Danh mục

Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 1

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.31 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác giả: Nguyễn Lương Bích Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân Năm xuất bản: 1977LỜI GIỚI THIỆU Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một anh hùng của dân tộc. Khởi nghĩa Tây Sơn là một cuộc chiến tranh nông dân chống chế độ đương trị hà khắc của phong kiến Trịnh - Nguyễn, đồng thời cũng là cuộc chiến tranh giải phóng để bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta, bảo vệ sự thống nhất của đất nước ta. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 1 Tác giả: Nguyễn Lương Bích Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân Năm xuất bản: 1977 ĐŸnh cho để dši t‚c. ĐŸnh cho để đen răng. ĐŸnh cho n‚ ch˝ch luŽn bất phản. ĐŸnh cho n‚ phiến giŸp bất hošn. ĐŸnh cho sử tri Nam quốc anh h•ng chi hữu chủ LỜI GIỚI THIỆU Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một anh hùng của dân tộc. Khởi nghĩa Tây Sơn là một cuộc chiến tranh nông dân chống chế độ đương trịhà khắc của phong kiến Trịnh - Nguyễn, đồng thời cũng là cuộc chiến tranh giảiphóng để bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta, bảo vệ sự thống nhất của đất nước ta. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã góp một phần lớn lao vào lịch sử võ công của dântộc ta, và đã đóng góp nhiều kinh nghiệm phong phú vào lịch sử đấu tranh giảiphóng dân tộc, làm giàu thêm cho kho tàng lý luận đấu tranh vũ trang của nhân dânta. 1 Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn mà linh hồn là vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ làbiểu hiện cụ thể của tinh thần anh hùng quật cường bất khuất, tài thao lược trí dũngcủa dân tộc ta. Cuốn sách này đã nói lên được điều đó đồng thời cũng đã giới thiệuđược những kinh nghiệm đầu tranh vũ trang quý báu của dân tộc ta để cho chúng tahọc tập và vận dụng một cách thắng lợi vào công cuộc đấu tranh đánh bại đế quốcMỹ và bọn tay sai hiện nay. Đúng như cái tên của nó, cuốn sách đi sâu vào việc trình bày và phân tíchnhững vấn đề quân sự của nghĩa quân Tây Sơn và của Nquyễn Huệ. Cuốn sách đãtrình bày được tương đối tỉ mỉ diễn biến của cuộc chiến tranh và của từng trận đánh.Tài liệu được sưu tầm tương đối đầy đủ, giúp cho người đọc hiểu được rõ ràng hơn,có căn cứ hơn về tình hình quân sự thời đó. Điều đáng chú ý là người viết không những chỉ trình bày diễn biến, mà còn tônlên một bước nữa phân tích được những sự việc đã xảy ra. Do phân tích tỉ mỉ và nắmđược mặt quân sự người viết đã nêu ra được một số nguyên tắc về quân sự, qua đóngười xem nhận thức được rõ và sâu hơn về các vấn đề chiến lược, chiến thuật cúanghĩa quân Tây Sơn và tài chỉ huy bản lĩnh quân sự cao cường của Nguyễn Huệ. Muốn tìm hiểu nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn và thiên tài qluân sựcủa Nguyễn Huệ, cần căn cứ vào điều kiện xã hội của nước Việt Nam lúc bấy giờ,tính chất của hoạt động quân sự của thời đại đó, và tình hình lực lượng so sánh giữacác tập đoàn quân sự đối lập hồi đó. Do điều kiện chính trị thời bấy giờ, xã hội Việt Nam bị chia cắt thành hai miềnNam Bắc do hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn thống trị và đấu tranh liên tụcvới nhau. Do đó mà tình hình kinh tế rất khó khăn, bị ngừng trệ, xã hội không phát triển,nhân dân bị áp bức bóc lột nặng nề, đời sống vô cùng cực khổ. Đó là điều kiện xãhội, điều kiện khách quan của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Nghĩa quân là những người nông dân bị áp bức vươn mình nổi dậy với khí thếbừng bừng của một tinh thần quyết tử chiến đấu để giải phóng cho mình. Đội quân đó đã được sự tham gia và ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhândân khác. Đó là những cơ sở tạo nên sức mạnh của nghĩa quân. Về phía quân thù thì lực lượng thống trị bị chia rẽ và có nhiều mâu thuẫn, xungđột với nhau. Nội bộ của từng tập đoàn phong kiến thống trị cũng luôn luôn lục đục, tranhgiành quyền lợi, địa vị, vơ vét bóc lột nhân dân; các mặt chính trị, quân sự, kinh tếkhông được xây dụng, củng cố. Nhân dân và quân lính đều chán ghét và căm thù chúng. Đó là cái yếu cơ bản của bọn thống trị. Trên đây là những điều kiện khách quan cho việc đề ra đường lối chính trị vàquân sự của nghĩa quân. Về chủ quan, bộ chỉ huy nghĩa quân đã biết căn cứ vào điều kiện thực tế đó giữađịch và ta mà đề ra được đường lối chính trị và quân sự đúng đắn và biết chỉ đạothực hiện một cách khéo léo và đã thành công. 2 Nguyễn Huệ, người lãnh tụ xuất sắc của nghĩa quân, đã biết lợi dụng và pháthuy những chỗ mạnh của mình và lợi dụng chỗ yếu của địch để lãnh đạo cuộc chiếntranh giải phóng và chỉ huy các trận đánh một cách tài giỏi. Trong lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, tùy điều kiện lịchsử có thể khác nhau mà mỗi cuộc chiến tranh đều có những điểm chung giống nhauvà cũng có những điểm riêng khác nhau. Những điểm chung giống nhau là chính nghĩa thắng phi nghĩa, yếu thắng mạnh,ít thắng nhiều và dựa vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân, v,v. Còn những điểm khác nhau thì thường là về phương pháp tiến hành chiến tranh. • Lý Thường Kiệt lấy tiến công trước, đánh phủ đầu để phá tan âm mưu xâm lược của địch. • Trần Hưng Đạo thì dử địch vào sâu rồi phản công tiêu diệt chúng. • Lê Lợi thì đánh từ nhỏ đến lớn, dùng kế lâu dài để giành lấy thiên hạ. • Nguyễn H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: