Danh mục

Thơ đăng lãm của Nguyễn Du - cuộc hoàn nguyên và đối thoại siêu việt thời gian_1

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.40 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu thơ đăng lãm của nguyễn du - cuộc hoàn nguyên và đối thoại siêu việt thời gian_1, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ đăng lãm của Nguyễn Du - cuộc hoàn nguyên và đối thoại siêu việt thời gian_1 Thơ đăng lãm của Nguyễn Du - cuộc hoàn nguyên và đối thoại siêu việt thời gian1.1.1. Hoàng Hạc lâu ở phía tây thành phố Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, NhạcDương lâu nằm bên hồ Động Đình tỉnh Hồ Nam và Đằng Vương các tọalạc bên bờ sông Chương, tỉnh Giang Tây; đó được coi là tam đại danhlâu của miền Nam Trung Quốc. Nếu như gác Đằng Vương gắn liền vớibài thơ Đằng Vương các của Vương Bột (650-676), lầu Nhạc Dương nổitiếng với bài thơ Đăng Nhạc Dương lâu của Đỗ Phủ (712-770), thì lầuHoàng Hạc lưu danh thiên cổ với bài thơ Hoàng Hạc lâu của nhà thơThôi Hạo (? - 754). Có thể nói, nếu như lộ trình đi sứ của Nguyễn Duqua cả Giang Tây, thì trong Bắc hành tạp lục hẳn sẽ có đủ cả thơ đề vịnhcủa ông về ba ngôi lầu nổi tiếng này. Tuy nhiên, dù không trước tác thơvề gác Đằng Vương, nhưng Nguyễn Du đã đề vịnh tới hai bài về cụmdanh thắng lầu Hoàng Hạc và một bài về lầu Nhạc Dương. Điều đó đãtạo nên hiện tượng gây sự chú ý của chúng tôi khi đọc Bắc hành tạp lụccủa ông. Trong bài viết này, từ góc nhìn văn hóa và văn học, chúng tôimuốn khẳng định chuyến đi sứ của Nguyễn Du không những là chuyếncông cán của một vị sứ thần, mà còn là cuộc hoàn nguyên và đối thoạivới môi trường văn hóa, văn học đã ảnh hưởng trực tiếp và góp phầnhình thành nhiều thế hệ trí thức xưa của Việt Nam, trong đó có ông. Đểtránh cho bài viết không bị dàn trải, chúng tôi đã tập trung sự chú ý tớilầu Hoàng Hạc và những bài thơ đề vịnh về lầu này của Nguyễn Ducũng như các nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường như ThôiHạo, Lý Bạch v.v. Lầu Nhạc Dương và bài thơ đề vịnh về lầu này sẽ làcứ liệu bổ sung cần thiết khi phân tích - so sánh. Cũng như để sử dụng tưliệu một cách khoa học và tôn trọng người đọc, chúng tôi đã làm Phụ lục(ở cuối bài) giới thiệu một số tác phẩm thuộc phạm vi tư liệu trong bàiviết (cả nguyên văn chữ Hán, phiên âm đọc Hán Việt, chú giải và dịchnghĩa). Hy vọng cách làm này sẽ thuận tiện và tạo ra sự bình đẳng chocả người viết và người đọc khi tiếp nhận văn bản tác phẩm.1.2. Lầu Hoàng Hạc cũng như chùa Hàn Sơn, từ lâu đã trở nên vô cùngquen thuộc đối với người Việt Nam. Tất nhiên, sự nổi tiếng của nhữngdanh thắng này bắt đầu từ những danh tác đề vịnh về chúng của các nhàthơ đời Đường, sau đó là sự giao lưu văn hóa, văn học lâu dài, chặt chẽcủa hai nước Trung - Việt. Trên phương diện tiếp nhận văn học, ngoàinhà thơ Tản Đà dịch Hoàng Hạc lâu của Thôi Hạo ra, còn có rất nhiềunhà thơ hiện đại trước sau và cùng thời với ông dịch danh tác này.Những câu chuyện liên quan đến lầu này nhờ thế mà ai ai cũng biết, kểcả những câu chuyện kể về người tiên cưỡi hạc vàng xuống nghỉ trướckhi bay lên tiên giới, lẫn câu chuyện Lý Bạch đến du ngoạn, nhìn cảnhđẹp muốn đề thơ, nhưng khi thấy Thôi Hạo đề thi tại thượng đầu, đànhphải đầu bút bái phục (được ghi chép trong sách Đường tài tửtruyện[1]). Đến cả lời đánh giá của Nghiêm Vũ, nhà thi học nổi tiếng đờiTống về bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hạo là Đường nhân thất luậtđệ nhất [2] (bài thơ thất ngôn luật thi số một ở đời Đường), ngày naycũng rất nhiều người biết. Nguyễn Du là người tiếp nhận nguồn tri thứcnày một cách trực tiếp; do vậy, có thể khẳng định, ông biết nhiều hơn vàcảm nhận sâu sắc hơn chúng ta. Vì thế, điều đáng chú ý ở đây là,Nguyễn Du mặc dù biết được sự nổi tiếng của cả một nền văn hóa vàvăn học hội tụ ở ngôi lầu này, thế mà ông vẫn bình đẳng đối thoại vàkhẳng định được bản ngã của mình.Từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi thấy, đây là hiện tượng giao lưu đặc biệt.Như chúng ta đều biết, Nguyễn Du đã tiếp nhận thành tựu thi ca củaTrung Quốc trên đất nước mình và trong dịp đi sứ này, ông có cơ hộiđược thể hiện khả năng thi ca của bản thân ngay trên mảnh đất được coilà nguồn mạch của dòng sông thi ca vừa lâu đời vừa rộng lớn. Sự trở lạivới mảnh đất cội nguồn mà chúng tôi tạm gọi là sự hoàn nguyên củaNguyễn Du mặc dù không phải là duy nhất, song lại là sự kiện đặc biệt.Ông đã gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với những thắng tích và con ngườicủa lịch sử Trung Quốc hàng mấy ngàn năm. Bên cạnh một con ngườisứ thần hướng ngoại, lo toan công việc quốc sự, ở Nguyễn Du lại xuấthiện một con người thi nhân với cái tôi hướng nội trong một quan hệ đặcbiệt là đối thoại với một nền văn hóa đã góp phần kiến tạo nên đời sốngtinh thần của bản thân mình. Việc ông thể hiện thái độ trong ứng xử vănhóa và thể hiện tài năng văn chương của mình như thế nào thực sự là vấnđề có ý nghĩa sâu sắc. Tất nhiên, vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải dõitheo mỗi một xôn xao trong cõi lòng của ông suốt cuộc hành trình đượcghi lại trong Bắc hành tạp lục, ông không chỉ là ngợi ca, tán thưởng cảnhđẹp, mà còn bộc lộ sự ngưỡng mộ và cảm thông sâu sắc đối với nhữngsố phận con người mà nay đối với ông đã trở thành nhân vật lịch sử v.v.Tuy nhiên, bước đầu sự quan sát của chúng tôi xin được dừng lại ở mộtkhông gian văn hóa tiêu biểu, đó là ...

Tài liệu được xem nhiều: