Danh mục

Thiết kế và biên tập Atlas địa lý tỉnh Thái Nguyên dung để dạy học địa lý địa phương

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 591.96 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở Thái Nguyên, nhà giáo nhân dân Trịnh Trúc Lâm cùng với một số tác giả khác đã tiến hành biên soạn tài liệu địa lí địa phương tỉnh Thái Nguyên, tài liệu này đã được đưa vào giảng dạy nhiều năm. Các thể loại bản đồ như bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ giáo khoa treo tường Thái Nguyên… cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu biên soạn…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế và biên tập Atlas địa lý tỉnh Thái Nguyên dung để dạy học địa lý địa phươngTạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009Khoa học Giáo dụcTHIẾT KẾ VÀ BIÊN TẬP ATLAS ĐỊA LÍ TỈNH THÁI NGUYÊNDÙNG ĐỂ DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNGHoàng Thanh Vân (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên)1. Đặt vấn đềViệc xây dựng Atlas địa lí địa phương phục vụ cho công tác qui hoạch và phát triển kinhtế - xã hội, đồng thời dùng để dạy học địa lí địa phương đã được các nước phương tây tiến hànhtừ rất sớm - nửa đầu thế kỉ XX. Ở Việt Nam, Atlas địa lí địa phương cũng đã được nhiều tỉnhthành tiến hành xây dựng từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX trở lại đây, tiêu biểu là các tỉnhLai Châu, Thái Bình, Hà Nội, Đồng Nai… chủ yếu phục vụ cho công tác qui hoạch và phát triểnkinh tế - xã hội. Còn Atlas dùng để dạy học địa lí địa phương thì chưa tỉnh nào xây dựng. Đây làmột trong những khó khăn cho việc giảng dạy địa lí địa phương.Hiện nay rất nhiều tỉnh, thành đã biên soạn được tài liệu địa lí địa phương như Hà Nội,Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên… Đây là một cố gắng rất lớn của các Sở Giáodục và Đào tạo. Dạy học các chương trình địa lí nói chung và chương trình địa lí địa phương nóiriêng nếu chỉ có tài liệu giáo khoa thì chưa đạt hiệu quả cao, mà cần phải có đầy đủ các thể loạibản đồ giáo khoa để sử dụng phối hợp với tài liệu viết thì việc hình thành kiến thức địa lí địaphương mới hoàn chỉnh. Bởi vì mỗi thể loại bản đồ do chức năng của nó quy định chỉ tham giahình thành một khâu kiến thức và kĩ năng địa lí và bản đồ, nếu bỏ thể loại nào sẽ hình thànhthiếu (khuyết) phần kiến thức và kĩ năng đó cho học sinh.Ở Thái Nguyên, nhà giáo nhân dân Trịnh Trúc Lâm cùng với một số tác giả khác đã tiếnhành biên soạn tài liệu địa lí địa phương tỉnh Thái Nguyên, tài liệu này đã được đưa vào giảngdạy nhiều năm. Các thể loại bản đồ như bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ giáo khoa treotường Thái Nguyên… cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu biên soạn… Tuy nhiên,đến nay chưa có ai tiến hành thiết kế và biên tập Atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên. Để khắc phục tồntại trên đây, đồng thời hoàn chỉnh các thể loại bản đồ cơ bản dùng cho một chương trình địa líđịa phương, việc biên tập Atlas tỉnh Thái Nguyên phục vụ dạy học theo hướng tích cực là việclàm rất cần thiết.2. Nội dung2.1. Atlas địa lí giáo khoa tỉnh Thái NguyênTrong Atlas (địa lí; Atlas – bộ bản đồ), hệ thống các bản đồ có quan hệ hữu cơ, bổsung cho nhau, đối sánh được với nhau, hợp thành một thể thống nhất. Từ “Atlas” xuất hiệnlần đầu tiên trên bìa tập bản đồ của Meccato (G. Mercator; 1512 - 94). Atlas rất đa dạng, tùytheo các tiêu chí phân loại khác nhau, có: Atlas tổng hợp, Atlas quốc gia, Atlas khu vực; theonội dung, ta có: Atlas địa lí phổ thông, Atlas địa lí tự nhiên, Atlas kinh tế - xã hội, Atlaschuyên ngành như Atlas ngôn ngữ...; phân loại theo mục đích sử dụng: Atlas giáo khoa,Atlas du lịch, Atlas tra cứu khoa học... Tập bản đồ đầu tiên trên thế giới là Atlas do nhà toán1Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009Khoa học Giáo dụchọc, thiên văn học, địa lí học người Hi Lạp Ptôlêmê (Ptolémée) thành lập vào thế kỉ II. Atlasđầu tiên ở Việt Nam là tập Hồng Đức đồ bản (năm 1490).Atlas giáo khoa là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lí được sắp xếp một cách logic đểphục vụ cho mục đích dạy học. Nó có tính thống nhất nội tại cao về cơ sở toán học, nội dung và bốcục bản đồ. Atlas địa lí địa phương tỉnh Thái Nguyên là loại Atlas giáo khoa. Nội dung phù hợp vớichương trình địa lí địa phương lớp 9 bậc THCS mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, phù hợp vớitrình độ người học và tiến trình dạy học địa lí phổ thông. Các bản đồ được thiết kế trên nhiều trang,sử dụng nhiều màu sắc, nội dung rất phong phú. Ngoài bản đồ, trong Atlas còn nhiều biểu đồ, tranhảnh minh họa và các bảng số liệu tra cứu, phản ánh khá đầy đủ các điều kiện tự nhiên, nguồn tàinguyên thiên nhiên và nhân văn, các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.Atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên được học sinh và giáo viên sử dụng phối hợp với các bảnđồ treo tường, các lược đồ trong sách giáo khoa và bản đồ câm trong giảng dạy và học tập địa lítỉnh Thái Nguyên. Hơn nữa, thời gian dạy học địa lí địa phương không nhiều, giáo viên hoàntoàn có thể hướng dẫn học sinh tự học địa lí tỉnh Thái Nguyên qua Atlas. Điều đó sẽ giúp choviệc dạy học đạt kết quả cao.2.2. Cơ sở khoa học để thiết kế và biên tập Atlas địa lí địa phương- Khi thiết kế bất cứ một Atlas giáo khoa dùng cho chương trình nào, phải dựa vào cơ sởlí luận của bản đồ giáo khoa, lí luận Atlas giáo khoa, lí luận dạy học tích cực và chương trình địalí mà Atlas phục vụ.- Thiết kế và biên tập Atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên phải dựa vào tài liệu địa lí tỉnh TháiNguyên, dựa vào bản đồ giáo khoa treo tường đã được các tác giả biên tập. Bản đồ trong tài liệugiáo khoa, bản đồ giáo khoa treo tường và Atlas giáo khoa phù hợp và bổ sung cho nhau sẽ có ýnghĩa lớn về mặt phương pháp sư phạm.- Nguồn số liệu trong Atlas được khai thác từ Niên giám thống kê Thái Nguyên và số liệucủa Cục thống kê Thái Nguyên cung cấp. Số liệu được tiến hành thống kê từ cơ sở cấp xã lênhuyện, tỉnh; thống kê số liệu của các ngành kinh tế - xã hội trong tỉnh, là sự tổng hợp khoa họccác nguồn thông tin thực tế, là tiếng nói chính thống của chính quyền địa phương, đảm bảo độ tincậy về mặt khoa học và tư cách pháp lí của Atlas địa lí địa phương, làm cho Atlas như là một tácphẩm giáo khoa hoàn chỉnh, xứng đáng là nguồn tư liệu khoa học độc lập dùng trong nhà trườngvà là sản phẩm khoa học dùng để phổ biến văn hóa bản đồ cho toàn dân trong tỉnh.- Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh đã được nghiệm thu và các tài liệu khảo cứucủa các ban ngành trong tỉnh là nguồn tài liệu bổ sung, quảng bá các nguồn tài nguyên thiênnhiên, xã hội và nhân văn, làm cho nội dung phong phú, có sức lôi cuốn, hấp dẫn người sử dụngAtlas. Đây cũng là nguồn tư liệu duy nhất giới thiệu đầy đủ các nguồn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: