Danh mục

Thiên hà - Nhóm Kiến Thức-PAC

Số trang: 15      Loại file: doc      Dung lượng: 2.33 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vào những đêm hè đẹp trời, khi nhìn lên trời ta thấy một dải sáng màu bạc vắt ngang nền trời, gọi là dải Ngân hà. Mãi đến thế kỉ XVII, lần đầu tiên Galileo Galilei sử dụng kính thiên văn của mình hướng lên bầu trời đêm và phát hiện ra rằng Ngân hà tập hợp rất nhiều các ngôi sao. Theo thời gian, cùng với sự phát triển và cải tiến kĩ thuật của các dụng cụ quan sát, người ta đã có những hiểu biết nhất định về Ngân hà và cũng phát hiện ra rằng trong vũ trụ còn có rất nhiều các tập hợp sao khổng lồ tương tự Ngân hà. Các nhà thiên văn gọi chúng là thiên hà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiên hà - Nhóm Kiến Thức-PAC                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC Chương II : Thiên hà Vào những đêm hè đẹp trời, khi nhìn lên trời ta thấy một dải sáng   màu bạc vắt ngang nền trời, gọi là dải Ngân hà. Mãi đến thế  kỉ  XVII, lần đầu   tiên Galileo Galilei sử dụng kính thiên văn của mình hướng lên bầu trời đêm và   phát hiện ra rằng Ngân hà tập hợp rất nhiều các ngôi sao. Theo thời gian, cùng   với sự  phát triển và cải tiến kĩ thuật của các dụng cụ  quan sát, người ta đã có   những hiểu biết nhất định về Ngân hà và cũng phát hiện ra rằng trong vũ trụ còn   có rất nhiều các tập hợp sao khổng lồ tương tự Ngân hà. Các nhà thiên văn gọi   chúng là thiên hà. Đến thế  kỉ  XX, các kính thiên văn được cải tiến mạnh mẽ về   mặt kĩ thuật và một số được lên quỹ đạo đã giúp các nhà thiên văn phát hiện ra   khoảng hơn một tỉ thiên hà trong vũ trụ. Vậy, định nghĩa chính xác thiên hà là gì,   phân loại chúng như  thế  nào và các thiên hà có tương tác gì với nhau không?   Cũng như  các hiểu biết về  Thiên Hà của chúng ta­Ngân hà, sẽ  được giải đáp   trong chương này… I. Khái niệm và phân loại 1. Khái niệm Thiên hà là một tập hợp rất lớn các sao liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn và tạo thành  một hệ thống quay xung quanh tâm của hệ. Hình I.2.1: Thiên hà M81 thuộc chòm sao Ursa Major (Gấu lớn), đây là một thiên hà   xoắn ốc điển hình và cho chúng ta thấy được dáng vẻ Thiên Hà của chúng ta­Ngân Hà   trông như thế nào khi được nhìn từ bên ngoài. Các thiên hà khá đa dạng, có chứa từ hàng chục triệu (10 7) ngôi sao cho tới hàng ngàn tỉ  (1012) ngôi  sao, đường kính từ 1.500 đến 300.000 năm ánh sáng (n.a.s). Khu vực gần tâm   của thiên hà có kích thước khoảng 1.000 n.a.s và mật độ  sao lớn nhất, kích thước các   ngôi sao cũng lớn nhất. Tốc độ  chuyển động của các sao trong thiên hà và tốc độ  quay quanh tâm của bản thân   các thiên hà từ  10­20 km/s (ở  các thiên hà lùn) cho tới 300­400 km/s (ở  các thiên hà  khổng lồ).                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC 2. Phân loại Căn cứ vào hình dạng của các thiên hà đã nghiên cứu, đầu những năm 20 của thế kỉ XX,   nhà thiên văn học người Mĩ E.Hubble (1889­1953) đã lập ra bảng phân loại các thiên hà,   gọi là “bảng phân loại Hubble”. Theo ông, có các nhóm thiên hà phân theo hình dạng: Hình I.2.2: Phân loại các thiên hà dựa theo hình dạng. Thiên hà xoắn [ốc] (chiếm 60%), thiên hà elip (chiếm 15%), thiên hà dạng thấu kính   (chiếm 20%) và thiên hà không định hình (chiếm 3%). Số lượng 2% các thiên hà còn lại,   không có trong bảng phân loại của Hubble, gọi là các thiên hà “đặc biệt”. Đó là các thiên  hà lùn. ­ Thiên hà elip: kí hiệu E, có 8 dạng từ  hình khối cầu E0,  dẹt dần từ  E1 đến E7, có dạng thuân dần. Chúng có hình cầu  hoặc elipxôit, gồm các sao già nên có màu hơi đỏ, chứa rất ít   khí và không có bụi. Khí trong các thiên hà elip rất nóng (hơn 1  triệu độ) khiến cho chúng thuộc loại các thiên hà sáng nhất.  ­ Thiên hà xoắn  ốc: kí hiệu S, gồm có phần bầu hình cầu ở giữa   bao gồm các sao già và phần đĩa gồm các sao trẻ cùng bụi và khí xoè ra  các cánh tay (nhánh) xoắn theo cùng một chiều. Tuỳ theo mức độ nhỏ  dần của bầu và sự phát triển tăng dần của các nhánh mà thiên hà xoắn  có thêm các chữ  cái a, b, c đi sau chữ S. Sa có bầu sáng rõ, to, còn các  tay xoắn chưa rõ nét. Sb có bầu sáng kém rõ hơn, nhưng các tay xoắn   khá rõ, Sc có các tay xoắn biểu lộ rõ nhất, còn bầu thì kém sáng nhất. ­ Thiên hà xoắn ốc gãy khúc (còn gọi là thiên hà xoắn có thanh  ngang): kí hiệu SB, có một trục thẳng kéo dài từ  tâm ra trước khi   xoắn ốc theo 3 sạng SBa, SBb, SBc tuỳ theo độ mở rộng của nhánh và   kích thước nhỏ dần của bầu.  ­ Thiên hà dạng thấu kính: kí hiệu SO, có hình giống như hai cái   đĩa úp vào nhau, là dạng trung gian giữa thiên hà xoắn và thiên hà elip.                                                                                                                      Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC Loại thiêh hà này có bầu, đĩa, quầng nhưng không có các tay xoắn và không có khí giữa   các sao. ­ Thiên hà vô định hình: kí hiệu Irr h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: