Danh mục

Thiết kế và triển khai chủ đề dạy học tích hợp văn học dân gian ở trung học phổ thông

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 422.71 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2017 là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, theo đó dạy học tích hợp được xác định là một quan điểm xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp dạy học. Trong các cách triển khai dạy học tích hợp, xây dựng chủ đề tích hợp là công việc cần thiết đầu tiên, cũng là công việc thể hiện rõ tính khả thi và hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế và triển khai chủ đề dạy học tích hợp văn học dân gian ở trung học phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 24-32This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0054THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢPVĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNGTrịnh Thị LanKhoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2017 là chuyển mạnh quátrình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩmchất người học; theo đó dạy học tích hợp được xác định là một quan điểm xây dựng chươngtrình, nội dung và phương pháp dạy học. Trong các cách triển khai dạy học tích hợp, xâydựng chủ đề tích hợp là công việc cần thiết đầu tiên, cũng là công việc thể hiện rõ tínhkhả thi và hiệu quả. Chúng tôi đã thiết kế một chủ đề dạy học tích hợp Văn học dân gianở Trung học phổ thông và triển khai bằng phương pháp dạy học theo dự án. Hiệu quả khảquan của chủ đề dạy học tích hợp này khẳng định tính đúng đắn của quan điểm tích hợptrong xây dựng và triển khai chương trình Ngữ văn cấp Trung họcTừ khóa: Dạy học tích hợp, chương trình Ngữ văn, văn học dân gian.1.Mở đầuTừ cuối thế kỉ XX, nhà nghiên cứu Xaviers Roegiers đã chỉ ra rằng: nếu nhà trường chỉ quantâm dạy cho học sinh (HS) các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở HS các “suyluận theo kiểu khép kín”, sẽ hình thành những con người “mù chức năng”, nghĩa là những ngườilĩnh hội được kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày. Từ đó ôngnhấn mạnh sự cần thiết phải dạy học tích hợp trong nhà trường [6]. Chương trình giáo dục phổthông (CTGDPT) môn Ngữ văn năm 2006 đã “lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo nộidung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” [2]. Theođó, môn học Ngữ văn được xác lập trên cơ sở hợp nhất ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làmvăn trước đây. Dù việc biên soạn sách giáo khoa, các tài liệu phục vụ dạy học đã cố gắng thể hiện“tam vị” phải hướng tới hòa vào “nhất thể”, cũng như những người tham gia dạy học đã nỗ lực tìmtòi và sáng tạo, đối với môn học Ngữ văn ở trường phổ thông, “quan điểm tích hợp vẫn chưa thểđược áp dụng một cách triệt để”. Dự thảo CTGDPT năm 2017 được định hướng theo tư tưởng chủđạo của quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủyếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, theo đó dạy họctích hợp được xác định là một định hướng xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp dạyhọc. Trong các cách triển khai dạy học tích hợp, xây dựng chủ đề tích hợp là công việc cần thiếtđầu tiên, cũng là công việc thể hiện rõ tính khả thi và hiệu quả. Trong môn Ngữ văn, từ năm 2013trở lại đây, cách thức này được áp dụng khá rộng rãi trong thực tiễn dạy học và đem lại những kếtquả đáng ghi nhận. Theo tinh thần đó, trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một chủ đề dạy họcNgày nhận bài: 17/1/2017. Ngày nhận đăng: 20/4/2017.Liên hệ: Trịnh Thị Lan, e-mail: lantrinh@hnue.edu.vn24Thiết kế và triển khai chủ đề dạy học tích hợp Văn học dân gian ở Trung học phổ thôngtích hợp cụ thể cho chương trình Ngữ văn lớp 10 như một minh chứng cho khả năng thiết kế vàtriển khai thành công các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông.2.2.1.Nội dung nghiên cứuQuan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ vănTích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại được vận dụng nhằm giải quyết mâu thuẫngiữa khối lượng kiến thức ngày càng lớn với thời gian học tập có hạn. Tích hợp tạo ra một chỉnhthể hướng đích từ các thành phần hữu cơ thuộc một hay nhiều chỉnh thể khác nhau, gần nhau. Tíchhợp còn là sự thống nhất, gắn kết các phần giống nhau, gần nhau trong những chỉnh thể khác nhautrên cơ sở một vấn đề thực tiễn đang tồn tại. Kết quả của quá trình là sự ra đời một hệ thống mớimà trong đó các thành tố liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Trong dạy học, tích hợp là một hướng nhằmphối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học, các phân môn khác nhautheo những hình thức, những mô hình, những cấp độ khác nhau hướng tới những mục tiêu, nhữngyêu cầu khác nhau. Dạy học tích hợp làm cho việc học có nhiều ý nghĩa hơn khi xét theo mọi gócđộ: sự liên kết giữa HS và HS, HS và GV, sự liên kết các môn học, độ phức hợp và khả năng giảiquyết vấn đề. Xét riêng bình diện HS, HS cảm thấy hứng thú hơn vì được thể hiện năng lực củachính mình trong quá trình học tập [7, 9]. Như vậy, dạy học tích hợp xuất phát từ yêu cầu của mụctiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, yêu cầu HS phải tăng cường vận dụng kiến thức vào giảiquyết những vấn đề thực tiễn.Dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp là làm cho quá trình h0ọc tập các kiến thức, kĩnăng ngôn ngữ và văn học có giá trị hơn bằng cách đặt các quá trình học tập vào hoàn cảnh cóý nghĩa đối với HS, làm ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: