Danh mục

Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học 'sinh học tế bào' cho học viên lớp đại học liên thông sư phạm sinh ở trường Đại học Quảng Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.85 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học “sinh học tế bào” cho học viên lớp đại học liên thông sư phạm sinh ở trường Đại học Quảng Nam vận dụng quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học để thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học tế bào với chủ đề “Xây dựng mô hình cấu trúc tế bào” cho học viên lớp liên thông Sư phạm Sinh ở trường Đại học Quảng Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học “sinh học tế bào” cho học viên lớp đại học liên thông sư phạm sinh ở trường Đại học Quảng Nam THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC “SINH HỌC TẾ BÀO” CHO HỌC VIÊN LỚP ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG SƯ PHẠM SINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Triệu Thy Hòa1 Tóm tắt: Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học không những giúp người học phát triển năng lực Sinh học mà còn phát triển các năng lực chung như: Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tự chủ và Tự học. Bài viết vận dụng quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học để thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học tế bào với chủ đề “Xây dựng mô hình cấu trúc tế bào” cho học viên lớp liên thông Sư phạm Sinh ở trường Đại học Quảng Nam. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, năng lực sinh học, tế bào 1. Mở đầu Mặc dù vấn đề đổi mới giáo dục đã được quán triệt trong nghị quyết của Đảng và được Bộ Giáo dục - Đào tạo cụ thể hóa, tuy nhiên hiện nay ở trường phổ thông nói chung, các trường THCS nói riêng, giáo viên còn quá chú trọng đến truyền tải kiến thức mà chưa thực sự quan tâm đến dạy cho học sinh hình thành và phát triển các năng lực thông qua các hoạt động học tập trong đó có hoạt động trải nghiệm. Chính vì vậy hiệu quả tiết học chưa cao, đặc biệt là chưa hình thành được các năng lực cho người học như năng lực giao tiếp hợp tác nhóm, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực giải quyết vấn đề. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, việc kết hợp giữa dạy lý thuyết với các hoạt động trải nghiệm sẽ giúp người học khám phá thế giới tự nhiên, phát triển các các năng lực chung và năng lực sinh học. Do vậy, để tổ chức các giờ học Sinh học có hiệu quả cần phải thiết kế và tổ chức được các hoạt động trải nghiệm trong dạy học. Thông qua học trải nghiệm, người học sẽ hứng thú, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời có thể phát triển được các năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Học qua trải nghiệm sẽ góp phần thay đổi tư duy giáo dục từ chỗ đặt người dạy vào vị trí trung tâm sang lấy hoạt động học của người học làm trung tâm nhằm hướng tới sự phát triển cá nhân. Việc giáo viên nắm vững kỹ thuật thiết kế và tổ chức HĐTN trong dạy học Sinh học là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng học tập, đáp ứng được định hướng đổi mới giáo dục ở phổ thông hiện nay. Vì vậy, chúng tôi thiết kế HĐTN trong dạy học phần Sinh học tế bào cho học viên lớp liên thông Sư phạm Sinh nhằm giúp học viên có thêm trải nghiệm và kinh nghiệm thiết kế tổ chức HĐTN trong dạy học để có thể áp dụng cho học sinh ở trường phổ thông. 1. ThS., Trường Đại học Quảng Nam 14 TRIỆU THY HÒA 2. Nội dung 2.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Trải nghiệm là những tồn tại khách quan tác động vào giác quan con người, tạo ra cảm giác, tri giác, biểu tượng, con người cảm thấy có tác động đó và cảm nhận nó một cách rõ nét, để lại ấn tượng sâu đậm, rút ra bài học, vận dụng vào thực tiễn đời sống, hình thành nên các thái độ giá trị. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho người học tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Học qua trải nghiệm giúp người học chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy ở người học tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai [1]. Các HĐTN thường được tổ chức theo một chu trình với ba loại hình hoạt động: (1) Huy động kinh nghiệm đã có của người học liên quan đến chủ đề; (2) Rèn luyện các kĩ năng thành phần để góp phần tạo nên mục tiêu về năng lực của chủ đề; (3) Khái quát và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống có liên quan đến chủ đề hoạt động [2]. Theo Trần Thị Gái và Phan Thị Thanh Hội (2017), Hoạt động trải nghiệm trong dạy học là người học thực hiện các nhiệm vụ học tập với sự tham gia trực tiếp, tích cực hoặc tương tác trực tiếp với đối tượng học tập nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, năng lực và xúc cảm với đối tượng học tập [6]. Như vậy, hoạt động trải nghiệm trong dạy học là quá trình học tập tạo cơ hội cho mọi người học được trải nghiệm, được tiếp cận trực tiếp với thực tế mà họ nghiên cứu, học tập và góp phần hình thành năng lực, phẩm chất thông qua những trải nghiệm thực tiễn. Trong quá trình trải nghiệm, người học sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú hơn bởi vì chính sự trải nghiệm thực tế đã kích thích sự tò mò và hứng thú của người học. 2.2. Chu trình học tập qua hoạt động trải nghiệm Các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: