Danh mục

Thiết kế dụng cụ thí nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khám phá về nước

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 649.53 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu “Thiết kế dụng cụ thí nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khám phá về nước” trình bày tổng quan về các hướng nghiên cứu thiết kế dụng cụ thí nghiệm, thực trạng việc sử dụng và thiết kế các dụng cụ thí nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi khám phá về nước ở trường mầm non và đề xuất quy trình thiết kế dụng cụ thí nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế dụng cụ thí nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khám phá về nước KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 THIẾT KẾ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI KHÁM PHÁ VỀ NƢỚC Đào Mai Hoa, Trần Thị Thắm, Nguyễn Thị Xuân Vui, Lớp K61, Khoa Giáo dục Mầm non GVHD: ThS. Nguyễn Thị Luyến Tóm tắt: Báo cáo trình bày tổng quan về các hướng nghiên cứu thiết kế dụng cụ thí nghiệm, thực trạng việc sử dụng và thiết kế các dụng cụ thí nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi khám phá về nước ở trường mầm non và đề xuất quy trình thiết kế dụng cụ thí nghiệm. Nhóm tác giả đã thiết kế 4 bộ dụng cụ thí nghiệm khám phá nước, bao gồm: bánh quay nước, bể lọc nước, máy đa năng sử dụng sức nước, mô hình vòng tuần hoàn của nước. Các bộ dụng cụ được hoàn thiện theo quy trình thiết kế và thử nghiệm nghiêm túc, thể hiện tính ứng dụng cao và tiết kiệm về chi phí, hoàn toàn có thể triển khai rộng rãi ở các trường mầm non. Từ khóa: dụng cụ thí nghiệm, khám phá nước, trẻ 5-6 tuổiI. MỞ ĐẦU Hòa nhịp vào xu thế phát triển chung của thế giới, ngành giáo dục Mầm non nước tađang ngày một đổi mới mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Quan điểm đổi mới hiện nay có tác độnglớn đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đó là tăng cường hoạt động thực hành trảinghiệm cho trẻ. Tiếp cận quan điểm này, giáo viên mầm non đã có nhiều thay đổi về phươngpháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Bên cạnh đó, với gia tốc phát triển nhanh hiện nay, trẻ 5-6 tuổi sớm phát triển về trítuệ, có khả năng thu nhận khối lượng tri thức lớn, đã hình thành kĩ năng nhận thức, thái độnhận thức tích cực. Vì vậy hoạt động khám phá khoa học nói chung và thí nghiệm ở trườngmầm non nói riêng là một trong những hoạt động có lợi thế vượt trội với việc sử dụngphương pháp thực hành giúp trẻ tự tìm kiếm tri thức, thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân. Để tổ chức một hoạt động khám phá khoa học có hiệu quả, bên cạnh vai trò hướngdẫn của giáo viên, sự chủ động tích cực của trẻ thì môi trường hoạt động với nguyên vậtliệu, dụng cụ phong phú là yếu tố vô cùng cần thiết. Nhất là với việc tổ chức thí nghiệm, cóthể xem dụng cụ thí nghiệm là yếu tố cơ bản đảm bảo hiệu quả của thí nghiệm. Tuy nhiên,hiện nay việc thiết kế và sử dụng dụng cụ thí nghiệm của giáo viên mầm non chưa đáp ứngđược yêu cầu của hoạt động thí nghiệm dẫn đến hiệu quả thí nghiệm chưa cao. Trong các hoạt động thí nghiệm của trẻ ở trường mầm non, thí nghiệm khám phá vềnước được giáo viên thực hiện nhiều nhất không chỉ bởi nước là một vật chất quen thuộc,có vai trò quan trọng đối với đời sống mà còn bởi giáo viên có thể dễ dàng làm nhiều thínghiệm khác nhau cho trẻ khám phá các tính chất của nước hơn so với các loại vật chấtkhác như không khí, các vật thể rắn, hay các hiện tượng thiên nhiên…Mặc dù vậy, nhữngthí nghiệm về nước cho trẻ 5-6 tuổi vẫn chưa có nhiều đột phá, cần có những nghiên cứucụ thể nhằm đổi mới cách tổ chức các thí nghiệm này cho trẻ từ việc bổ sung những dụngcụ thí nghiệm có tính ứng dụng cao.376 KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế dụng cụ thínghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá về nước”.II. NỘI DUNG1. Thí nghiệm và đặc điểm thí nghiệm của trẻ mầm non 1.1. Khái niệm “Thí nghiệm” Thí nghiệm là quá trình tác động có mục đích của con người vào các đối tượng nàođó trong tự nhiên nhằm tạo ra một hiện tượng, một sự biến đổi trong điều kiện nhất định đểlàm bộc lộ tính chất của chúng đáp ứng nhu cầu nhận thức của chủ thể. 1.2. Đặc điểm thí nghiệm của trẻ mầm non Thí nghiệm của trẻ mầm non có đặc điểm: Tính quan sát được; đơn giản, dễ hiểu; vậtliệu, dụng cụ thí nghiệm dễ tìm, dễ sử dụng và an toàn với trẻ; có hệ thống câu hỏi hướngdẫn của giáo viên.2. Dụng cụ thí nghiệm 2.1. Khái niệm “Dụng cụ thí nghiệm” Dụng cụ thí nghiệm là những vật do con người tạo ra được sử dụng để chứa, đựng,tác động vào đối tượng thí nghiệm hoặc quan sát, đo lường đối tượng. Ví dụ: cốc dùng đểđựng nước, thìa dùng để khuấy, kính lúp để quan sát, thước để đo… 2.2. Đặc điểm dụng cụ thí nghiệm Dụng cụ thí nghiệm cho trẻ mầm non có các đặc điểm sau: Tính khoa học; tính đơngiản; tính an toàn; tính thẩm mĩ; tính bền. 2.3. Các loại dụng cụ thí nghiệm khám phá về nước Căn cứ vào cách làm dụng cụ thí nghiệm, ta có thể chia làm 2 loại: dụng cụ có sẵn vàdụng cụ chế tạo. 2.4. Vai trò của dụng cụ thí nghiệm trong việc tổ chức thí nghiệm cho trẻ 5-6 tuổikhám phá về nước Vai trò của dụng cụ thí nghiệm thể hiện ở chỗ: Dụng cụ thí nghiệm làm bộc lộ tínhchất của đối tượng giúp tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: