Danh mục

Thế giới chống lại Google

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.02 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc cách mạng này không dừng lại ở biên giới internet mà đang xâm lấn thế giới thực của các nền văn hoá cũng như kinh tế đa quốc gia. Đế chế Google làm nhiều nước lo ngại. Thông điệp "Xoá sổ google!". Sức mạnh của Google gần đây được giới quản lý văn hoá tại TQ công khai dè chừng. Tại TQ, công cụ tìm kiếm Google được nhận định là một trong những yếu tố tạo nên sự thay đổi về nhận thức và văn hoá của giới trẻ TQ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế giới chống lại Google Thế giới chống lại Google Nguồn: abviet.com Cuộc cách mạng này không dừng lại ở biên giới internet mà đang xâm lấn thế giới thực của các nền văn hoá cũng như kinh tế đa quốc gia. Đế chế Google làm nhiều nước lo ngại. Thông điệp 'Xoá sổ google!' Sức mạnh của Google gần đây được giới quản lý văn hoá tại TQ công khai dè chừng. Tại TQ, công cụ tìm kiếm Google được nhận định là một trong những yếu tố tạo nên sự thay đổi về nhận thức và văn hoá của giới trẻ TQ. Qua đó, các chủ đề nhạy cảm về giới tính, tình dục đã được công khai hơn tại quốc gia có nền văn hoá Khổng giáo này. Với lý do ngăn chặn các trang web khiêu dâm, mới đây chính phủ TQ đã đe dọa đóng cửa 19 công ty cung cấp dịch vụ internet, trong đó có cả Google và Baidu. Bộ An ninh và 6 cơ quan chức năng TQ đã tham gia vụ 'tảo thanh' internet này ra tuyên bố nhấn mạnh: 'Làm trong sạch môi trường văn hoá internet và bảo vệ sự phát triển lành mạnh'. Trước đây, các hãng cung cấp internet của Mỹ như Google hay Yahoo đã bắt tay chặt chẽ với nhà nước TQ để kiểm duyệt và phong toả dân chúng truy cập internet và những nội dung xét thấy bất lợi cho chế độ cầm quyền Bắc Kinh. Một khi người dân TQ tìm kiếm những nội dung như 'nhân quyền', 'tự do', 'dân chủ', 'Tây Tạng', 'Đài Loan' và 'Pháp Luân Công'... thì chắc chắn họ sẽ thất bại hoàn toàn. Mặc dù vậy, hiện nay Bắc Kinh vẫn muốn khống chế Google chặt chẽ hơn nữa khi biên giới của Google ngày càng lan rộng. Không chỉ tại TQ, đế chế Google cũng đang trở thành một đối trọng với nhiều nền văn hoá cũng như kinh tế trên thế giới. Hãy thử xem sức mạnh của cỗ máy này. Trong tháng 8 vừa qua, đã có hơn 750 triệu người (ước khoảng 95% tổng số người dùng Internet toàn cầu) tiến hành 61 tỷ yêu cầu tìm kiếm các loại. Các website của Google nhận được 37,1 tỷ câu lệnh tìm kiếm, trong đó công cụ tìm kiếm trên website chia sẻ video YouTube đóng góp khoảng 5 tỷ lệnh... Không một thương hiệu nào được toàn thế giới biết đến nhanh hơn Google. Tên của Google trở thành từ vựng thường dùng không chỉ bằng tiếng Anh mà còn xuất hiện trong cả các thứ tiếng khác, chẳng hạn: tiếng Đức có 'googelte', Phần Lan có 'googlata' và Nhật Bản là 'guguru'. Khi Google càn quét thế giới tìm kiếm internet trong những năm đầu của thế kỷ XXI thì cỗ máy tìm kiếm này cũng đứng trước một đối đầu với nhiều nền văn hoá trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của công ty OpenNet Initiative, trong tổng số 41 quốc gia được thăm dò thì có 25 nước áp dụng chính sách kiểm soát hay hạn chế việc sử dụng internet. Một ngày sau khi TQ tung ra chiến dịch tấn công web đen thì Thái Lan cũng tuyên bố đóng cửa 2.300 website với lý do 'ảnh hưởng tới danh dự hoàng gia'. Giới chức Thái Lan tuyên bố: 'Nếu Google không tham gia thoả hiệp này sẽ bị xoá bỏ khỏi Thái Lan ngay lập tức'. Đối đầu thế giới thực - ảo Nhiều quốc gia có kế hoạch 'phản công' chống lại sự bành trướng của văn hoá Mỹ và Google. Đây là ý tưởng được thực hiện từ thời cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac với sự hậu thuẫn của chính phủ các nước Anh, Đức và Tây Ban Nha. Nỗi sợ về sự bá chủ văn hoá Mỹ đến từ sau cuộc Đại chiến Thế giới II và được Pháp đặt vào các mục tiêu chính sách phản công hàng đầu. Sự phản đối rõ rệt của nước này thể hiện qua việc bảo vệ các nền công nghiệp văn hoá trong nước, ngày nay vẫn duy trì qua các luật lệ về web phức tạp, bên cạnh việc chi tiền để bảo vệ nền điện ảnh, âm nhạc và xuất bản trong nước. Pháp cũng thiết lập một phiên bản tương tự như Google mang tên 'Gallica' đã tung lên mạng được 80.000 tác phẩm và 70.000 hình ảnh, và sẽ sớm đưa lên dữ liệu các bài báo của thế kỷ XIX. Mang toàn bộ văn chương châu Âu lên mạng internet là một trong những chiêu thức tấn công lại Google. Kinh phí cho đồ án 'văn chương châu Âu on- line' này thấp hơn 1.000 lần so với 200 triệu USD mà Mỹ đã bỏ ra cho Google. Trước các cuộc 'phản công' mạnh mẽ trên, Google đề nghị chính phủ Hoa Kỳ cần có biện pháp trừng phạt thương mại đối với một số quốc gia vì nhà cầm quyền đã tìm đủ mọi cách để ngăn cản công dân của họ truy cập trang web của tập đoàn doanh nghiệp khổng lồ này. Google mới đây đã chính thức đưa ra đề nghị với Bộ Thương mại Mỹ yêu cầu cơ quan này ban hành quy định đối với những nước có chủ trương hạn chế việc sử dụng internet. Các quốc gia vi phạm việc cấm đoán internet sẽ bị Mỹ trừng phạt thông qua biện pháp kiểm soát mậu dịch, tương tự như việc áp dụng hàng rào thuế quan đối với các đối tác trong lĩnh vực mậu dịch và ngoại thương. Những nước áp dụng biện pháp này tập trung phần lớn tại khu vực châu Á và Trung Đông như Trung Quốc, Ả Rập Xê út, Ấn Độ, Iran, Singapore và Thái Lan. Lập luận của Google đưa ra là những cấm đoán vừa nói gây thiệt hại cho những trang quảng cáo trên trang web của công ty này. Thiệt hại kinh tế đáng kể do sự kiểm duyệt internet gây ra cần phải được xem xét dưới khung pháp lý của những đạo luật thương mại quốc tế mà Mỹ là một nước thành viên có đầy đủ quyền hạn để bênh vực quyền lợi kinh doanh chính đáng. ...

Tài liệu được xem nhiều: