Thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí 10 THPT
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 577.39 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí 10 THPT trình bày: Phương pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học địa lí ở trường phổ thông. Trong đó việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những phương pháp rất cần được quan tâm và ứng dụng,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí 10 THPT THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT NGUYỄN HOÀNG LONG Trường THPT Số 1 Đức Phổ, Quảng Ngãi NGUYỄN NGỌC MINH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Trên thực tế, có nhiều phương pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học địa lí ở trường phổ thông. Trong đó việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những phương pháp rất cần được quan tâm và ứng dụng. Bài báo này đưa ra nguyên tắc, quy trình, kỹ thuật thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của CNTT trong dạy học địa lí lớp 10 THPT. 1. KHÁI QUÁT VỀ PHIẾU HỌC TẬP Phiếu học tập (PHT) là loại phiếu dùng trong dạy học như một phương tiện để tổ chức hoạt động của học sinh. Trong dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng hiện nay, nội dung phiếu cần phải được biên soạn phù hợp với chuẩn. Phiếu có thể soạn bình thường, có thể soạn với sự hỗ trợ của CNTT. Phiếu học tập có hai chức năng chủ yếu: Chức năng cung cấp thông tin và sự kiện: PHT thực hiện chức năng cung cấp thông tin, sự kiện cho học sinh. Những thông tin, sự kiện này là những thông tin, sự kiện chuẩn có trong sách giáo khoa; sách tham khảo; báo, tạp chí; internet... Giáo viên sử dụng PHT để yêu cầu học sinh phân tích, rút ra những tri thức của bài học, hoặc có thể dùng để minh hoạ, làm sáng tỏ thêm kiến thức của bài học. Chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp: “PHT chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề và công việc để học sinh giải quyết, hoặc thực hiện, kèm theo hướng dẫn, gợi ý cách làm. Thông qua các nội dung này, PHT thực hiện chức năng là công cụ hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập của học sinh” [2]. Phiếu học tập có vai trò rất quan trọng trong dạy học. Với tư cách là một PTDH, PHT chứa đựng những nhiệm vụ học tập được trình bày một cách logic, khoa học nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức. Hơn nữa, PHT là công cụ để giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Thông qua PHT và vốn kiến thức, kỹ năng của mình, học sinh sử dụng PHT để thực hiện các nhiệm vụ nhận thức được giao nhằm lĩnh hội kiến thức chuẩn và kỹ năng chuẩn. Việc sử dụng PHT có thể tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hay tập thể, góp phần phát triển các kỹ năng học tập cần thiết cho học sinh. Việc ứng dụng CNTT hỗ trợ trong khâu thiết kế và sử dụng PHT sẽ kích thích tính tích cực và hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 142-151 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG… 143 2. THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT 2.1. Nguyên tắc thiết kế Để thiết kế được một PHT tốt, phát huy tính chủ thể nhận thức của học sinh, đáp ứng được yêu cầu của bộ môn, chúng tôi đã đề xuất một số nguyên tắc sau: - Nội dung của PHT phải phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học; phù hợp với trình độ, năng lực của học sinh cũng như thể hiện được nhiệm vụ học tập cụ thể. - PHT phải đảm bảo tính khoa học cũng như tính chính xác và tính thẩm mỹ cao. - Thiết kế PHT phải bám sát Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn địa lí lớp 10. - Cần sử dụng các phần mềm ưu việt để hỗ trợ việc thiết kế PHT. - Trong quá trình xây dựng PHT cần phải kết hợp với các phương tiện dạy học khác như: sách giáo khoa, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video clip… - PHT phải phát huy được khả năng hoạt động cũng như khả năng giao tiếp của học sinh, đồng thời phải được quy định cụ thể về mặt thời gian. 2.2. Quy trình thiết kế Trên cơ sở các nguyên tắc đã nêu, chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế PHT theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của CNTT như sau: Bước 1. Xác định mục tiêu của phần cần sử dụng PHT Bước 2. Xác định nội dung cụ thể cần thể hiện qua PHT Bước 3. Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng nguồn tư liệu hỗ trợ PHT (đối với phiếu cung cấp thông tin) Bước 4. Dự kiến cấu trúc của PHT, ý tưởng về câu hỏi / nhiệm vụ / bài tập… cần giao cho học sinh qua PHT Bước 5. Trình bày PHT và thể hiện với sự hỗ trợ của CNTT 2.3. Kỹ thuật thiết kế Bước 1. Xác định mục tiêu của phần cần sử dụng PHT Để xác định đúng mục tiêu, giáo viên cần đọc kỹ sách giáo khoa, kết hợp với tài liệu tham khảo, sách giáo viên,… để tìm được cái đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trên cơ sở đó, giáo viên xác định rõ ràng mục tiêu của bài học, mục tiêu của từng phần để làm cơ sở cho việc thiết kế PHT. Ví dụ: Khi dạy bài 42: “Môi trường và sự phát triển bền vững” [1]. Mục tiêu cần xác định sẽ là: 144 NGUYỄN HOÀNG LONG – NGUYỄN NGỌC MINH Về kiến thức: + Phân tích được mối quan hệ giữa môi tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí 10 THPT THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT NGUYỄN HOÀNG LONG Trường THPT Số 1 Đức Phổ, Quảng Ngãi NGUYỄN NGỌC MINH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Trên thực tế, có nhiều phương pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học địa lí ở trường phổ thông. Trong đó việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những phương pháp rất cần được quan tâm và ứng dụng. Bài báo này đưa ra nguyên tắc, quy trình, kỹ thuật thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của CNTT trong dạy học địa lí lớp 10 THPT. 1. KHÁI QUÁT VỀ PHIẾU HỌC TẬP Phiếu học tập (PHT) là loại phiếu dùng trong dạy học như một phương tiện để tổ chức hoạt động của học sinh. Trong dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng hiện nay, nội dung phiếu cần phải được biên soạn phù hợp với chuẩn. Phiếu có thể soạn bình thường, có thể soạn với sự hỗ trợ của CNTT. Phiếu học tập có hai chức năng chủ yếu: Chức năng cung cấp thông tin và sự kiện: PHT thực hiện chức năng cung cấp thông tin, sự kiện cho học sinh. Những thông tin, sự kiện này là những thông tin, sự kiện chuẩn có trong sách giáo khoa; sách tham khảo; báo, tạp chí; internet... Giáo viên sử dụng PHT để yêu cầu học sinh phân tích, rút ra những tri thức của bài học, hoặc có thể dùng để minh hoạ, làm sáng tỏ thêm kiến thức của bài học. Chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp: “PHT chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề và công việc để học sinh giải quyết, hoặc thực hiện, kèm theo hướng dẫn, gợi ý cách làm. Thông qua các nội dung này, PHT thực hiện chức năng là công cụ hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập của học sinh” [2]. Phiếu học tập có vai trò rất quan trọng trong dạy học. Với tư cách là một PTDH, PHT chứa đựng những nhiệm vụ học tập được trình bày một cách logic, khoa học nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức. Hơn nữa, PHT là công cụ để giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Thông qua PHT và vốn kiến thức, kỹ năng của mình, học sinh sử dụng PHT để thực hiện các nhiệm vụ nhận thức được giao nhằm lĩnh hội kiến thức chuẩn và kỹ năng chuẩn. Việc sử dụng PHT có thể tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hay tập thể, góp phần phát triển các kỹ năng học tập cần thiết cho học sinh. Việc ứng dụng CNTT hỗ trợ trong khâu thiết kế và sử dụng PHT sẽ kích thích tính tích cực và hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 142-151 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG… 143 2. THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT 2.1. Nguyên tắc thiết kế Để thiết kế được một PHT tốt, phát huy tính chủ thể nhận thức của học sinh, đáp ứng được yêu cầu của bộ môn, chúng tôi đã đề xuất một số nguyên tắc sau: - Nội dung của PHT phải phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học; phù hợp với trình độ, năng lực của học sinh cũng như thể hiện được nhiệm vụ học tập cụ thể. - PHT phải đảm bảo tính khoa học cũng như tính chính xác và tính thẩm mỹ cao. - Thiết kế PHT phải bám sát Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn địa lí lớp 10. - Cần sử dụng các phần mềm ưu việt để hỗ trợ việc thiết kế PHT. - Trong quá trình xây dựng PHT cần phải kết hợp với các phương tiện dạy học khác như: sách giáo khoa, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video clip… - PHT phải phát huy được khả năng hoạt động cũng như khả năng giao tiếp của học sinh, đồng thời phải được quy định cụ thể về mặt thời gian. 2.2. Quy trình thiết kế Trên cơ sở các nguyên tắc đã nêu, chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế PHT theo chuẩn kiến thức, kỹ năng với sự hỗ trợ của CNTT như sau: Bước 1. Xác định mục tiêu của phần cần sử dụng PHT Bước 2. Xác định nội dung cụ thể cần thể hiện qua PHT Bước 3. Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng nguồn tư liệu hỗ trợ PHT (đối với phiếu cung cấp thông tin) Bước 4. Dự kiến cấu trúc của PHT, ý tưởng về câu hỏi / nhiệm vụ / bài tập… cần giao cho học sinh qua PHT Bước 5. Trình bày PHT và thể hiện với sự hỗ trợ của CNTT 2.3. Kỹ thuật thiết kế Bước 1. Xác định mục tiêu của phần cần sử dụng PHT Để xác định đúng mục tiêu, giáo viên cần đọc kỹ sách giáo khoa, kết hợp với tài liệu tham khảo, sách giáo viên,… để tìm được cái đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trên cơ sở đó, giáo viên xác định rõ ràng mục tiêu của bài học, mục tiêu của từng phần để làm cơ sở cho việc thiết kế PHT. Ví dụ: Khi dạy bài 42: “Môi trường và sự phát triển bền vững” [1]. Mục tiêu cần xác định sẽ là: 144 NGUYỄN HOÀNG LONG – NGUYỄN NGỌC MINH Về kiến thức: + Phân tích được mối quan hệ giữa môi tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thiết kế phiếu học tập Sử dụng phiếu học tập Phiếu học tập theo chuẩn kiến thức Kỹ năng hỗ trợ công nghệ Công nghệ thông tin trong dạy họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phần mềm Lecture maker để soạn giảng giáo án điện tử E-learning
23 trang 180 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học
17 trang 74 0 0 -
13 trang 59 0 0
-
67 trang 56 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 trang 48 0 0 -
3 trang 43 0 0
-
Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học
3 trang 33 0 0 -
Đề tài: Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học
22 trang 31 0 0 -
3 trang 28 0 0
-
50 trang 27 0 0