Thông tin tài liệu:
Tâu bệ hạ, cách bờ biển Ba Tư khoảng hai chục ngày chèo thuyền, ngoài khơi có một hòn đảo có tên là đảo Những Đứa Con Của Khalédan. Đảo này gồm có nhiều tỉnh lớn, tất cả đều phồn vinh vì có những thành phố đông đúc thịnh vượng, làm thành một vương quốc hùng mạnh. Ngày xưa, trị vì hòn đảo này là quốc vương Schahzaman có bốn vợ đều là chính thất, đều là công chúa con vua và sáu chục phi tần. Schahzaman tự cho mình là một quân vương hạnh phúc nhất trên trái...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THIÊN TÌNH SỬ CỦA CAMARALZAMAN, HOÀNG TỬ ĐẢO NHỮNG ĐỨA CON CỦA KHALÉDAN VÀ CÔNG CHÚA TRUNG QUỐC, NÀNG BADDURE Nghìn lẻ một đêm Chương 18 THIÊN TÌNH SỬ CỦACAMARALZAMAN, HOÀNG TỬ ĐẢONHỮNG ĐỨA CON CỦA KHALÉDANVÀ CÔNG CHÚA TRUNG QUỐC, NÀNG BADDURE Tâu bệ hạ, cách bờ biển Ba Tư khoảng hai chục ngày chèo thuyền,ngoài khơi có một hòn đảo có tên là đảo Những Đứa Con Của Khalédan.Đảo này gồm có nhiều tỉnh lớn, tất cả đều phồn vinh vì có những thành phốđông đúc thịnh vượng, làm thành một vương quốc hùng mạnh. Ngày xưa, trịvì hòn đảo này là quốc vương Schahzaman có bốn vợ đều là chính thất, đềulà công chúa con vua và sáu chục phi tần. Schahzaman tự cho mình là một quân vương hạnh phúc nhất trên tráiđất này với sự yên bình và thịnh vượng của triều đại ông. Chỉ có một điềulàm hạnh phúc của ông chưa trọn vẹn là đã luống tuổi mà chưa có con để nốidõi dù ông rất nhiều vợ. Ông không biết đổ cái lỗi vô sinh đó vì đâu và trongniềm sầu muộn đó, ông coi như thật là đại bất hạnh nếu một khi nằm xuốngmà chẳng có người trong huyết thống để nối ngôi báu. Đã rất lâu ông giấukín nỗì niềm xé ruột dằn vặt ông. Càng đau buồn ông lại càng cố giữ kínkhông để lộ ra với bất cứ ai. Cuối cùng, không thể lặng im được nữa, mộthôm ông tâm sự với tể tướng và sau khi than thân trách phận một cách cayđắng ông hỏi tể tướng xem liệu có phương sách gì để cứu vãn được tình thếấy không. Vị đại thần khôn ngoan đó nói: - Nếu điều bệ hạ hỏi nó tuỳ thuộc vào những luật lệ thông thường vềsự từng trải của con người thì Người sẽ được thoả mãn ngay thôi, nhưng xinthú thực là kinh nghiệm và kiến thức của tôi không đủ để đáp ứng đòi hỏIcủa bệ hạ. Chỉ có Thượng đế mới có thể ra tay phù trợ được thôi. Sống giữagiàu sang vàng lụa, ta thường luôn luôn quên Người nên Người đôi khi cũnggây cho ta chuyện buồn phiền đây đó để ta phải nghĩ tới và thừa nhận quyềnlực tối cao của Người, thấy là những điều ta cầu mong chỉ còn duy nhấttrông đợi ở Người. Bệ hạ có những thần dân chuyên làm nghề phụng thờThượng đế, phụng sự Người và sống khổ hạnh vì tin yêu Người. Ý kiến củatôi là bệ hạ nên góp phần công đức và khuyến khích động viên họ cùng vớibệ hạ nguyện cầu. Có thể trong đám đông những người tu hành đó, có mộtngười nào đó khá thuần khiết và được Thượng đế ưu ái vì vậy lời khẩn eầuđược Người chấp nhận đáp ứng được điều mong ước của bệ hạ chăng. Quốc vương Schahzaman đánh giá cao lời khuyên đó và hết lòng cảmơn tể tướng của ông. Ông sai đem nhiều của cải hiến cho các cộng đồngnhững người tu hành, tổ chức một bữa tiệc lớn và nói với họ nguyện vọngcủa mình để họ báo cho tất cả các đạo sĩ dưới quyền. Chẳng bao lâu Schahzaman được thoả nguyện: một trong nhữngngười vợ của ông mang thai và sau chín tháng cho ra đời một trai. Để tạ ơnnày, ông lại cho gửi tớI các nhà thờ Hồi giáo nhiều lễ vật đáng giá và đồngthời tổ chức ăn mừng ngày sinh hoàng tử không những ở kinh đô mà ở tất cảmọi nơi trong phạm vi vương quốc. Các cuộc vui kéo dài suốt một tuần lễ.Người ta đưa hoàng tử đến cho ông ngay từ lúc mới sinh, ông thấy đứa béthật xinh đẹp nên đặt tên cho cậu là Camaralzaman, mặt trăng của thế kỷ. Hoàng tử Camaralzaman được nuôi dưỡng thật chu đáo. Vừa tuổi đếntrường, cha cậu đã cử một thái phó hiền đức và nhiều thầy giáo giỏi để trôngnom dạy đỗ cậu. Những ông thầy có tiếng này thấy cậu thông minh, lanh lợi,đễ bảo và có đủ khả năng tiếp thụ tất cả những kiến thức giảng dạy khôngnhững về đạo đức, phong tục mà còn tất cả những điều cần hiểu biết của mộthoàng tử. Nhiều tuổi hơn một chút nữa, học các môn võ nghệ cậu đều tiếpthu nhanh chóng với một sự thành thạo tinh thông tuyệt vời làm mọi ngườiđều thán phục nhất là hoàng đế, cha cậu. Khi hoàng tử chớm tuổi mười lăm, hoàng đế vốn có một tình thươngyêu con rất đằm thắm và tình yêu thương đó luôn được thể hiện bằng mọicách. Ông muốn biểu lộ nó một cách thật đặc biệt và huy hoàng đó là thoáivị để nhường ngôi báu cho chàng. Ông trao đổi ý đó với tể tướng và nóithêm: - Ta sợ là con ta sẽ làm mất đi, trong sự nhàn hạ cái năng khiếu trờicho cũng như bao thành công thu lượm được trong học tập rèn luyện. Vìcũng đã đến tuổi để nghĩ đến sự nghỉ ngơi rồi nên ta quyết định nhường ngôicho hoàng tử, lui về sống nốt nhũng ngày còn lại với sự hài lòng được nhìnthấy con ta trị vì đất nước. Ta cần phảI nghỉ ngơi sau bao năm khó nhọc cầmquyền. Tể tướng không muốn nêu ra tất cả những lý do thuyết phục ôngkhoan thực hiện quyết định nhường ngôi, ngược lại, ông muốn đi sâu vàokhía cạnh tình cảm: - Tâu bệ hạ, hoàng tử hãy còn quá trẻ để đảm đương một gánh nặng làcai trị một quốc gia hùng mạnh. Bệ hạ sợ chàng có thể bị hư hỏng vì cuộcsống nhàn rỗi với nhiều lý do, nhưng để phòng ngừa, sao bệ hạ không xétđến việc lấy vợ sớm cho chàng? Hôn nhân sẽ ràng buộc và ngăn cản mộthoàng tử trẻ rơi vào cuộc s ...