn rượu. Như muốn trừ bịnh rượu cho dứt thì khi mới khởi ý ra phảitrừ liền, lẽ nào chẳng sạch cái căn rượu?Còn việc sắc hay làm hư hại cho đạo hoặc tồi bại trong qui trình, hao mòn thân thể, lại hổthẹn với đời. Như muốn trừ nó phải thệ mà trừ, bằng thấy sắc mà muốn tưởng, thì lấy chỗgiới luật mà giữ; hoặc nó lấy lời quyến-mị, yểu điệu đưa tình, trêu người giỡn cợt, màtrong ý muốn động, có tình thương mến, tuy là chưa thông với nhau mà cái ý tình khởi rathì cũng như thông rồi. Đó là bịnh căn chỗ sắc còn ẩn tại nơi trong! Như muốn trừ nó, khimới khởi tình ra thì phải trừ liền, mới đặng sạch dứt căn ái-dục.Còn tỏ cái căn chỗ Tửu-Sắc nó cũng hay ẩn trong chỗ Tâm Ý. Muốn học Đạo mà khử cáibịnh căn các thứ ấy, trước phải chánh cái Tâm, sau thành cái Ý, thì bịnh căn tiêu dứt. Nhưbịnh căn chẳng dứt do nơi mình Tâm Ý chưa chánh vì chưa quyết thoát trần, nên Tâm Ýhay nương náu theo hoài, còn phát một niệm, tuy chưa uống mà ý muốn uống, tuy chưathông mà tình muốn thông. Thiệt là trước khi không có tưởng, nhơn bị ngoại cảm sẵntrước nó động vô trong, ví như bóng trăng trong nước, lấy đá quăng động nước thì trăngcũng xao động. Tuy không phải thiệt mà hình ảnh giao-động, thì Chơn Đạo chẳng đặngthành vậ ...