Danh mục

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết di sản của mất mát (Kiran desai) nhìn từ lý thuyết hậu Thực dân

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.10 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết di sản của mất mát (Kiran desai) nhìn từ lý thuyết hậu Thực dân trình bày: Di sản của mất mát của Kiran Desai là viên ngọc sáng của nền văn học Ấn Độ đương đại và thế giới. Đây là tác phẩm viết về cuộc lữ hành của con người giữa hai không gian văn hóa trong thời kỳ thuộc địa và hậu thuộc địa,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết di sản của mất mát (Kiran desai) nhìn từ lý thuyết hậu Thực dânTHẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DI SẢN CỦA MẤT MÁT(KIRAN DESAI) NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU THỰC DÂNPHAN THỊ THANH TUYỀN – BỬU NAMTrường Đại học Sư phạm – Đại học HuếTóm tắt: Di sản của mất mát của Kiran Desai là viên ngọc sáng của nềnvăn học Ấn Độ đương đại và thế giới. Đây là tác phẩm viết về cuộc lữ hànhcủa con người giữa hai không gian văn hóa trong thời kỳ thuộc địa và hậuthuộc địa. Nghiên cứu thế giới nhân vật trong tác phẩm này dưới góc nhìncủa lý thuyết hậu thực dân sẽ giúp chúng ta thấy được số phận của một dântộc luôn bị quá khứ thuộc địa ám ảnh, đồng thời mở ra một hướng mới trongnghiên cứu văn học ở nước ta hiện nay.1. MỞ ĐẦUDi sản của mất mát là tác phẩm đưa Kiran Desai, ngôi sao mới đầy triển vọng của vănhọc Ấn Độ đương đại, trở thành nhà văn trẻ nhất trong lịch sử giải Booker. Di sản củamất mát kể về cuộc sống của những người dân Ấn Độ thời hậu thực dân ở hai vùng đất:Kalimpong - Ấn Độ và New York - Mỹ. Đây là một câu chuyện chi tiết, đẹp đẽ, chânthực và đầy day dứt về cuộc lữ hành của thân phận con người giữa hai thế giới.Lý thuyết hậu thực dân (hay còn gọi là lý thuyết hậu thuộc địa) là một loại lý thuyết“bao gồm việc phản ứng và phân tích những di sản văn hóa của chủ nghĩa thực dân”[6] với “mục tiêu cuối cùng là thanh toán và đấu tranh chống lại những ảnh hưởng cònlại của chủ nghĩa thực dân trên các nền văn hóa... nhằm hướng tới sự bình đẳng giữacác nền văn hóa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau” [6]. Theo Nguyễn Hưng Quốc,“nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc hình thành lý thuyết hậu thực dân chính là sự bất lựccủa các lý thuyết Tây phương trong việc lý giải tính chất phức tạp trong nền văn họccác nước cựu thuộc địa” [7]. Do đó, lý thuyết hậu thực dân là công cụ hữu hiệu nhất đểnghiên cứu những nền văn hóa, văn học hậu thực dân. Nhưng ở Việt Nam, lý thuyết nàycòn khá xa lạ, ít được giới thiệu và vận dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu thế giới nhân vậttrong tiểu thuyết Di sản của mất mát của nhà văn Kiran Desai dưới góc nhìn của lýthuyết hậu thực dân sẽ cho thấy “Sự thương tổn” mà Tây phương đã để lại và tiếp tụcgây ra trên đời sống người dân Ấn” [5], đồng thời góp phần vào một hướng đi mới đầytiềm năng trong nghiên cứu văn học ở nước ta hiện nay.2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DI SẢN CỦA MẤT MÁTThời của Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh đã tắt nhưng tình cảnh nô lệkhông dễ gì tan biến khỏi ký ức của người dân thuộc địa. Điều đó ảnh hưởng sâu sắcđến từng cá nhân ngay cả khi Ấn Độ thoát khỏi thân phận thuộc địa, gây nên nhiều bikịch. Do đó, thế giới nhân vật của Di sản của mất mát đều là những gương mặt nhàu nátvì đau thương, tuyệt vọng, vì cô đơn, mất mát.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 101-107102PHAN THỊ THANH TUYỀN – BỬU NAM2.1. Nhân vật Jemubhai và bi kịch lưu vongTrong thế giới nhân vật của Di sản của mất mát, Jemubhai là nhân vật tiêu biểu nhấtcho thứ sản phẩm đầy khiếm khuyết mà văn hóa Anh đã để lại trên đất Ấn Độ. Mangtrong mình khát vọng thay đổi cái thân phận thấp hèn của người dân thuộc địa,Jemubhai sang Anh du học để rồi bị Anh hóa đến tận chân răng kẽ tóc.Là sinh viên Ấn, Jemubhai bị những người Anh khinh miệt. Điều đó gia tăng mặc cảmnhược tiểu của Jemubhai khiến ông sống khép kín như một cái bóng, ngày càng xa lạvới chính mình. Cho đến một ngày, Jemubhai “hầu như không còn thấy mình là conngười nữa” [4, tr. 73]. Đó là sự bắt đầu của một hành trình tha hóa, lưu vong! Theo lýthuyết hậu thực dân, dưới sự bá quyền của diễn ngôn thực dân, người dân thuộc địa dầndần rơi vào mặc cảm nhược tiểu và tính chất nước đôi. Mặc cảm nhược tiểu là cảm giácthấy mình nhỏ bé, yếu ớt, thua kém người khác, từ đó thấy buồn, day dứt và tự ti. Tínhchất nước đôi là “sự dao động liên tục giữa mong muốn một điều và mong muốn thứtrái ngược với nó” [1]. Trong lý thuyết diễn ngôn thuộc địa của Bhabha, tính chất nướcđôi “diễn tả sự phức hợp của trạng thái yêu thích và căm ghét, trạng thái đặc trưnggiữa thực dân và thuộc địa” [2, tr. 12]. Vì vậy, những người dân thuộc địa và cựu thuộcđịa thường vừa căm ghét vừa yêu thích những giá trị văn hóa thực dân, vừa muốn chạytheo văn hóa thực dân vừa muốn níu giữ bản sắc dân tộc... Điều đó khiến họ cứ loayhoay giữa những giá trị văn hóa. Và dĩ nhiên, lựa chọn giá trị nào cũng khiến họ cảmthấy day dứt, nuối tiếc và rơi vào bi kịch.Trong tác phẩm, để thoát khỏi ánh mắt miệt thị của người Anh, Jemubhai đã cố tẩy rửacăn cước Ấn Độ bằng cách dùng những bộ áo quần phủ kín thân thể, rắc phấn trắng lênmặt nhằm che đậy lớp da nâu và bắt chước lối sống phương Tây. Nhưng đáng tiếc, nỗlực đó không biến Jemubhai thành người Anh mà biến ông trở thành Cái khác, khôngnhững khác với thực dân mà còn khác với chính mình trong quá khứ. Đứng trước ngườiAnh, Jemubhai vẫn không thôi mặc cảm, sợ hãi nhưng khi đứng trước ...

Tài liệu được xem nhiều: