Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 8
Số trang: 34
Loại file: pdf
Dung lượng: 401.58 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tin tức về loạn Tây Sơn ở Nam Hà được truyền đi đến các thuộc địa Anh - Pháp ở Ấn Độ nhờ những chuyến tàu buôn Tây phương ghé Đà Nẵng. Ta đã nói đến hai chiếc tàu Macao. Vào khoảng tháng 9-1777, chiếc tàu Diligent ghé Đà Nẵng chở về Ấn Độ L.M Jean de Loureiro,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 8 Tin tức về loạn Tây Sơn ở Nam Hà được truyền đi đến các thuộc địa Anh - Phápở Ấn Độ nhờ những chuyến tàu buôn Tây phương ghé Đà Nẵng. Ta đã nói đến haichiếc tàu Macao. Vào khoảng tháng 9-1777, chiếc tàu Diligent ghé Đà Nẵng chở vềẤn Độ L.M Jean de Loureiro, y sĩ của chúa Nguyễn, với hai vị quan đại thần xin đinhờ vào Gia Định. Loureiro có vận động cầu cứu Tây phương giùm cho chúaNguyễn. Thế là Anh - Pháp lại có đề tài để xung đột nữa. Warren Hastings, toànquyền Anh, phái Chapman đi dò xét khoảng tháng 7-1778. Trước đó và cùng năm,viên tư lệnh thành Chandernagor, Chevalier, cũng đã thúc đẩy viên toàn quyền Phápở Pondichéry, De Bellecombe, nên nhân dịp này mà “hưng khởi uy thế và tăng tiếnnền thương mại quốc gia”. Ông nhấn mạnh thêm rằng nếu không chịu làm trướcngười Anh, họ sẽ can thiệp vào và người Pháp “năm sau, sẽ đau đớn được tin rằngngười Anh vừa có một thuộc địa mới nữa”2. Nhưng xung đột về Nam Hà không xảy ra giữa hai đế quốc. Chiến tranh Độc lậpHoa Kỳ (1775-1783) giải toả vấn đề Nam Hà. Hai chính quyền không lưu ý tới thìvấn đề bỏ lừng cho các sáng kiến cá nhân. Từ trào lưu xuất cư vào cuối thế kỷ XV, các thương nhân Tây phương đã chứngtỏ tinh thần mạo hiểm phiêu lưu của họ. Chúng ta hãy nhận định ưu điểm của đámthương nhân nói chung về tinh thần mạo hiểm, sáng kiến un đúc thêm trong khi dichuyển so với đám người ở lì một chỗ, bảo thủ, kiến thức hẹp hòi, thiếu gan dạ. Hãyxét hành tung một Châu Văn Tiếp sau khi chống Tây Sơn, được triệu hồi về GiaĐịnh đã lại ra Phú Yên chống đánh sát bên nách địch. Rồi khi Chúa chạy, quân tan,lần mò theo đường thượng đạo đi cầu viện, nhận được lời hứa, Tiếp lại theo đườngrừng về tìm Chúa. Con người trung kiên đó đã từng đi buôn nguồn với chúa Tây Sơnlà một ví dụ về tinh thần mạo hiểm của đám thương nhân. Nhưng thương nhân Tây phương nhờ vào một phong trào rộng lớn hơn, đã cónhững hành động quyến rũ hơn. Chúng ta lưu ý đến một tác giả của hậu bán thế kỷXIX, cũng là một tay phiêu lưu, ca tụng đám người tiền phong: “Vì một bao hạt tiêu,họ không ngần ngại cắt cổ nhau, từ chối sự cứu rỗi linh hồn, điều mà ở vào những lúckhác, họ đã tỏ ra rất bận tâm. Cái lối cứng đầu cứng cổ kỳ lạ trong khi theo đuổi ýmuốn làm cho họ thách đố với chết chóc ở hàng ngàn hình thức: những rủi ro củabiển cả xa lạ, các bệnh kỳ dị và ghê tởm, thương tích, bắt bớ, đói rét, dịch tể, tuyệtvọng. Điều đó làm cho họ trở nên to lớn, anh hùng, bi thống ngay cả trong nhữngham muốn buôn bán không thoả mãn của họ, trong khi cái chết lạnh lùng đến đem họđi không chừa già trẻ. Hình như khó có thể tin rằng nội một lòng tham lam lại thúcđẩy những người ấy theo đuổi ý tưởng một cách liên tục, cố gắng và hy sinh mộtcách kiên trì như vậy... Với chúng ta, những người kế tục mà những thử thách nhưthế đã tránh khỏi, họ có vẻ sáng rực lên không phải vì những thành quả họ đã đạtđược mà là vì chúng ta thấy ở họ những công cụ của định mệnh đã xô đẩy họ đi vàonơi vô định, tuân theo một tiếng nói bên trong, một khích động toàn thể để đi tìm mộtgiấc mộng xa vời...”3 Riêng Đông Nam Á, điển hình cho đám người phiêu lưu này ở cuối thế kỷ XVIIlà Constantin Phaulkon đã làm cho Louis XIV tưởng thực hiện được tham vọng làmchủ một quốc gia: Xiêm La dưới triều Phra narai. Thế kỷ sau, thành công ở Ấn Độcủa Dupleix (Pháp), Clive (Anh) về tiền bạc, danh vọng, gây nên sự thèm khát, ganh 256ghét ở các chính quốc. Vẻ huy hoàng rực rỡ của các triều đình Đông phương vẫn cònlàm ngợp những tay phiêu lưu. Công ty Đông Ấn Độ Pháp suy sụp, Đế chính Pháptan rã, các chức việc, võ quan thất nghiệp đua nhau đem kiến thức phục vụ các ônghoàng Ấn chống với người Anh. Trình độ kỹ thuật thu nhận ở quốc gia xuất phát,tinh thần gan dạ kèm với óc tổ chức khiến họ nổi bật lên giữa đám người họ phục vụ.Cho nên, không lấy làm lạ rằng những viên lính thuỷ đào ngũ của Pháp lại giữ nhữngvai trò điều khiển quan trọng trong thuỷ quân Nguyễn Ánh sau này. Hành động song song với đám người phiêu lưu vì tư lợi này còn có những kẻđược gọi là Lớp người Phiêu lưu của Chúa và của Lòng Bác ái, tức là các tu sĩ ThiênChúa giáo. Họ đi truyền giáo với mục đích đem những người “ngoại đạo” trở vềnước Chúa. Ta cũng thấy ở họ tinh thần mạo hiểm không sợ gian nguy. L.M. Laneaucan dự vào vụ Phaulkon bị bắt giam ở Ayuthia đến tháng 4-1691 mới được thả.Trong tù, ông viết thư (6-1690) cho Louis XIV: “Chúng tôi sẽ làm lại như cũ nếuphải bắt đầu làm lại...”4 Nhưng đồng thời, các tu sĩ này cũng không thể nào tách rời quyền lợi đạo giáovới quyền lợi tổ quốc của họ. Viên Tư lệnh thành Chandernagor đã nói rõ ràng trongmột bức thư gởi cho Toàn quyền Pondichéry (12-2-1778): “Tôi luôn luôn lấy làm lạrằng tại sao ông Bộ trưởng không ra lệnh cho các tu sĩ ở các nơi liên lạc thư từ vớicác người cầm quyền để báo cáo cho họ biết về tình hình chánh trị những nơi họ ở,với các chi tiết về bu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 8 Tin tức về loạn Tây Sơn ở Nam Hà được truyền đi đến các thuộc địa Anh - Phápở Ấn Độ nhờ những chuyến tàu buôn Tây phương ghé Đà Nẵng. Ta đã nói đến haichiếc tàu Macao. Vào khoảng tháng 9-1777, chiếc tàu Diligent ghé Đà Nẵng chở vềẤn Độ L.M Jean de Loureiro, y sĩ của chúa Nguyễn, với hai vị quan đại thần xin đinhờ vào Gia Định. Loureiro có vận động cầu cứu Tây phương giùm cho chúaNguyễn. Thế là Anh - Pháp lại có đề tài để xung đột nữa. Warren Hastings, toànquyền Anh, phái Chapman đi dò xét khoảng tháng 7-1778. Trước đó và cùng năm,viên tư lệnh thành Chandernagor, Chevalier, cũng đã thúc đẩy viên toàn quyền Phápở Pondichéry, De Bellecombe, nên nhân dịp này mà “hưng khởi uy thế và tăng tiếnnền thương mại quốc gia”. Ông nhấn mạnh thêm rằng nếu không chịu làm trướcngười Anh, họ sẽ can thiệp vào và người Pháp “năm sau, sẽ đau đớn được tin rằngngười Anh vừa có một thuộc địa mới nữa”2. Nhưng xung đột về Nam Hà không xảy ra giữa hai đế quốc. Chiến tranh Độc lậpHoa Kỳ (1775-1783) giải toả vấn đề Nam Hà. Hai chính quyền không lưu ý tới thìvấn đề bỏ lừng cho các sáng kiến cá nhân. Từ trào lưu xuất cư vào cuối thế kỷ XV, các thương nhân Tây phương đã chứngtỏ tinh thần mạo hiểm phiêu lưu của họ. Chúng ta hãy nhận định ưu điểm của đámthương nhân nói chung về tinh thần mạo hiểm, sáng kiến un đúc thêm trong khi dichuyển so với đám người ở lì một chỗ, bảo thủ, kiến thức hẹp hòi, thiếu gan dạ. Hãyxét hành tung một Châu Văn Tiếp sau khi chống Tây Sơn, được triệu hồi về GiaĐịnh đã lại ra Phú Yên chống đánh sát bên nách địch. Rồi khi Chúa chạy, quân tan,lần mò theo đường thượng đạo đi cầu viện, nhận được lời hứa, Tiếp lại theo đườngrừng về tìm Chúa. Con người trung kiên đó đã từng đi buôn nguồn với chúa Tây Sơnlà một ví dụ về tinh thần mạo hiểm của đám thương nhân. Nhưng thương nhân Tây phương nhờ vào một phong trào rộng lớn hơn, đã cónhững hành động quyến rũ hơn. Chúng ta lưu ý đến một tác giả của hậu bán thế kỷXIX, cũng là một tay phiêu lưu, ca tụng đám người tiền phong: “Vì một bao hạt tiêu,họ không ngần ngại cắt cổ nhau, từ chối sự cứu rỗi linh hồn, điều mà ở vào những lúckhác, họ đã tỏ ra rất bận tâm. Cái lối cứng đầu cứng cổ kỳ lạ trong khi theo đuổi ýmuốn làm cho họ thách đố với chết chóc ở hàng ngàn hình thức: những rủi ro củabiển cả xa lạ, các bệnh kỳ dị và ghê tởm, thương tích, bắt bớ, đói rét, dịch tể, tuyệtvọng. Điều đó làm cho họ trở nên to lớn, anh hùng, bi thống ngay cả trong nhữngham muốn buôn bán không thoả mãn của họ, trong khi cái chết lạnh lùng đến đem họđi không chừa già trẻ. Hình như khó có thể tin rằng nội một lòng tham lam lại thúcđẩy những người ấy theo đuổi ý tưởng một cách liên tục, cố gắng và hy sinh mộtcách kiên trì như vậy... Với chúng ta, những người kế tục mà những thử thách nhưthế đã tránh khỏi, họ có vẻ sáng rực lên không phải vì những thành quả họ đã đạtđược mà là vì chúng ta thấy ở họ những công cụ của định mệnh đã xô đẩy họ đi vàonơi vô định, tuân theo một tiếng nói bên trong, một khích động toàn thể để đi tìm mộtgiấc mộng xa vời...”3 Riêng Đông Nam Á, điển hình cho đám người phiêu lưu này ở cuối thế kỷ XVIIlà Constantin Phaulkon đã làm cho Louis XIV tưởng thực hiện được tham vọng làmchủ một quốc gia: Xiêm La dưới triều Phra narai. Thế kỷ sau, thành công ở Ấn Độcủa Dupleix (Pháp), Clive (Anh) về tiền bạc, danh vọng, gây nên sự thèm khát, ganh 256ghét ở các chính quốc. Vẻ huy hoàng rực rỡ của các triều đình Đông phương vẫn cònlàm ngợp những tay phiêu lưu. Công ty Đông Ấn Độ Pháp suy sụp, Đế chính Pháptan rã, các chức việc, võ quan thất nghiệp đua nhau đem kiến thức phục vụ các ônghoàng Ấn chống với người Anh. Trình độ kỹ thuật thu nhận ở quốc gia xuất phát,tinh thần gan dạ kèm với óc tổ chức khiến họ nổi bật lên giữa đám người họ phục vụ.Cho nên, không lấy làm lạ rằng những viên lính thuỷ đào ngũ của Pháp lại giữ nhữngvai trò điều khiển quan trọng trong thuỷ quân Nguyễn Ánh sau này. Hành động song song với đám người phiêu lưu vì tư lợi này còn có những kẻđược gọi là Lớp người Phiêu lưu của Chúa và của Lòng Bác ái, tức là các tu sĩ ThiênChúa giáo. Họ đi truyền giáo với mục đích đem những người “ngoại đạo” trở vềnước Chúa. Ta cũng thấy ở họ tinh thần mạo hiểm không sợ gian nguy. L.M. Laneaucan dự vào vụ Phaulkon bị bắt giam ở Ayuthia đến tháng 4-1691 mới được thả.Trong tù, ông viết thư (6-1690) cho Louis XIV: “Chúng tôi sẽ làm lại như cũ nếuphải bắt đầu làm lại...”4 Nhưng đồng thời, các tu sĩ này cũng không thể nào tách rời quyền lợi đạo giáovới quyền lợi tổ quốc của họ. Viên Tư lệnh thành Chandernagor đã nói rõ ràng trongmột bức thư gởi cho Toàn quyền Pondichéry (12-2-1778): “Tôi luôn luôn lấy làm lạrằng tại sao ông Bộ trưởng không ra lệnh cho các tu sĩ ở các nơi liên lạc thư từ vớicác người cầm quyền để báo cáo cho họ biết về tình hình chánh trị những nơi họ ở,với các chi tiết về bu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tác giả Nguyễn Lương Bích văn hóa lịch sử văn học việt nam hiện đại lịch sử việt nam anh hùng lịch sử anh hùng nguyễn huệGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 358 11 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 147 6 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 144 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 87 3 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 1 (Tập 1)
74 trang 78 3 0 -
69 trang 72 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học LĂNG MỘ HOÀNG GIA THỜI NGUYỄN TẠI HUẾ (Tiếp theo)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 60 0 0 -
6 trang 59 0 0
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 56 0 0