Danh mục

Thi pháp chân không trong 'Tiếng rền của núi'

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.63 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Soi chiếu thi pháp chân không vào một tác phẩm cụ thể của Kawabata là Tiếng rền của núi, người viết sẽ có dịp làm rõ hơn thủ pháp nghệ thuật đặc thù này thông qua nội dung truyện và tư tưởng của nhà văn. Tiếng rền của núi tuy không phải là một trong ba tác phẩm được thẩm định cho giải Nobel của Kawabata nhưng giá trị văn học, văn hóa của nó đã được khẳng định. Tác phẩm là sự lo âu về những điều tưởng như thường nhật cuộc sống mà có sức ám gợi đến cả một thế hệ con người. Đó là chân không, là chiếc gương soi đa sắc của tất cả những gì hiện hữu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thi pháp chân không trong “Tiếng rền của núi” Năm học 2008 – 2009 THI PHÁP CHÂN KHÔNG TRONG “TIẾNG RỀN CỦA NÚI” Nguyễn Hồng Anh Sinh viên năm 3, Khoa Ngữ văn GVHD:TS. Nguyễn Thị Bích Thúy 1. Lí do chọn đề tài “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” – câu nói bất tử của Dostoievski hay là tham vọng sống của những người con thuộc xứ sở Phù Tang mang trong mình trái tim nghệ sĩ. Cái đẹp lặng yên và thâm sâu, cái đẹp cao sang và bình dị, cái đẹp của cỏ cây, vạn vật, đọng trong tiếng chuông đền Mii, trong điệu luân vũ của ngàn cánh hạc…– chính là tâm hồn Nhật Bản, là cách cứu rỗi thế giới của Yasunari Kawabata, nhà văn Nhật đầu tiên đoạt giải Nobel với những tác phẩm “Vốn chẳng có gì để kể”. Đó là cách ghi nhận “vũ trụ qua một hạt cát, thiên đường trên một cành hoa, vô biên trong lòng bàn tay và thiên thu trong khoảnh khắc một giờ” (W.Blake). Con đường đến với cái đẹp của Kawabata là con đường thâm nhập đến tận cùng linh hồn dân tộc, trải qua sự chiêm nghiệm sâu xa từ những khoảng trống không lời, khoảng trống ấy chính là thi pháp chân không. Soi chiếu thi pháp chân không vào một tác phẩm cụ thể của Kawabata là Tiếng rền của núi, người viết sẽ có dịp làm rõ hơn thủ pháp nghệ thuật đặc thù này thông qua nội dung truyện và tư tưởng của nhà văn. Tiếng rền của núi tuy không phải là một trong ba tác phẩm được thẩm định cho giải Nobel của Kawabata nhưng giá trị văn học, văn hóa của nó đã được khẳng định. Tác phẩm là sự lo âu về những điều tưởng như thường nhật cuộc sống mà có sức ám gợi đến cả một thế hệ con người. Đó là chân không, là chiếc gương soi đa sắc của tất cả những gì hiện hữu… 2. Phương pháp nghiên cứu Để tiếp nhận tốt tác phẩm Kawabata trên phương diện thi pháp, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chọn phương pháp tiếp cận có hệ thống và phương pháp so sánh làm chủ đạo, để thấy được hai mặt chủ yếu trong tác phẩm của ông là tính truyền thống và tính hiện đại, từ đó đào sâu vào nhiều vấn đề khác. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Thi pháp chân không – từ thơ haiku đến tác phẩm Kawabata 3. 1.1. Giới thuyết về thi pháp chân không 129 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Thi pháp chân không là thủ pháp nghệ thuật đã để ra những khoảng trống đầy sức ám gợi trong việc miêu tả thiên nhiên, cuộc sống và con người. Cái chân không ấy là sự khoảng trống mà ta thường thấy trong thơ haiku, trong tranh thủy mặc, trong vườn đá tảng… thoạt nhìn ta không thể nào hiểu được. Nhưng khái niệm chân không này không phải là khái niệm hư vô của phương Tây, “mà trái ngược hẳn lại, đó là một thế giới tâm linh trong đó vạn vật tương hỗ giao cảm, hoàn toàn tự tại, siêu việt mọi biên giới và hình thức” (Diễn từ Nobel – Kawabata). Không phải là hư vô vì không thiếu vắng những chi tiết, đường nét, tư tưởng, tâm hồn, có điều để thấu đáo được bề sâu của những đường nét ấy thì con người phải đạt đến sự tịch tĩnh của quá trình chiêm nghiệm. Và câu trả lời sẽ là đáp án chính xác cho mỗi con người trong mỗi hoàn cảnh riêng. Nói cách khác, không bao giờ có một câu trả lời chung nhất cho những gì còn bỏ ngỏ. Nếu những sáng tác phương Tây thường hướng đến cái chu toàn thì ngược lại, ở phương Đông, cái nôi của những câu chuyện huyền bí, lại ưa thích hướng về cái vô tận. Đó là điều kiện để thi pháp chân không ra đời, như một cách giao cảm không biên giới giữa nhà văn và bạn đọc, kiểu như: “Bài thơ anh làm một nửa mà thôi/ Còn một nửa để mùa thu làm lấy” (Chế Lan Viên). 3.1.2. “Thi pháp chân không” – từ thơ haiku đến tác phẩm Kawabata Văn chương NB là văn chương của niềm im lặng mà ta quen gọi là chân không, cái chân không ấy đã có từ thời Nara – bình minh của văn học. Nhưng phải đến ngàn năm sau, khái niệm chân không mới trở thành một nguyên lý sâu xa khi tìm được hình thức vừa vặn cho mình, đó là thơ haiku. “A! Hoa Asagaô Chiếc gầu vương hoa bên giếng Đành xin nước nhà bên” (Chiyô) Giây phút mà người và hoa gặp nhau đã vĩnh viễn hóa khoảnh khắc của buổi sớm mai vào cõi vô cùng của cái đẹp… Nguyên lý chân không trong thơ haiku được thể hiện trước tiên là ở khả năng cô đọng từ ngữ đến tuyệt đối. Mỗi bài thơ chỉ mười bảy âm tiết mà gói trọn trong nó cả mùa, sự vật và tư tưởng mang tầm vũ trụ. Chỉ mười bảy âm tiết thôi nên người đọc muốn sở đạt nó phải vận dụng hết cả khả năng liên tưởng, tưởng tượng của mình. Thông qua lớp ngôn ngữ ấy, những hình ảnh chúng sinh hiện lên, tương phản hoặc tương đồng với hình ảnh tạo vật: là con ếch bé nhỏ nhảy vào chiếc ao phù thế, là chiếc bè trôi giữa bão giông… Nguyên lý chân không 130 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: