Thêm 4 điều có thể học từ người Nhật
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thêm 4 điều có thể học từ người NhậtThêm 4 điều có thể học từ người Nhật (Dân trí) - Tại sao nước Nhật nhỏ bé với rất ít tài nguyên thiên nhiên lại trở thành một nền kinh tế hùng mạnh khiến mọi quốc gia khác phải kiêng nể? Câu trả lời nằm trong phong cách làm việc của họ: Độc đáo, khác biệt và hiệu quả. Ở đó có những bài học rất quý giá cho bất kỳ ai muốn thành công.Đúng giờ là thể hiện sự tôn >> 5 bài học từ văn hóa công sở của người Nhậttrọng.Chiều theo và tôn trọng quyết định của nhómNhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”. Các quyết địnhquan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra.Cũng vì mọi kết quả đều là sự nỗ lực của cả một tập thể nên sẽ là không phù hợpkhi khen ngợi một cá nhân cụ thể.Chúng ta học được gì từ đó?Thành công là nỗ lực của cả nhóm. Không ai có thể tự thành công. Người Nhật hiểurõ điều này và nhấn mạnh việc cần phải có mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưutiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm chạp, nhưngcuối cùng, nó sẽ đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói và đềuchung một nhịp.Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào?Một trong những yếu tố then chốt khi ngoại giao là lắng nghe người khác. Ngườiphương Tây thường quen với việc chỉ ra một vị lãnh đạo sẽ đưa ra các quyết định vànói những người khác cần phải làm gì. Hình thức hoạt động từ trên xuống này khôngtính đến việc vị lãnh đạo đó cần sự cộng tác của những thành viên cấp cao khác đểtiến hành công việc một cách trôi chảy. Người Nhật dường như hiểu được điều này.Họ luôn đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên, như thếkhông làm nảy sinh sự ghen tị, so đo.Hãy nhớ không dành lời khen cho riêng một người nào, và bạn sẽ thành công nhưngười Nhật.Học cách nói giảm nói tránhNgười Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu, vì thế lời nói và phéptắc giao tiếp của họ được kết hợp nhằm tránh gây hiềm khích đồng nghiệp cũng nhưđối tác.Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió. Đôilúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng càng cẩn trọng để không làm người khác bịphật ý hay tức giận.Chúng ta học được gì từ đó?Văn hóa công sở Nhật Bản nhấn mạnh sự tôn trọng và nhã nhặn. Họ sẽ tìm mọi cáchđể thể hiện rằng họ đang không áp đặt ý chí của bản thân lên những người khác.Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào?Để biết cách chỉ ra sự khác biệt giữa cử chỉ lịch sự và biểu hiện sự không quan tâm,bạn cần phải dành thời gian lắng nghe một cách cẩn thận những sắc thái trong lờinói. Hãy tinh tế nhận ra những dấu hiệu của sự không hài lòng trước khi mọi chuyệntrở nên tệ hại.Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọngGiới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của kao, tức là thể diện. Khái niệm “thểdiện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Bất kỳ một hànhđộng nào có thể khiến cho người nhận bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môitrường công sở, và sẽ bị cực lực phản đối.Để giữ được thể diện, bạn phải học cách thể hiện lòng tôn trọng cao nhất. Cách đơngiản nhất là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớmmột chút.Chúng ta học được gì từ đó?Có nhiều thứ mà người phương Tây đã bị “tê” trong khi ở những nơi khác lại coi làquan trọng. Thời gian là một trong số đó.Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào?Đúng giờ là một thói quen mà tất cả chúng ta cần phải rèn luyện. Vì thế, hãy sắp xếplịch trình một cách hợp lý.Duy trì liên lạcỞ Nhật Bản, việc gọi điện và hẹn gặp sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều so vớigửi thư, fax hay email. Dành thời gian riêng để tiếp xúc trực tiếp được xem là dấuhiệu của sự tôn trọng bên kia.Người Nhật cũng coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây,cần phải biết cách duy trì việc liên lạc qua lại, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp.Chúng ta học được gì từ đó?Người Nhật đã đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên một tầm mới bởi họhiểu được giá trị của chúng.Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào?Nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi cố gắng giữliên lạc với người khác. Chúng ta hạn chế tối thiểu việc phải trao đổi thư từ và đôikhi điều đó thể hiện trong sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ.Hãy noi gương người Nhật, hãy quan tâm hơn tới việc phải luôn “giữ ấm” cho mọimối quan hệ và thể hiện được rằng bạn luôn sẵn sàng kết nối. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thêm 4 điều có thể học từ người Nhật phát triển tư duy phương pháp tư duy phương pháp tư duy kỹ năng tư duy kỹ năng sáng tạoTài liệu cùng danh mục:
-
Quỷ cốc tử - Mưu lược toàn thư
362 trang 390 1 0 -
10 trang 303 0 0
-
25 trang 302 0 0
-
Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 1 - PGS.TS Lê Thanh Sơn
103 trang 296 1 0 -
124 trang 293 1 0
-
6 trang 292 1 0
-
17 trang 276 0 0
-
11 trang 269 0 0
-
99 trang 259 0 0
-
2 trang 224 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0