Thông tin tài liệu:
Hình 5.8 Các phương án phối hợp và các hình ảnh đường tạo ra Như vậy để phối hợp tốt giữa các yếu tố tuyến trên bình đồ và trắc dọc thì người kỹ sư thiết kế có thể tham khảo một số nội dung mang tính chất hướng dẫn sau: 1. Các đường cong và đoạn dốc phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Đoạn dốc dài, đoạn thẳng và đoạn cong lớn tại vị trí dốc đứng hoặc đường cong có bán kính châm trước với độ dốc siêu cao nhỏ đều không hợp lý. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế yếu tố hình học đường ô tô part 8 Hình 5.8 Các phương án phối hợp và các hình ảnh đường tạo raNhư vậy để phối hợp tốt giữa các yếu tố tuyến trên bình đồ và trắc dọc thì ngườikỹ sư thiết kế có thể tham khảo một số nội dung mang tính chất hướng dẫn sau:1. Các đường cong và đoạn dốc phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Đoạn dốc dài, đoạn thẳng và đoạn cong lớn tại vị trí dốc đứng hoặc đường cong có bán kính châm trước với độ dốc siêu cao nhỏ đều không hợp lý. Một bản thiết kế hợp lý là bản thiết kế cố gắng không sử dụng những tiêu chuẩn giới hạn…2. Tránh bố trí nhiều đường cong đứng trên một đoạn thẳng dài (hoặc đường cong nằm có bán kính lớn). Sự đổi dốc liên tục trên trắc dọc nếu không phối hợp tốt với đường cong nằm sẽ gây ra cho người lái xe ảo giác tuyến đường bị lồi lõm bất thường và tạo nên tuyến có nhiều chỗ khuất.3. Tránh bố trí nhiều đường cong nằm trên một đoạn tuyến phẳng tạo nên tuyến quanh co. 1774. Không đặt đường cong nằm có bán kính nhỏ sau đỉnh đường cong đứng lồi. Tình huống này có thể gây nguy hiểm cho người lái xe bởi vì người lái xe có thể không nhận thấy được sự đổi hướng tuyến đặc biệt là vào ban đêm.5. Cố gắng để số đường cong nằm bằng số đường cong đứng và nên bố trí trùng đỉnh. Khi phải bố trí lệch, độ lệch giữa hai đỉnh đường cong (nằm và đứng) không lớn hơn 1/4 chiều dài đường cong nằm. Khi đường cong đứng không thể bố trí trùng đỉnh với đường cong nằm thì đỉnh đường cong nằm nên bố trí trước đỉnh đường cong đứng nếu theo hướng đi là rẽ trái, còn nếu theo hướng đi là rẽ phải thì đỉnh này bố trí sau.6. Đường cong nằm nên dài và trùm ra phía ngoài đường cong đứng (mỗi bên từ 20-100m).7. Không bố trí đường cong đứng có bán kính nhỏ nằm trong đường cong nằm (sẽ tạo ra các u lồi hay các hố lõm). Nên đảm bảo R lõm >R nằm.8. Cả đường cong đứng và đường cong nằm cần phải được tăng bán kính nếu có thể khi tiếp cận các nút giao thông, nơi mà việc đảm bảo tầm nhìn là rất quan trọngMặc dù tính thẩm mỹ của tuyến sẽ tăng lên khi phối hợp giữa đường cong đứngvà đường cong bằng, tuy nhiên người thiết kế phải chú ý vì sự phối hợp này cókhả năng sinh ra ảo giác. Đường cong đứng lồi sẽ làm cho đường cong bằng xuấthiện với bán kính lớn hơn so với thực tế trong khi đó đường cong đứng lõm lạilàm cho đường cong bằng bị nhỏ hơn. Chiều dài đường cong đứng càng nhỏ thìảnh hưởng của nó càng rõ nét. Nếu đường cong nằm có bán kính nhỏ nhất thìđường cong đứng lồi có thể làm cho người lái xe duy trì một tốc độ cao hơn mứcan toàn cho phép. Trong khi đó, đường cong đứng lõm có thể làm cho người láixe có định hướng không đúng và thậm chí phanh đột ngột không cần thiết. Đểphối hợp tốt hơn giữa đường cong đứng và đường cong nằm, cần sử dụng đườngcong nằm có trị số bán kính lớn hơn trị số tối thiểu tuỳ theo tốc độ thiết kế.Một vài nội dung khác cũng mang tính chất hướng dẫn như là: Việc thiết kếđường cong nằm có bán kính tối thiểu ở cuối dốc gắt hoặc gần điểm thấp nhấtđường cong đứng lõm có bán kính nhỏ là không hợp lý. Như đã nói ở trên khi đótuyến đường sẽ có cảm giác bị ngắn lại, hơn nữa khi xuống cuối dốc tốc độ xechạy thường lớn hơn gây cho người lái xe các phản ứng điều khiển xe chạykhông hợp lý, nhất là vào ban đêm.5.4.5 Phối hợp giữa bình đồ, trắc dọc và trắc ngang1. Việc phối hợp giữa các yếu tố tuyến như bình đồ, trắc dọc và trắc ngang trướchết là các yếu tố này được sử dụng các chỉ tiêu tốt hơn các chỉ tiêu giới hạn sauđó là phối hợp các yếu tố tuyến với nhau để tạo ra một tuyến đường đảm bảo cácyêu cầu kỹ thuật và kinh tế.1782. Sự phối hợp giữa trắc ngang và trắc dọc còn được đảm bảo thỏa mãn các yêucầu của các điểm khống chế và điểm mong muốn như trình bày ở chương 4.5.4.6 Phối hợp giữa tuyến đường và công trình.1. Bố trí tuyến đường thẳng trên cầu và hầm, tuyến vuông góc với dòng chảy.Với các đường cấp cao (V≥80km/h) có thể thiết kế đường cong nằm và đứng trêncầu và hầm để đảm bảo tính liên tục của công trình2. Không nên thay đổi độ dốc, thay đổi hướng tuyến trong phạm vi cầu, hầm vàphạm vi 10m ở 2 đầu công trình.5.4.7 Sự kết hợp với cảnh quan.1. Phải nghiên cứu kỹ các yếu tố địa hình và thiên nhiên của khu vực để kết hợpmột cách hợp lý, không phá vỡ quy luật tự nhiên, tránh các công trình đào sâuđắp cao, tránh dùng các công trình đặc biệt.2. Quy định về dốc mái taluy xuất phát trên các nguyên lý cơ học của đất đá. Taluy có thể: - Thay đổi phù hợp với dốc ngang thường gặp trên địa hình. - Có gọt tròn ở đỉnh taluy và mở rộng ở 2 đầu taluy - Các taluy thấp dưới 1m, do không tốn nhiều khối lượng nên làm dốc 1: 4 ~1:6 và có gọt tròn đỉnh và chân taluy. - Taluy cao nên làm bậc thềm. Bậc thềm tạo ổn định cho taluy, làm chỗ chắn nước xói taluy và nên trồng cây bụi.5.4.8 Thiết kế trồng cây phối hợp với tuyến đườngTrồng cây dọc đường để tăng thẩm mỹ, cải thiệ ...