Danh mục

Thiên Văn Hoc- Vì sao phải nghiên cứu thiên văn học? part 3

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.83 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trái đất tự quay đều quanh mình nó mỗi vòng mất khoảng 23 giờ 56 phút, đó chính là thời gian một ngày trên Trái đất. Kiến thức thông thường đó ai cũng biết. Hàng chục thế kỷ qua, con người chưa hề nghi ngờ điều đó. Thế nhưng thật không ngờ là Trái đất đã “lừa dối” chúng ta và “lừa dối ” vô số nhà thiên văn cổ kim. Trái đất không hề “thực thà” tự quay quanh mình nó với tốc độ đều đều mà trong một năm lúc quay nhanh, lúc quay chậm; trong mấy chục...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiên Văn Hoc- Vì sao phải nghiên cứu thiên văn học? part 3 Trái đất tự quay đều quanh mình nó mỗi vòng mất khoảng 23 giờ 56 phút, đóchính là thời gian một ngày trên Trái đất. Kiến thức thông thường đó ai cũng biết. Hàng chục thế kỷ qua, con người chưa hề nghi ngờ điều đó. Thế nhưng thật không ngờ là Trái đất đã “lừa dối” chúng ta và “lừa dối ” vô sốnhà thiên văn cổ kim. Trái đất không hề “thực thà” tự quay quanh mình nó với tốcđộ đều đều mà trong một năm lúc quay nhanh, lúc quay chậm; trong mấy chụcnăm có vài năm quay nhanh hẳn lên, có vài năm quay chậm hẳn lại. Hình như“tính tình” Trái đất cũng có lúc vui lúc buồn. Khi vui thì đi nhanh, khi buồn thì đichậm? Con người đã phát hiện ra “ tính tình thất thường” của Trái đất như thế nào ? Vốn là trong các phòng trắc địa của các đài thiên văn trên thế giới đều đượctrang bị loại đồng hồ thạch anh chạy khá chính xác. Đồng hồ này được đặt trongphòng cách âm, cách nhiệt đặc biệt, quanh năm không thay đổi nhiệt đọ và độẩm. Với điều kiện tiêu chuẩn đó, đồng hồ thạch anh chạy càng chính xác và luônlàm hài lòng các nhà khoa học thiên văn. Điều bất ngờ là, tuy được cưng chiều như vậy mà đồng hồ thạch anh đã làmcho các nhà thiên văn học phải đau đầu. Người đầu tiên trên thế giới phát hiệnra tính khí thất thường của đồng hồ thạch anh là một nhà thiên văn học ngườiĐức. Ông phát hiện ra vào mùa Thu đồng hồ thạch anh chạy chậm hẳn lại , đếnmùa Đông lại chạy bình thường, đến mùa Xuân chạy nhanh hẳn lên và đến mùaHè thì chạy rất chính xác. Sự thay đổi đó tuy rất nhỏ, nhưng đối với các nhà khoa học thiên văn hàngngày tiếp xúc với toán học chính xác thì không phaỉ vấn đề đơn giản dễ bỏ qua.Ông đã công bố sự nghi ngờ của ông đối với độ chuẩn xác của đồng hồ thạchanh. Tin này vừa lan ra lập tức gây xôn xao dư luận thế giới . Tiếp đó trạm báo giờ ởParis, trạm báo giờ ở Washington, đài thiên văn Galilei ở Mỹ, đài thiên văn LiênXô (trứơc đây), v.v... đều phát hiện ra đồng hồ thạch anh trong các phòng trắcđịa của các nước đó đều mắc một căn bệnh “đùa nghich” giống nhau là: mùaThu chạy chậm, mùa Xuân chạy nhanh, Phải chăng tất cả các đồng hồ thạchanh trên thế giới đều sai? Không thể như thế được! Các nhà thiên văn đã bỏcông sức nghiên cứu giải đáp vấn đề này và đã tìm ra đáp số mĩ mãn: khôngphải các đồng hồ thạch anh “đùa nghich”; không phải đến mùa Thu đồng hồthạch anh chạy chậm, sang mùa Xuân thì chạy nhanh mà Trái đất quay nhanhvào mùa Thu và quay chậm vào mùa Xuân. Ngày nay khoa học thiên văn đã giải đáp rất rõ ràng: Trái đất tự quay quanhmình nó với tốc độ không đều, nó quay nhanh nhất vào tháng 8 và chậm nhấtvào tháng 3 và tháng 4 hàng năm Không những trong một năm Trái đất quay quanh mình nó với tốc độ khôngđều mà trong nhiều thế kỷ qua tốc độ quay của nó cũng không đều. Trong vòng2000 năm trở lại đây, cứ qua một trăm năm thì 1 ngày đêm lại dài ra 0,001 giây.Ngoài ra cứ vài chục năm Trái đất lại thay đổ “tính nết ” quay nhanh trong mấynăm liền tiếp đó lại quay chậm trong mấy năm liền. Tại sao Trái đất thích “đùa nghịch” như vậy? Các nhà khoa học thiên văn đã lao động không mệt mỏi để giải đáp vấn đềnày và họ đã đưa ra nhiều ý kiến giải thích: Có người cho rằng hiện tượng này liên quan tới Nam cực. Nam cực có nhữngnúi băng khổng lồ nay đang tan dần, tức là các tảng băng ở châu Nam cực ngàycàng giảm bớt, trọng lượng của châu Nam cực càng ngày càng nhẹ đi khiến Tráiđất mất cân bằng và ảnh hưởng tới tốc độ quay của nó . Có người cho rằng hiện tượng này liên quan tới Mặt trăng. Sức hút của Mặttrăng gây ra thuỷ triều lên xuống ở các đại dương trên Trái đất. Thuỷ triều lênxuống ngược với hướng quay của Trái đất khiến tốc độ tự quay của Trái đấtchậm dần. Cũng có người cho rằng gió mùa là thủ phạm cản trở trái đất tự quay với tốcđộ đều. Một nhà khoa học người Anh đã tính toán và kết luận rằng: luồng khôngkhí gió mùa thổi từ biển vào lục địa trong mùa đông và ngược lại từ lục địa rabiển vào mùa hè có trọng lượng lớn tới mức khó tin là 300.000 tỉ tấn. Luồng giónặng như vậy thổi từ nơi này đến nơi kia, hết trận này đến trận khác làm thay đổitrọng tâm của Trái đất và làm thay đổi cả trục Trái đất. Kết quả là tốc độ tự quaycủa Trái đất lúc nhanh lúc chậm. Vậy cuối cùng nguyên nhân nào ảnh hưởng tới tốc độ quay đều của Trái đất ?Các nhà thiên văn đang tiếp tục tìm tòi . Chắn chắn trong tương lai không xa vấnđề này sẽ được giải đáp chính xác, nhưng có thể phải đợi thế hệ trẻ vén tấmmàn bí mật lý thú này. Vì sao ở Nam cực và Bắc cực nửa năm là ngày, nửa... Trái đất chúng ta đang ở không ngừng quanh quanh Mặt trời và cơ thể chúngta lúc nào cũng hơi nghiêng một chút, bởi lẽ trục tự quay của Trái đất khôngthẳng góc với quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời , chúng lệch nhaukhoảng 66,5 độ. Vào tiết xuân phân hàng năm. Mặt trời chiếu thẳng vào xích đạo của Trái đất.Sau đó Trái đất chuyển dịch dần. Đến mùa hè, Mặt trời chiếu thẳng vào vùng ...

Tài liệu được xem nhiều: