Danh mục

Thể chế chính trị nông thôn Việt Nam hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 761.08 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng thể chế chính trị ở nông thôn Việt Nam hiện nay, đề tài đề xuất những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện thể chế chính trị ở nông thôn góp phần thực hiện Nghị quyết 26-NQTW và chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thể chế chính trị nông thôn Việt Nam hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện Thông tin chung Tên Đề tài/Dự án: Thể chế chính trị nông thôn Việt Nam hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện Thời gian thực hiện: 2013-2014 Cơ quan chủ trì: Viện CNXH Khoa học, Học viện CT Quốc gia Hồ Chí Minh Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Đỗ Thị Thạch ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X ban hành Nghị quyết 26/NQTW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một bước ngoặt mới trong việc xác định rõ hơn vị trí trọng yếu của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế chính trị nông thôn Việt Nam đang gặp những vấn đề sau: Thứ nhất: Ở Việt Nam chưa thật sự tập trung nghiên cứu, tổng kết có chiều sâu thực tiễn nông thôn, nông dân Việt Nam, Hệ quả là, hệ thống chính sách thiếu đồng bộ, chức năng chồng chéo; chưa phân biệt sự khác nhau trong tổ chức và hoạt động giữa chính quyền nhà nước ở nông thôn và đô thị, trong khi thực tế cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa hai địa bàn này; việc thí điểm thực hiện nhất thể hóa chức danh giữa Bí thư Đảng ủy với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; việc không tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp huyện/quận, phường chậm được tổng kết, đánh giá những mặt ưu, nhược để có phương hướng hoạt động tiếp theo… Thứ hai, mặc dù chúng ta có một chế độ chính trị - xã hội tiến bộ, nhưng thiếu thể chế chính trị có hiệu lực tương ứng, bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức khi được giao quyền phải bị kiểm tra, giám sát thực hiện. Nhiều chủ trương, đường lối, luật pháp đúng, tiến bộ song không được chấp hành nghiêm để đạt những hiệu quả đáng ra phải có. Quyền lực của nhà nước, quyền lực của dân, quyền lực của luật pháp nhiều khi không được tôn trọng, cá nhân được giao quyền không bị kiểm soát chặt chẽ; hậu quả, một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, không chấp hành chính sách, luật pháp của Đảng, Chính phủ, hoặc làm biến dạng, méo mó chính sách khi triển khai vào thực tiễn gây ách tắc và phản ứng của người dân ở nông thôn… Thứ ba, quá trình thực hiện Nghị quyết 26-NQTW đã cho thấy ở không ít vùng nông thôn, năng lực của bộ máy chính quyền còn rất hạn chế. Hiểu biết về chính trị, kinh tế, pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ cấp cơ sở còn giản đơn. Tại một số địa phương, việc thực thi chính sách, pháp luật còn gây ra mâu thuẫn, bất đồng gay gắt giữa chính quyền và một bộ phận nhân dân; tình trạng bè phái, cục bộ đã xuất hiện trong hệ 25 thống chính quyền cơ sở… Sự bất cập về chế độ, chính sách đãi ngộ làm cho một bộ phận cán bộ không có động lực, thiếu nhiệt tình với công việc. Trong khi đó, công cuộc xây dựng nông thôn mới đang đòi hỏi bức bách việc có một thể chế chính trị đủ mạnh để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặt ra. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng thể chế chính trị ở nông thôn Việt Nam hiện nay, đề tài đề xuất những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện thể chế chính trị ở nông thôn góp phần thực hiện Nghị quyết 26-NQTW và chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu cụ thể: + Làm rõ cơ sở lý luận về thể chế chính trị ở nông thôn Việt Nam; + Đánh giá thực trạng thể chế chính trị ở nông thôn Việt Nam hiện nay; + Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện thể chế chính trị ở nông thôn Việt Nam giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 3. Mốt số kết quả nghiên cứu chủ yếu 3.1. Thực trạng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc tổ chức, vận hành bộ máy chính trị ở nông thôn Thứ nhất, những kết quả chủ yếu (1) Tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản về cơ bản đã đảm bảo. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc tổ chức, vận hành bộ máy chính trị ở nông thôn hiện nay, cơ bản đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của hệ thống pháp luật Việt Nam. (2) Tính đồng bộ của các văn bản được quan tâm. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc tổ chức, vận hành bộ máy chính trị nông thôn khá đồng bộ, đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ chức, vận hành bộ máy chính trị ở nông thôn. (3) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bước đầu đã phân định tương đối rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cả hệ thống và từng bộ phận trong hệ thống chính trị ở nông thôn. Thứ hai, những hạn chế cơ bản (1) Sự thiếu hụt về văn bản. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức, vận hành hệ thống chính trị ở nông thôn còn thiếu. (2) Tính ổn định chưa cao của văn bản. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc tổ chức, vận hành bộ máy chính trị ở nông thôn chưa có tính ổn định cao. (3) Tình trạng “luật ống”, “luật khung” của văn bản. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, vận hành bộ máy chính trị ở nông thôn có hạn chế chung là luật, pháp lệnh 26 phần lớn đều quy định mang tính nguyên tắc (thường được gọi là luật khung, luật ống), muốn thực hiện được phải có nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành; trong thực tế, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thường rất muộn, làm cho hiệu lực của luật, pháp lệnh chưa thể thực hiện ngay được. (4) Tính chưa kịp thời so với thực tiễn của văn bản. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhìn chung chưa phân biệt bộ máy chính trị nông thôn và bộ máy chính trị đô thị. Bộ máy chính trị ở hai khu vực hiện tại cùng được điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chung. Trong khi rõ ràng giữa hai địa bàn này có sự khác nhau đặc điểm dân cư, tính chất và yêu cầu quản lý. (5) Tính chồng chéo trong văn bản. Quy định về quyền chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã trước nhân dân địa phương và nghĩa vụ đối chính quyền Trung ương cũng như nguyên tắ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: