Danh mục

Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 2

Số trang: 38      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.65 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (38 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu của các giáo sĩ phương Tây thời bấy giờ thường gọi Phạm Ngô Cầu là "Co tao", tức Quận Tạo, hoặc Quan Đại tức quan Đại tướng. 2. Một vài tác giả viết về Nguyễn Huệ, thường nói ngày xuất quân là 18 tháng Năm âm lịch và ngày đánh Hải Vân là 24 tháng Năm âm lịch. Vấn đề thời gian như thế, cần bàn lại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 2-------------------------------------1. Tài liệu của các giáo sĩ phương Tây thời bấy giờ thường gọi Phạm Ngô Cầu là Co tao, tức Quận Tạo, hoặc Quan Đại tức quan Đại tướng.2. Một vài tác giả viết về Nguyễn Huệ, thường nói ngày xuất quân là 18 tháng Năm âm lịch và ngày đánh Hải Vân là 24 tháng Năm âm lịch. Vấn đề thời gian như thế, cần bàn lại. Từ Qui Nhơn tới đèo Hải Vân, đường dài hơn 300 ki-lô-mét. Nếu xuất quân ngày 18, ngày 24 đã hạ xong đồn Hải Vân, tức là đi hơn 300 ki-lô-mét, chỉ mất 6 ngày, mỗi ngày hành quân trên 50 ki-lô-mét. Trong điều kiện hành quân không bằng cơ giới như thời bấy giờ thì không thể đi nhanh như thế 58 được. Ở đây chúng tôi lấy ngày xuất quân theo Hoàng Lê nhất thống chí (Bản dịch của Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964, tr. 93). Thời xưa trên đường đèo ấy có nhiều thú dữ ra hại người qua đường. Cho nên,qua đèo Hải Vân, không thể đi riêng lẻ từng người mà phải đi thành từng đoàn đôngđỡ giúp đỡ nhau trong những chặng đường đèo nguy hiểm. Đèo Hải Vân có một phíasườn núi chạy ra biển, nhưng từ mặt biển không có đường đi lên đèo và quãng biển ởchân núi ấy, gọi là hang Giơi, thường thường sóng to, gió lớn, ghe thuyền ít khi dámqua lại chỗ đó. Qua Hải Vân cũng như qua hang Giơi, thời xưa thật là khó khăn nguy hiểm, chonên người xưa đã có câu: Đi đường thì sợ Hải Vân Đi ghe thì sợ sóng thần hang Giơi Như vậy, đèo Hải Vân rõ ràng là một vi trí xung yếu. Nhà Trịnh, sau khi chiếm được Phú Xuân, đã cho làm tại đỉnh đèo Hải Vân mộtdãy lũy kiên cố, để chống giữ với những bất trắc ở phía nam. Vì có dãy lũy này nênđèo Hải Vân thời ấy, người ta cũng còn gọi là đỉnh Lũy [1].---------------------------------------------1. Cao Xuân Dục, Đại Nam nhất thông chí. q. 5, Quảng Nam tỉnh. Để tiến công một vị trí xung yếu như đèo Hải Vân, Nguyễn Huệ đã bố trí kếhoạch như thế nào? Tất nhiên không dùng thủy binh, vì không có đường từ biển lênđèo, như trên chúng ta đã thấy. Quãng biển hang Giơi lại không phải là nơi thuận lợicho thủy chiến, nên đánh đèo Hải Vân, phải dùng bộ binh. Tiến đánh vị trí Hải Vâncủa quân Trịnh, tức là tiến đánh theo một đường độc đạo, mà lại là đường đèo cao,dốc trên đỉnh đèo có chiến lũy kiên cố và quân Trịnh có ưu thế từ trên đánh xuống.Cho nên tiến công đèo Hải Vân có địa thế hiểm trở như vậy thật là một việc khókhăn. Nhưng nghĩa quân Tây Sơn đã vượt qua tất cả những khó khăn ấy. Đèo HảiVân đã bị nghĩa quân Tây Sơn đánh chiếm rất nhanh. Hải Vân tuy là một vị trí xungyếu, có thành lũy kiên cố, nhưng quân tướng phòng thủ Hải Vân trễ tràng, vì đã hơn10 năm không có chinh chiến, quân tướng nhà Trịnh ở đây sống nhàn tản thái bình đãquá lâu, không lúc nào nghĩ đến bị đánh, nên bị đánh là bất ngờ, trở tay không kịp.Trong trường hợp ấy vị trí xung yếu, thành lũy kiên cố đều không phát huy tác dụngđược. Hải Vân lại là con đường qua lại của nhân dân Thuận, Quảng. Cho nên HảiVân tuy là một nơi xung yếu có thành lũy kiên cố, nhưng lại là một nơi sơ hở, lúcnào cũng có thể bị tập kích bất ngờ. Một cứ điểm sơ hở, tinh thần quân tướng phòngthủ trễ tràng mà bị đánh bất ngờ, thì dù xung yếu, kiên cố đến đâu, cũng bị hạ dễdàng. Nếu lực lượng đối phương đông mạnh hơn, thì lại càng bị tiêu diệt nhanhchóng. Đó cũng là những nguyên nhân khiến Hải Vân bị hạ, một khi nghĩa quân TâySơn tiến đánh. Trong trận đánh Phú Xuân, nghĩa quân Tây Sơn gồm cả quân thủy và quân bộthì bộ binh là đạo quân chủ lực do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy và Nguyễn HữuChỉnh làm phó tướng [1]. Đạo bộ binh chủ lực này có nhiệm vụ đánh đèo Hải Vân đểtiến lên đánh phá thành Phú Xuân.---------------------------------------1. Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, q. 30, tờ 18. 59 Khoảng trung tuần tháng Năm năm Bính Ngọ, đạo quân chủ lực Tây Sơn tiến tớiđèo Hải Vân. Bị đánh bất ngờ, quân Trịnh ở đây không kịp trở tay và đã tan vỡ nhanhchóng trước sức tiến công mạnh mẽ của quân chủ lực Tây Sơn. Chủ tướng Trịnh làHoàng Nghĩa Hồ tử trận. Lấy xong đào Hải Vân, Nguyễn Huệ lập tức cho quân tiến nhanh đánh phá PhúXuân. Để làm kế ly gián các tướng lĩnh địch ở Phú Xuân, trước khi rời đèo Hải Vân,tiến quân ra phú Xuân, Nguyễn Huệ hạ lệnh cho Nguyễn Hữu Chỉnh lấy tình quen cũviết thư dụ hàng phó tướng Trịnh ở Phú Xuân là Hoàng Đình Thể [1] và cho ngườiphi ngựa đem ra Phú Xuân, nhưng trao thư cho Phạm Ngô Cầu mà không trao choHoàng Đình Thể [2], khiến địch hoang mang chia rẽ. HẠ THÀNH PHÚ XUÂN Trong khi quân thủy bộ Tây Sơn đương ào ạt tiến về Phú Xuân thì Phạm NgôCầu, chủ tướng thành Phú Xuân vẫn mải mê với đàn chay cầu phúc, tổ chức rất lớn,bảy ngày bảy đêm liền tại chùa Thiên Mụ [3], ngôi chùa to nhất thành Phú Xuân, docác chúa Nguyễn xây dựng. Hầu hết các tướng lĩn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: