Danh mục

Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hóa học đại cương ở trường đại học kỹ thuật

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 435.69 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sử dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học là một trong những phƣơng pháp giảng dạy tích cực, sáng kiến này sẽ giúp giảng viên tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian trong giảng dạy, giúp sinh viên phát huy tối đa sự sáng tạo, khả năng tƣ duy, ghi nhớ, kỹ năng hội họa, tạo tâm lý thoải mái, kích thích sự quan tâm của sinh viên trong học tập. Bài viết này sẽ hƣớng dẫn giáo viên và sinh viên trong trƣờng đại học kỹ thuật sử dụng bản đồ tƣ duy trong hoạt động dạy và học môn hóa học để góp phần vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học. Từ đó thu đƣợc kết quả học tập cao hơn và tạo ra một môi trƣờng học tập tích cực hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hóa học đại cương ở trường đại học kỹ thuật Nguyễn Ngọc Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 120(06): 197 – 202 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Nguyễn Ngọc Tuấn1,Trần Trung Ninh2 1 Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên, 2 Trường ĐH Sư phạm Hà Nội TÓM TẮT Bản đồ tƣ duy là một sơ đồ đƣợc sử dụng để phác thảo trực quan thông tin. Bản đồ tƣ duy thƣờng đƣợc tạo ra xung quanh một từ hoặc văn bản và đặt ở trung tâm, những ý tƣởng liên quan, lời nói và khái niệm đƣợc thêm vào. Nội dung chính đƣợc tạo ra từ một nút trung tâm, và loại nhỏ hơn là các chi nhánh của nội dung chính. Sử dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học là một trong những phƣơng pháp giảng dạy tích cực, sáng kiến này sẽ giúp giảng viên tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian trong giảng dạy, giúp sinh viên phát huy tối đa sự sáng tạo, khả năng tƣ duy, ghi nhớ, kỹ năng hội họa, tạo tâm lý thoải mái, kích thích sự quan tâm của sinh viên trong học tập. Bài viết này sẽ hƣớng dẫn giáo viên và sinh viên trong trƣờng đại học kỹ thuật sử dụng bản đồ tƣ duy trong hoạt động dạy và học môn hóa học để góp phần vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học. Từ đó thu đƣợc kết quả học tập cao hơn và tạo ra một môi trƣờng học tập tích cực hơn. Từ khóa: Bản đồ tư duy, kĩ thuật dạy học, dạy học tích cực, thực nghiệm, thí nghiệm MỞ ĐẦU* Đổi mới phƣơng pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên có thể thấy một thực tế là trong khi các trƣờng phổ thông đang tích cực tiến hành đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và đem lại kết quả khả quan thì hầu nhƣ các trƣờng trung cấp, cao đẳng, đại học vẫn chƣa quan tâm nhiều tới điều này. Phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu ở các trƣờng chuyên nghiệp vẫn là giảng viên thuyết trình, sinh viên thụ động trong việc tiếp nhận và làm chủ kiến thức, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, khả năng tƣ duy sáng tạo và hứng thú học tập của sinh viên. Bài báo này giới thiệu kỹ thuật dạy học sử dụng bản đồ tƣ duy (BĐTD) khi dạy các bài thực hành ở môn Hóa học Đại cƣơng ở các trƣờng đại học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. NỘI DUNG Giới thiệu về bản đồ tƣ duy (BĐTD) và các bƣớc thiết kế dạy học theo BĐTD Giới thiệu bản đồ tư duy Bản đồ tƣ duy (BĐTD) còn gọi là lƣợc đồ tƣ duy, sơ đồ tƣ duy... là một hình thức ghi chép * Tel: 0986 796536, Email: tuanhoa.cntt@gmail.com sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tƣởng, đƣợc xây dựng và phát triển bởi tác giả Tony Buzan. BĐTD đƣợc đánh giá là công cụ tƣ duy của thế kỷ 21, đƣợc ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực trong đó có giáo dục[4]. Sử dụng BĐTD trong dạy học là một kỹ thuật dạy học tích cực, giúp giảng viên chủ động, linh hoạt, tiết kiệm thời gian trong việc giảng dạy, giúp sinh viên phát huy tối đa tính sáng tạo, khả năng tƣ duy, ghi nhớ, năng khiếu hội họa, đồng thời tạo tâm lí thoải mái, kích thích hứng thú học tập của sinh viên. Các bước thiết kế dạy học theo BĐTD Bước 1: Xác định kiến thức trọng tâm Trƣớc khi thiết kế bài dạy, việc đầu tiên là cần xác định rõ kiến thức trọng tâm của bài. Từ đó, rút ra những yêu cầu cần thiết ở ngƣời học và phƣơng pháp dạy học của giảng viên. Bước 2: Xác định mục tiêu của bài học. Mục tiêu của bài học gồm ba thành tố: Kiến thức, kĩ năng, thái độ (khi xác định mục tiêu bài học cần chú ý tới những kiến thức và đặc biệt là các kĩ năng, thái độ ẩn chứa trong nội dung bài). Mục tiêu đƣợc thể hiện bằng các động từ có thể lƣợng hóa đƣợc với các mức độ: Biết – Hiểu – Vận dụng và vận dụng sáng tạo. 197 Nguyễn Ngọc Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 120(06): 197 – 202 Bước 3: Lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học Lựa chọn phương pháp dạy học Căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức truyền đạt và kiểu bài lên lớp để lựa chọn phƣơng pháp dạy học sao cho thích hợp. Khi đã chọn đƣợc phƣơng pháp dạy học cho tiết học, giảng viên cần phải ghi vào sơ đồ và thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch. Hiện nay, phƣơng pháp sử dụng có hiệu quả hơn cả là phƣơng pháp dạy học phức hợp, tức là, giảng viên sử dụng phối hợp các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để đạt hiệu quả cao nhất cho tiết học. Chuẩn bị phương tiện dạy học Chuẩn bị thiết bị dạy học cần thiết cho một tiết học nhƣ sau: Dụng cụ, hóa chất, các thiết bị, máy móc nhƣ Projector, máy tính . . . Các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, các video clip…Các bảng phụ hoặc phiếu học tập có ghi các bài tập, các câu hỏi hoặc dụng cụ học tập cần có và thứ tự sử dụng và thực hiện nó. Cần chỉ rõ công việc của giảng viên, công việc của từng cá nhân hoặc nhóm sinh viên trong việc chuẩn bị này. Bước 4: Lựa chọn phương pháp kiểm tra và đánh giá sinh viên Có thể lựa chọn một trong hai cách để tiến hành kiểm tra và đánh giá sinh viên nhƣ sau: Phiếu giao nhiệm vụ có tác dụng rất mạnh trong học tập hợp tác, thảo luận nhóm. Cần phải xây dựng câu hỏi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: