Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở gia đình của người Tày Bắc Kạn
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 234.39 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thờ cúng tổ tiên của người Tày là một hoạt động có ý thức của con người, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ, hướng về cội nguồn quá khứ. Cơ sở của sự hình thành ý thức về thờ cúng tổ tiên là niềm tin rằng linh hồn tổ tiên còn sống cùng với con cháu, có thể che chở và ban phúc cho con cháu. Cho nên, xét về mặt đạo đức, ý thức về tổ tiên mang giá trị nhân văn sâu sắc, nó phát khởi mối thiện tâm ở mỗi con người trong cộng đồng xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở gia đình của người Tày Bắc Kạn Lương Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 23 - 28 THỜ CÖNG TỔ TIÊN VÀ CÁC THẦN CHE CHỞ GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI TÀY BẮC KẠN Lương Thị Hạnh* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thờ cúng tổ tiên của người Tày là một hoạt động có ý thức của con người, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ, hướng về cội nguồn quá khứ. Cơ sở của sự hình thành ý thức về thờ cúng tổ tiên là niềm tin rằng linh hồn tổ tiên còn sống cùng với con cháu, có thể che chở và ban phúc cho con cháu. Cho nên, xét về mặt đạo đức, ý thức về tổ tiên mang giá trị nhân văn sâu sắc, nó phát khởi mối thiện tâm ở mỗi con người trong cộng đồng xã hội. Thờ cúng Tổ tiên là một trong những hình thức tín ngưỡng chủ đạo không chỉ có ở dân tộc Tày, mà có ở tất cả các tộc người nước ta, hầu như không có gia đình nào là không thờ cúng tổ tiên, không thực hành lễ nghi theo tập tục trong gia đình và cộng đồng. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Tày nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Đó là một phong tục đẹp, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Từ khóa: Tổ tiên; thờ cúng; tín ngưỡng; văn hóa; linh hồn; bàn thờ; huyết tộc; kiêng kỵ… Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của việc thờ cúng là nhắc nhở những người đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Lâu dần, sự thờ phụng đã trở thành đạo lý, thành lẽ sống, trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống của các dân tộc. Song kèm theo nó là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín dị đoan, vụ lợi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.* Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi, phát triển. Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình, họ tộc… mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng xã hội ở ba cấp độ: Quốc gia thì thờ Vua Hùng; làng bản thờ thần Thành Hoàng; gia đình, dòng họ thì thờ tổ tiên. Bài viết này, tác giả chỉ nghiên cứu về ý nghĩa của việc thờ cúng Tổ tiên trong gia đình và các vị thần che chở nhà cửa, làng bản của người Tày Bắc Kạn, chứ không đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng và cũng không có ý định tìm hiểu về đạo thờ Vua Hùng của quốc gia dân tộc. * Tel: 0914 892 999; Email: hanhluongthi4@gmail.com Người Tày ở Bắc Kạn là tộc người đã cư trú từ lâu đời, lại có số dân đông nhất trong toàn tỉnh, theo điều tra dân số năm 1999, dân tộc Tày có số dân là 149.459 người, chiếm 54,32% [3, tr.39]. Vì thế, ở vùng này ngôn ngữ Tày cùng với tiếng phổ thông (tiếng Kinh) đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa các dân tộc. Hơn nữa, văn hóa truyền thống của dân tộc Tày lại rất phong phú, đa dạng là nét đặc trưng cho văn hóa vùng cao Bắc Kạn, Bên cạnh những đặc điểm chung, giống nhau còn có những nét riêng rất độc đáo, chẳng hạn tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là một trong những nét riêng độc đáo đó. Theo tập tục của người Tày, nơi đặt bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng là gian giữa của ngôi nhà với ba hoặc bốn ống hương tùy từng dòng họ, dù bố cục của ngôi nhà 5 gian hay 7 gian, thì gian giữa vẫn là nơi trang trọng nhất; Còn ở người Hmông thì chỗ thờ cúng tổ tiên luôn nằm ở vách tường (liếp). Nơi thờ làm hết sức đơn giản, thường chỉ là mảnh giấy tiền bằng giấy bản, có hình chữ nhật dán lên vách, liếp thuộc gian giữa của ngôi nhà. Khi cần cúng thì cắm hương xuống đất, đặt mâm cúng ngay chân vách (liếp). Cũng có gia đình gài ống hương vào vách coi là nơi thờ tổ tiên, lại có hộ làm bàn thờ như người Tày, Kinh… Tuy nhiên, dù bố cục và bài trí bàn thờ tổ tiên giữa các tộc người có khác nhau, song đều 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn21 Lương Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ xuất phát từ quan niệm cây phải có gốc, chim phải có tổ, con người phải có cha mẹ, dòng họ và quê hương. Trong đó dòng họ là yếu tố hàng đầu, tên người có thể thay đổi, có thể nhiều quê, nhưng họ thì không thể thay được, dù có đi làm con nuôi từ bé, khi lớn lên nếu biết được họ mình thì vẫn phải mang lại họ của mình. Họ chính là nguồn gốc, mỗi dòng họ lại có một nguồn gốc riêng. Do đó, người Tày thờ cúng dòng họ, chứ không thờ một con người cụ thể. Vì vậy, nếu trong gia đình có người thân qua đời, người ta phải làm đủ các thủ tục, các nghi lễ trong thời gian trở tang, như cúng 40 ngày, 100 ngày, 1 năm, 3 năm là lễ đoạn tang (thực tế chỉ 2 năm). Theo quan niệm của đồng bào, sau lễ đoạn tang linh hồn người chết sẽ được giải thoát khỏi địa ngục để về cõi thiên đường với tổ tiên, vì thế bát hương, bài vị cũng được nhập chung với bài vị tổ tiên và được thờ cúng chung ở đó. THỜ CÖNG TỔ TIÊN Theo quan niệm của người Tày, linh hồn người đã mất luôn luôn ở trên bàn thờ tổ tiên để đư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở gia đình của người Tày Bắc Kạn Lương Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 23 - 28 THỜ CÖNG TỔ TIÊN VÀ CÁC THẦN CHE CHỞ GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI TÀY BẮC KẠN Lương Thị Hạnh* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thờ cúng tổ tiên của người Tày là một hoạt động có ý thức của con người, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ, hướng về cội nguồn quá khứ. Cơ sở của sự hình thành ý thức về thờ cúng tổ tiên là niềm tin rằng linh hồn tổ tiên còn sống cùng với con cháu, có thể che chở và ban phúc cho con cháu. Cho nên, xét về mặt đạo đức, ý thức về tổ tiên mang giá trị nhân văn sâu sắc, nó phát khởi mối thiện tâm ở mỗi con người trong cộng đồng xã hội. Thờ cúng Tổ tiên là một trong những hình thức tín ngưỡng chủ đạo không chỉ có ở dân tộc Tày, mà có ở tất cả các tộc người nước ta, hầu như không có gia đình nào là không thờ cúng tổ tiên, không thực hành lễ nghi theo tập tục trong gia đình và cộng đồng. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Tày nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Đó là một phong tục đẹp, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Từ khóa: Tổ tiên; thờ cúng; tín ngưỡng; văn hóa; linh hồn; bàn thờ; huyết tộc; kiêng kỵ… Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của việc thờ cúng là nhắc nhở những người đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Lâu dần, sự thờ phụng đã trở thành đạo lý, thành lẽ sống, trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống của các dân tộc. Song kèm theo nó là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín dị đoan, vụ lợi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.* Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi, phát triển. Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình, họ tộc… mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng xã hội ở ba cấp độ: Quốc gia thì thờ Vua Hùng; làng bản thờ thần Thành Hoàng; gia đình, dòng họ thì thờ tổ tiên. Bài viết này, tác giả chỉ nghiên cứu về ý nghĩa của việc thờ cúng Tổ tiên trong gia đình và các vị thần che chở nhà cửa, làng bản của người Tày Bắc Kạn, chứ không đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng và cũng không có ý định tìm hiểu về đạo thờ Vua Hùng của quốc gia dân tộc. * Tel: 0914 892 999; Email: hanhluongthi4@gmail.com Người Tày ở Bắc Kạn là tộc người đã cư trú từ lâu đời, lại có số dân đông nhất trong toàn tỉnh, theo điều tra dân số năm 1999, dân tộc Tày có số dân là 149.459 người, chiếm 54,32% [3, tr.39]. Vì thế, ở vùng này ngôn ngữ Tày cùng với tiếng phổ thông (tiếng Kinh) đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa các dân tộc. Hơn nữa, văn hóa truyền thống của dân tộc Tày lại rất phong phú, đa dạng là nét đặc trưng cho văn hóa vùng cao Bắc Kạn, Bên cạnh những đặc điểm chung, giống nhau còn có những nét riêng rất độc đáo, chẳng hạn tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là một trong những nét riêng độc đáo đó. Theo tập tục của người Tày, nơi đặt bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng là gian giữa của ngôi nhà với ba hoặc bốn ống hương tùy từng dòng họ, dù bố cục của ngôi nhà 5 gian hay 7 gian, thì gian giữa vẫn là nơi trang trọng nhất; Còn ở người Hmông thì chỗ thờ cúng tổ tiên luôn nằm ở vách tường (liếp). Nơi thờ làm hết sức đơn giản, thường chỉ là mảnh giấy tiền bằng giấy bản, có hình chữ nhật dán lên vách, liếp thuộc gian giữa của ngôi nhà. Khi cần cúng thì cắm hương xuống đất, đặt mâm cúng ngay chân vách (liếp). Cũng có gia đình gài ống hương vào vách coi là nơi thờ tổ tiên, lại có hộ làm bàn thờ như người Tày, Kinh… Tuy nhiên, dù bố cục và bài trí bàn thờ tổ tiên giữa các tộc người có khác nhau, song đều 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn21 Lương Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ xuất phát từ quan niệm cây phải có gốc, chim phải có tổ, con người phải có cha mẹ, dòng họ và quê hương. Trong đó dòng họ là yếu tố hàng đầu, tên người có thể thay đổi, có thể nhiều quê, nhưng họ thì không thể thay được, dù có đi làm con nuôi từ bé, khi lớn lên nếu biết được họ mình thì vẫn phải mang lại họ của mình. Họ chính là nguồn gốc, mỗi dòng họ lại có một nguồn gốc riêng. Do đó, người Tày thờ cúng dòng họ, chứ không thờ một con người cụ thể. Vì vậy, nếu trong gia đình có người thân qua đời, người ta phải làm đủ các thủ tục, các nghi lễ trong thời gian trở tang, như cúng 40 ngày, 100 ngày, 1 năm, 3 năm là lễ đoạn tang (thực tế chỉ 2 năm). Theo quan niệm của đồng bào, sau lễ đoạn tang linh hồn người chết sẽ được giải thoát khỏi địa ngục để về cõi thiên đường với tổ tiên, vì thế bát hương, bài vị cũng được nhập chung với bài vị tổ tiên và được thờ cúng chung ở đó. THỜ CÖNG TỔ TIÊN Theo quan niệm của người Tày, linh hồn người đã mất luôn luôn ở trên bàn thờ tổ tiên để đư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thờ cúng tổ tiên Thần che chở gia đình Dân tộc Tày Tín ngưỡng văn hóa Cộng đồng xã hội Tỉnh Bắc KạnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thể, vần, nhịp trong hát lượn, quan lang và then của dân tộc Tày
10 trang 160 0 0 -
Một số vấn đề đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
5 trang 111 0 0 -
2 trang 79 0 0
-
12 trang 41 0 0
-
Một số biểu tượng trong dân ca Tày
10 trang 34 0 0 -
Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng
6 trang 32 0 0 -
Thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam
13 trang 29 0 0 -
Tiểu luận: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam
7 trang 26 0 0 -
Nghị quyết số 21/2012/NQ-HĐND
5 trang 24 0 0 -
8 trang 24 0 0