Danh mục

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.26 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: kể được nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt hay gặp ở trẻ em, kể được triệu chứng lâm sàng của thiếu máu do thiếu sắt, kể được các xét nghiệm giúp chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt, tính toán được số lượng sắt nguyên tố cần để điều trị bệnh, hướng dẫn được các bà mẹ cách phòng bệnh đối với trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ THIẾU MÁU THIẾU SẮT* Mục tiêu: 1. Kể được nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt hay gặp ở trẻ em. 2. Kể được triệu chứng lâm sàng của thiếu máu do thiếu sắt. 3. Kể được các xét nghiệm giúp chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt. 4. Tính toán được số lượng sắt nguyên tố cần để điều trị bệnh. 5. Hướng dẫn được các bà mẹ cách phòng bệnh đối với trẻ em.* Nội dung:1. Định nghĩa Trẻ bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin (Hb) do thiếu sắt.2. Dịch tễ học Bệnh có tỷ lệ cao ở trẻ dưới 2 tuổi, nhất là dưới 12 tháng, cả ở nước đã vàđang phát triển, tỷ lệ 10 - 40%. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu cung cấp, ngoài racòn do: kém hấp thu vì tiêu chảy mãn, suy dinh dưỡng, xuất huyết kéo dài. Nhữngnguyên nhân này hay gặp ở trẻ lớn, trên 2 tuổi. Tại Việt Nam, theo Viện Bảo Vệ Sức Khỏe Trẻ Em (1981 - 1991) thiếu máuthiết sắt là bệnh có tần suất cao (58,9%) trong các bệnh thiếu máu do dinh dưỡngvà nhiễm khuẩn. Theo Nguyễn Công Khanh & CS (1987 - 1989): khảo sát chỉ số hồng cầu vàferritine huyết thanh ở trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi tại nhà trẻ ở Hà Nội và các tỉnhMiền Bắc cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở các trẻ dao động từ 25,1% đến 55,6%. Tỷ lệthiếu máu ở miền núi cao hơn đồng bằng (49,5% so với 35%). Trẻ 6 tháng đến 2tuổi có tỷ lệ cao so với 2 đến 3 tuổi, nhất và ở các tỉnh và vùng cao (82,62% và69,42%). Không có sự khác biệt đáng kể giữa trẻ nam và trẻ nữ. Có tới 40% cáctrường hợp trên do thiếu sắt và tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt có liên quan tới tỷ lệ suydinh dưỡng. Theo tổng kết của BVNĐ1 từ 1997 – 2001: các bệnh thiếu máu nhập việnthường gặp là Thalassemia, Bạch cầu cấp, Suy tủy và thiếu máu thiếu sắt.3. Vai trò, phân bố và chuyển hóa sắt3.1. Vai trò của sắt - Vận chuyển oxy từ phổi tới các tổ chức dưới dạng hemmoglobin. - Tăng cường sử dụng oxy ở tổ chức cơ bắp dưới dạng myoglobin. - Đóng vai trò trung gian vận chuyển các điện tử trong tế bào dưới dạngmyoglobin, rất quan trọng trong hô hấp tế bào. - Là một thành phần không thể thiếu được trong các phản ứng enzym ở cáctổ chức.3.2. Phân bố sắt trong cơ thể Lượng sắt trong cơ thể rất ít, ở người trưởng thành, chỉ có 3,5 – 4g. Ở trẻem lượng sắt còn ít hơn nhiều: trẻ mới sinh chỉ có khoảng 250 mg sắt, trẻ 1 tuổi cókhoảng 420 mg. 12 Hầu hết sắt trong cơ thể ở dưới dạng kết hợp: sắt hem và sắt không hem. Sựphân bố và chức năng của các thành phần sắt trong cơ thể như sau: Sắt hem gồm sắt chứa trong hemoglobin, myoglobin và trong một số enzym.65% lượng sắt trong cơ thể người lớn và 75% lượng sắt trong cơ thể trẻ nhỏ chứatrong hemoglobin (1g Hb chứa 3,4 mg sắt). Khoảng 4% lượng Fe trong cơ thểchứa trong Myoglobin ở cơ. Myoglobin là sắt tố hô hấp ở cơ, coi như kho dự trữoxy của cơ. Sắt chứa trong các enzym rất ít, khoảng 0,3% sắt toàn phần, song cóvai trò quan trọng về sinh ký tế bào, đó là sắt trong cytochrom, peroxydase,catalase… Sắt không hem gồm sắt vận chuyển và dự trữ. Sắt vận chuyển hay sắt huyết thanh có khoảng 0,1% lượng sắt toàn bộ. Sắtvận chuyển gắn với một protein gọi là transferin hay siderophilin, sản xuất từ gan.Bình thường chỉ có một phần transferin gắn sắt, chỉ số bão hòa transferin (BHTf)khoảng 30%. Transferin (Tf) có vai trò vận chuyển sắt tới cơ quan sử dụng, nhấtlà cơ quan tạo hồng cầu ở tủy xương và thu hồi sắt giải phóng ra từ hồng cầu bịphá hủy. Transferin tham gia điều hòa hấp thu sắt; sắt hấp thu dễ hơn khi BHTfthấp và ngược lại. Sự tổng hợp transferin giảm khi thiếu protein nặng. Ngoàitransferin, còn có protein gắn sắt khác như lactoferin, ferritin, nhưng không có vaitrò vận chuyển sắt. Sắt dự trữ chiếm 20 – 30% sắt toàn bộ, dự trữ ở gan, lách, tủy xương. Haidạng sắt dự trữ là hemosiderin và ferritin. Hemosiderin không hòa tan, hầu như cốđịnh, ngay cả khi có nhu cầu. Còn ferritin hòa tan trong nước, dễ huy động.3.3. Tái hấp thu và thải sắt Bình thường chu kỳ sắt trong cơ thể được coi như một chu kỳ kín. Ở cơ thểtrưởng thành, 95% nhu cầu sắt để tái tạo hồng cầu được lấy từ sắt do phá hủyhồng cầu già, chỉ có 5% lượng sắt để tái tạo hồng cầu lấy từ hấp thu sắt ở thức ăn.Ở trẻ nhỏ, 70% nhu cầu sắt để sử dụng tạo hồng cầu lấy từ phá hủy hồng cầu giàvà 30% nhu cầu sắt lấy từ nguồn gốc thức ăn. Lượng sắt thải ra ngoài cơ thể rất ít, khoảng 14 g/kg cơ thể, một nửa theophân, mật và các tế bào ruột bong ra, phần khác mất qua nước tiểu, mồ hôi và cáctế bào bong ra từ da, niêm mạc, móng, tóc. Đối với phụ nữ, sắt mất qua chu kỳkinh 0,8 – 1 mg/ngày; nếu kinh nguyệt nhiều, có thể mất tới 1 – 4 mg/ngày. Nhưvậy lượng sắt thải ra hàng ngày là: 0,4 – 0,5 mg đối với trẻ dưới 1 tuổi; 0,8 – 1,0mg đối với người lớn nam; 1.6 – 2.0 mg đối với phụ nữ.3.3. Nhu cầu sắt Nhu cầu sắt ở trẻ tùy thuộc vào nhu cầu phát triển cơ thể và sự mất sắt.Lượng sắt cần hấp thu để đáp ứng nhu cầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: