Thiết kế CD hướng nghiệp cho học sinh khiếm thị ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 342.38 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài đề cập đến việc tổ chức thiết kế CD hướng nghiệp cho học sinh (HS) khiếm thị ở một số trường trung học phổ thông (THPT) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu hướng nghiệp của HS khiếm thị bằng đĩa CD ở mức cần thiết trở lên là 87% trong tổng số HS khiếm thị được khảo sát. CD hướng nghiệp cho HS khiếm thị được thiết kế dựa trên 3 bước trong quy trình hướng nghiệp là: nhận thức bản thân; nhận thức nghề nghiệp; lập kế hoạch nghề nghiệp. Ngoài ra, đề tài cũng giới thiệu một số số liệu về mức độ khả thi của đĩa CD hướng nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế CD hướng nghiệp cho học sinh khiếm thị ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh Năm học 2015 - 2016 THIẾT KẾ CD HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hồng Thanh, Trần Thị Mộng Cơ (Sinh viên năm 3, Khoa Tâm lí học) GVHD: ThS Nguyễn Thị Diễm My TÓM TẮT Đề tài đề cập đến việc tổ chức thiết kế CD hướng nghiệp cho học sinh (HS) khiếm thị ở một số trường trung học phổ thông (THPT) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu hướng nghiệp của HS khiếm thị bằng đĩa CD ở mức cần thiết trở lên là 87% trong tổng số HS khiếm thị được khảo sát. CD hướng nghiệp cho HS khiếm thị được thiết kế dựa trên 3 bước trong quy trình hướng nghiệp là: nhận thức bản thân; nhận thức nghề nghiệp; lập kế hoạch nghề nghiệp. Ngoài ra, đề tài cũng giới thiệu một số số liệu về mức độ khả thi của đĩa CD hướng nghiệp. Từ khóa: đĩa CD hướng nghiệp, thiết kế đĩa CD cho học sinh trung học phổ thông khiếm thị, học sinh khiếm thị. 1. Đặt vấn đề Nghề nghiệp là phương tiện đảm bảo vật chất và tinh thần của con người. Do đó, việc lựa chọn cho bản thân một nghề nghiệp phù hợp cũng là một trong những việc quan trọng nhất của cuộc đời. Từ lâu, công tác hướng nghiệp cho HS ngay từ THPT đã trở nên vô cùng cần thiết. Hướng nghiệp giúp HS có thể tiến hành lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn và khoa học, không ngẫu nhiên cảm tính. Các em có cơ hội khám phá chính bản thân mình, hiểu biết đầy đủ về năng lực, tính cách, sở thích, sở trường, sở đoản một cách khách quan. Hướng nghiệp còn trang bị cho các em những hiểu biết cần thiết về yêu cầu tâm sinh lí của từng ngành nghề đối với người học. Từ đó, các em có cơ hội đối chiếu những phẩm chất sở thích của bản thân với yêu cầu của ngành nghề nhằm chọn ngành nghề phù hợp nhất và lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu nghề nghiệp. Hơn nữa, vấn đề nghề nghiệp đối với HS khiếm thị là rất khó khăn. Hầu hết các sinh viên khuyết tật, đặc biệt là các sinh viên khiếm thị đều không tìm được việc làm hoặc làm những ngành nghề phù hợp với đặc thù khiếm khuyết của mình. Có khoảng 94% người khiếm thị không có việc làm và phần lớn các công việc hiện tại của người khiếm thị chủ yếu vẫn là lao động phổ thông và thu nhập trung bình hàng tháng vẫn còn khá thấp. Vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật nói chung người khiếm thị nói riêng không còn là chức trách riêng của một đơn vị ban ngành nào cả mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Thực tế cho thấy có nhiều HS khiếm thị có thể đi học, nhưng đối với các em, việc chọn nghề không hề đơn giản. Khả năng tiếp cận tài liệu của các em còn rất hạn chế vì 281 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH các tài liệu hay thông tin hướng nghiệp chủ yếu đều ở dạng viết và so với các dạng tật khác, các ngành nghề cho người khiếm thị không đa dạng nên việc các HS khiếm thị định hướng lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp tương đối khó khăn. Bên cạnh đó, để hướng nghiệp có hiệu quả cho HS khiếm thị, cần tuân theo một quy trình khoa học với những bước cụ thể, đòi hỏi tính khoa học, tính thực tiễn với cơ sở của tâm lí học. Chỉ theo sát quy trình mới có thể giúp các em có cái nhìn đúng đắn về tính cách, năng lực của bản thân cũng như sự đáp ứng yêu cầu của bản thân các em đối với nghề nghiệp đó như thế nào. Xuất phát từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: Thiết kế CD hướng nghiệp cho HS khiếm thị ở một số trường THPT tại TPHCM để phần nào đó có thể hỗ trợ các em có được sự định hướng đúng và đầy đủ trong việc chọn nghề, từ đó HS có thể tự lập kế hoạch tương lai cho bản thân mình. 2. Nội dung 2.1. Một số vấn đề lí luận cơ bản 2.1.1. Hướng nghiệp Hướng nghiệp là quá trình hướng dẫn chọn nghề, là những hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân đánh giá toàn bộ năng lực và đặc điểm tính cách của bản thân, đối chiếu những năng lực đó với những yêu cầu của nghề đặt ra cho người lao động. Từ đó, giúp cá nhân định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. 2.1.2. Hướng nghiệp cho HS THPT khiếm thị Hiện nay, hướng nghiệp cho HS THPT khiếm thị chủ yếu tập trung vào những nội dung tương tự như với ở trường THPT thông thường [12]: - Giúp HS định hướng đúng đắn về nghề nghiệp tương lai bằng cách cung cấp những thông tin về hệ thống ngành nghề và hệ thống các trường đào tạo nghề trong xã hội; giới thiệu những ngành, nghề mà xã hội, địa phương đang có nhu cầu… - Tư vấn cho HS chọn nghề phù hợp, có căn cứ khoa học bằng cách: + Sử dụng các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế CD hướng nghiệp cho học sinh khiếm thị ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh Năm học 2015 - 2016 THIẾT KẾ CD HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hồng Thanh, Trần Thị Mộng Cơ (Sinh viên năm 3, Khoa Tâm lí học) GVHD: ThS Nguyễn Thị Diễm My TÓM TẮT Đề tài đề cập đến việc tổ chức thiết kế CD hướng nghiệp cho học sinh (HS) khiếm thị ở một số trường trung học phổ thông (THPT) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu hướng nghiệp của HS khiếm thị bằng đĩa CD ở mức cần thiết trở lên là 87% trong tổng số HS khiếm thị được khảo sát. CD hướng nghiệp cho HS khiếm thị được thiết kế dựa trên 3 bước trong quy trình hướng nghiệp là: nhận thức bản thân; nhận thức nghề nghiệp; lập kế hoạch nghề nghiệp. Ngoài ra, đề tài cũng giới thiệu một số số liệu về mức độ khả thi của đĩa CD hướng nghiệp. Từ khóa: đĩa CD hướng nghiệp, thiết kế đĩa CD cho học sinh trung học phổ thông khiếm thị, học sinh khiếm thị. 1. Đặt vấn đề Nghề nghiệp là phương tiện đảm bảo vật chất và tinh thần của con người. Do đó, việc lựa chọn cho bản thân một nghề nghiệp phù hợp cũng là một trong những việc quan trọng nhất của cuộc đời. Từ lâu, công tác hướng nghiệp cho HS ngay từ THPT đã trở nên vô cùng cần thiết. Hướng nghiệp giúp HS có thể tiến hành lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn và khoa học, không ngẫu nhiên cảm tính. Các em có cơ hội khám phá chính bản thân mình, hiểu biết đầy đủ về năng lực, tính cách, sở thích, sở trường, sở đoản một cách khách quan. Hướng nghiệp còn trang bị cho các em những hiểu biết cần thiết về yêu cầu tâm sinh lí của từng ngành nghề đối với người học. Từ đó, các em có cơ hội đối chiếu những phẩm chất sở thích của bản thân với yêu cầu của ngành nghề nhằm chọn ngành nghề phù hợp nhất và lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu nghề nghiệp. Hơn nữa, vấn đề nghề nghiệp đối với HS khiếm thị là rất khó khăn. Hầu hết các sinh viên khuyết tật, đặc biệt là các sinh viên khiếm thị đều không tìm được việc làm hoặc làm những ngành nghề phù hợp với đặc thù khiếm khuyết của mình. Có khoảng 94% người khiếm thị không có việc làm và phần lớn các công việc hiện tại của người khiếm thị chủ yếu vẫn là lao động phổ thông và thu nhập trung bình hàng tháng vẫn còn khá thấp. Vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật nói chung người khiếm thị nói riêng không còn là chức trách riêng của một đơn vị ban ngành nào cả mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Thực tế cho thấy có nhiều HS khiếm thị có thể đi học, nhưng đối với các em, việc chọn nghề không hề đơn giản. Khả năng tiếp cận tài liệu của các em còn rất hạn chế vì 281 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH các tài liệu hay thông tin hướng nghiệp chủ yếu đều ở dạng viết và so với các dạng tật khác, các ngành nghề cho người khiếm thị không đa dạng nên việc các HS khiếm thị định hướng lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp tương đối khó khăn. Bên cạnh đó, để hướng nghiệp có hiệu quả cho HS khiếm thị, cần tuân theo một quy trình khoa học với những bước cụ thể, đòi hỏi tính khoa học, tính thực tiễn với cơ sở của tâm lí học. Chỉ theo sát quy trình mới có thể giúp các em có cái nhìn đúng đắn về tính cách, năng lực của bản thân cũng như sự đáp ứng yêu cầu của bản thân các em đối với nghề nghiệp đó như thế nào. Xuất phát từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: Thiết kế CD hướng nghiệp cho HS khiếm thị ở một số trường THPT tại TPHCM để phần nào đó có thể hỗ trợ các em có được sự định hướng đúng và đầy đủ trong việc chọn nghề, từ đó HS có thể tự lập kế hoạch tương lai cho bản thân mình. 2. Nội dung 2.1. Một số vấn đề lí luận cơ bản 2.1.1. Hướng nghiệp Hướng nghiệp là quá trình hướng dẫn chọn nghề, là những hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân đánh giá toàn bộ năng lực và đặc điểm tính cách của bản thân, đối chiếu những năng lực đó với những yêu cầu của nghề đặt ra cho người lao động. Từ đó, giúp cá nhân định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. 2.1.2. Hướng nghiệp cho HS THPT khiếm thị Hiện nay, hướng nghiệp cho HS THPT khiếm thị chủ yếu tập trung vào những nội dung tương tự như với ở trường THPT thông thường [12]: - Giúp HS định hướng đúng đắn về nghề nghiệp tương lai bằng cách cung cấp những thông tin về hệ thống ngành nghề và hệ thống các trường đào tạo nghề trong xã hội; giới thiệu những ngành, nghề mà xã hội, địa phương đang có nhu cầu… - Tư vấn cho HS chọn nghề phù hợp, có căn cứ khoa học bằng cách: + Sử dụng các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học sinh viên Thiết kế CD hướng nghiệp Học sinh khiếm thị Trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh Hướng nghiệm cho học sinh khiếm thịGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 592 5 0
-
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 253 2 0 -
119 trang 210 0 0
-
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thị trường lao động thành phố Hồ chí Minh giai đoạn 2010-2015
35 trang 159 0 0 -
12 trang 152 0 0
-
Thủ tục công nhận làng nghề truyền thống
5 trang 147 0 0 -
17 trang 127 0 0
-
Ứng dụng vi điều khiển PIC 16F877A trong thí nghiệm vật lí phổ thông
12 trang 120 0 0 -
19 trang 103 0 0
-
4 trang 101 0 0
-
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 94 0 0 -
10 trang 91 0 0
-
Quyết định số 66/2012/QĐ-UBND
17 trang 91 0 0 -
Rèn luyện các thao tác tư duy không gian trong dạy học Địa lí 12 ở trường trung học phổ thông
5 trang 63 0 0 -
9 trang 51 0 0
-
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 26: Thành phố Hồ Chí Minh (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 50 0 0 -
7 trang 49 0 0
-
12 trang 48 0 0
-
Nghiên cứu hiệu ứng quang xúc tác và khả năng hấp phụ Cr (VI) của vật liệu Nanocomposite ZnO – CuO
7 trang 47 0 0 -
8 trang 47 0 0