Thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 110.48 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở thống nhất quan niệm về bài học và nhận diện các thành tố cơ bản của bài học, bài viết đề cập đến những yêu cầu và kĩ thuật cơ bản của thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo. Những yêu cầu và kĩ thuật này nhằm hỗ trợ nhà giáo nói chung, giảng viên nói riêng phát triển được kĩ năng thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo – một lí thuyết có tầm ảnh hưởng đáng kể trong thực tiễn dạy học đại học ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0247 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 239-246 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO LÍ THUYẾT KIẾN TẠO Phạm Văn Hải Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở thống nhất quan niệm về bài học và nhận diện các thành tố cơ bản của bài học, bài viết đề cập đến những yêu cầu và kĩ thuật cơ bản của thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo. Những yêu cầu và kĩ thuật này nhằm hỗ trợ nhà giáo nói chung, giảng viên nói riêng phát triển được kĩ năng thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo – một lí thuyết có tầm ảnh hưởng đáng kể trong thực tiễn dạy học đại học ở Việt Nam. Từ khóa: Bài học; kiến tạo; lí thuyết kiến tạo; thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo. 1. Mở đầu Thuyết Kiến tạo (constructivism), chính xác hơn, là một chuỗi các lí thuyết và mô hình về học tập, theo hướng lấy hoạtđộng và tương tác của người học làm nền tảng.Trong đó giảng dạy và học tập được triển khai theo quan điểm học viên là người chủ động tự xây dựng (kiến tạo) hiểu biết cho bản thân, bằng cách tác động vào đối tượng học,khám phá, bóc tách và kết nối thông tin thu được với những kiến thức, kinh nghiệm đã có để cấu trúc thành kiến thức mới, có ý nghĩa với cá nhân [2].Trong dạy học kiến tạo, học viên xây dựng kiến thức của riêng họ và thể hiện kiến thức đó từ trải nghiệm của mình. Việc học tập không phải diễn ra nhờ quá trình chuyển thông tin từ giáo viên hay giáo trình đến bộ não của học sinh, mà thay vào đó, mỗi người tự xây dựng hiểu biết hợp lí mang tính cá nhân của riêng họ. Theo Fraser [8], Tobin [7], thuyết kiến tạo đã trở thành lí thuyết có ảnh hưởng lớn trong khoa học giáo dục, vì nó cung cấp một mô hình học tập hợp lí đối với việc hình thành sự hiểu biết và thể hiện kinh nghiệm học tập và giảng dạy. Theo cách này, kiến tạo giữ nhiệm vụ tham chiếu tới lí thuyết để xây dựng một lớp học tối đa hóa hoạt động học tập của người học [8]. Điều này đã nhấn mạnh tới sự cần thiết có tác động sư phạm ảnh hưởng tới nơi mà diễn ra các hoạt động học tập của người học để giúp người học kiến tạo tri thức mới, có ý nghĩa dựa trên kinh nghiệm của họ trong và bằng cách giải quyết được các nhiệm vụ, vấn đề trong học tập. Lí thuyết kiến tạo được áp dụng và đưa lại nhiều thành công trong dạy học. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về dạy học kiến tạo, tuy nhiên những nghiên cứu đã có tập trung nhiều vào vận dụng lí thuyết này trong tổ chức dạy học những môn học/ phần thuộc khoa học chuyên ngành cụ thể. Những nghiên cứu chuyên sâu hướng đến thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo còn tương đối ít, trong khi, thiết kế bài học là việc làm trước tiên và cũng là hoạt động cơ bản của người giáo viên, theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Bài viết đề cập đến một số vấn đề cơ bản của thiết kế bài học theo tiếp cận kiến tạo, nhằm trao đổi, làm sâu sắc hơn những khía cạnh về thiết kế bài học trên bình diện của lí thuyết kiến tạo. Ngày nhận bài: 12/10/2014. Ngày nhận đăng: 10/5/2015 Liên hệ: Phạm Văn Hải, e-mail: longhaisp2@yahoo.com. 239 Phạm Văn Hải 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về dạy học kiến tạo Dạy học kiến tạo chịu ảnh hưởng của nhiều nhà triết học, tâm lí học và giáo dục học: John Dewey (1859–1952); Maria Montessori (1870–1952); Władysław Strzemi´nski (1893–1952); Jean Piaget (1896–1980); Lev Vygotsky (1896–1934); Heinz von Foerster (1911–2002); Jerome Bruner (1915-); Herbert Simon (1916–2001) Paul Watzlawick (1921–2007); Ernst von Glasersfeld (1917–2010) Edgar Morin (1921-). Trong đó, đặc biệt là Jean Piaget và Lev Vygotsky. Jean Piaget cung cấp nguyên lí hình thành tri thức từ hoạt động của cá nhân, được tạo ra bởi chủ thể thông qua trải nghiệm; tri thức mới bao giờ cũng được hình thành từ tri thức đã có ở cá nhân đó [3], [4]. Lev Vygotsky cung cấp một nguyên lí khác: tri thức phải được kích hoạt và được hình thành trong các tương tác xã hội (và nhất thiết phải phụ thuộc bối cảnh), qua sự tương tác, tranh luận, trao đổi trong cộng đồng [5]. Đối với Jean Piaget, tri thức được kiến tạo từ bên trong (Radical Constructivism, hay Personal Constructivism, thậm chí chỉ gọi là Constructivism), còn với Lev Vygotsky, tri thức được kiến tạo từ bên ngoài (Social Constructivism). Kiến tạo cơ bản (kiến tạo cá nhân) tập trung vào quá trình kiến tạo tri thức của các cá nhân riêng biệt, đề cao vai trò cá nhân, tính chủ động tích cực của cá nhân. Còn kiến tạo xã hội tập trung vào các bối cảnh xã hội của việc học, đề cao tính tương tác xã hội và việc khai thác các điều kiện xã hội tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0247 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 239-246 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO LÍ THUYẾT KIẾN TẠO Phạm Văn Hải Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở thống nhất quan niệm về bài học và nhận diện các thành tố cơ bản của bài học, bài viết đề cập đến những yêu cầu và kĩ thuật cơ bản của thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo. Những yêu cầu và kĩ thuật này nhằm hỗ trợ nhà giáo nói chung, giảng viên nói riêng phát triển được kĩ năng thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo – một lí thuyết có tầm ảnh hưởng đáng kể trong thực tiễn dạy học đại học ở Việt Nam. Từ khóa: Bài học; kiến tạo; lí thuyết kiến tạo; thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo. 1. Mở đầu Thuyết Kiến tạo (constructivism), chính xác hơn, là một chuỗi các lí thuyết và mô hình về học tập, theo hướng lấy hoạtđộng và tương tác của người học làm nền tảng.Trong đó giảng dạy và học tập được triển khai theo quan điểm học viên là người chủ động tự xây dựng (kiến tạo) hiểu biết cho bản thân, bằng cách tác động vào đối tượng học,khám phá, bóc tách và kết nối thông tin thu được với những kiến thức, kinh nghiệm đã có để cấu trúc thành kiến thức mới, có ý nghĩa với cá nhân [2].Trong dạy học kiến tạo, học viên xây dựng kiến thức của riêng họ và thể hiện kiến thức đó từ trải nghiệm của mình. Việc học tập không phải diễn ra nhờ quá trình chuyển thông tin từ giáo viên hay giáo trình đến bộ não của học sinh, mà thay vào đó, mỗi người tự xây dựng hiểu biết hợp lí mang tính cá nhân của riêng họ. Theo Fraser [8], Tobin [7], thuyết kiến tạo đã trở thành lí thuyết có ảnh hưởng lớn trong khoa học giáo dục, vì nó cung cấp một mô hình học tập hợp lí đối với việc hình thành sự hiểu biết và thể hiện kinh nghiệm học tập và giảng dạy. Theo cách này, kiến tạo giữ nhiệm vụ tham chiếu tới lí thuyết để xây dựng một lớp học tối đa hóa hoạt động học tập của người học [8]. Điều này đã nhấn mạnh tới sự cần thiết có tác động sư phạm ảnh hưởng tới nơi mà diễn ra các hoạt động học tập của người học để giúp người học kiến tạo tri thức mới, có ý nghĩa dựa trên kinh nghiệm của họ trong và bằng cách giải quyết được các nhiệm vụ, vấn đề trong học tập. Lí thuyết kiến tạo được áp dụng và đưa lại nhiều thành công trong dạy học. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về dạy học kiến tạo, tuy nhiên những nghiên cứu đã có tập trung nhiều vào vận dụng lí thuyết này trong tổ chức dạy học những môn học/ phần thuộc khoa học chuyên ngành cụ thể. Những nghiên cứu chuyên sâu hướng đến thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo còn tương đối ít, trong khi, thiết kế bài học là việc làm trước tiên và cũng là hoạt động cơ bản của người giáo viên, theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Bài viết đề cập đến một số vấn đề cơ bản của thiết kế bài học theo tiếp cận kiến tạo, nhằm trao đổi, làm sâu sắc hơn những khía cạnh về thiết kế bài học trên bình diện của lí thuyết kiến tạo. Ngày nhận bài: 12/10/2014. Ngày nhận đăng: 10/5/2015 Liên hệ: Phạm Văn Hải, e-mail: longhaisp2@yahoo.com. 239 Phạm Văn Hải 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về dạy học kiến tạo Dạy học kiến tạo chịu ảnh hưởng của nhiều nhà triết học, tâm lí học và giáo dục học: John Dewey (1859–1952); Maria Montessori (1870–1952); Władysław Strzemi´nski (1893–1952); Jean Piaget (1896–1980); Lev Vygotsky (1896–1934); Heinz von Foerster (1911–2002); Jerome Bruner (1915-); Herbert Simon (1916–2001) Paul Watzlawick (1921–2007); Ernst von Glasersfeld (1917–2010) Edgar Morin (1921-). Trong đó, đặc biệt là Jean Piaget và Lev Vygotsky. Jean Piaget cung cấp nguyên lí hình thành tri thức từ hoạt động của cá nhân, được tạo ra bởi chủ thể thông qua trải nghiệm; tri thức mới bao giờ cũng được hình thành từ tri thức đã có ở cá nhân đó [3], [4]. Lev Vygotsky cung cấp một nguyên lí khác: tri thức phải được kích hoạt và được hình thành trong các tương tác xã hội (và nhất thiết phải phụ thuộc bối cảnh), qua sự tương tác, tranh luận, trao đổi trong cộng đồng [5]. Đối với Jean Piaget, tri thức được kiến tạo từ bên trong (Radical Constructivism, hay Personal Constructivism, thậm chí chỉ gọi là Constructivism), còn với Lev Vygotsky, tri thức được kiến tạo từ bên ngoài (Social Constructivism). Kiến tạo cơ bản (kiến tạo cá nhân) tập trung vào quá trình kiến tạo tri thức của các cá nhân riêng biệt, đề cao vai trò cá nhân, tính chủ động tích cực của cá nhân. Còn kiến tạo xã hội tập trung vào các bối cảnh xã hội của việc học, đề cao tính tương tác xã hội và việc khai thác các điều kiện xã hội tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational science Lí thuyết kiến tạo Thiết kế bài học Kĩ năng thiết kế bài học Mô hình học tập Dạy học kiến tạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 334 1 0 -
Thực trạng liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm
17 trang 55 0 0 -
Đánh giá tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi bằng TSD – Z của Klaus K. Urban
7 trang 29 0 0 -
Khó khăn tâm lí của người đồng tính nam
8 trang 27 0 0 -
Đạo đức học thực tiễn của Xô-Crát
5 trang 25 0 0 -
Công tác đào tạo giáo viên và vai trò của các bài tập tâm lí học
6 trang 24 0 0 -
Lý thuyết kiến tạo trong dạy học
3 trang 23 0 0 -
Vận dụng tư duy thuận nghịch trong dạy học môn Toán
6 trang 23 0 0 -
Occupational orientation education (O.O.E.) in high schools: Problems and solutions
8 trang 21 0 0 -
7 trang 21 0 0