Nguyễn Phi Khanh (1355-1428), hiệu là Nhị Khê, nhà thơ lớn, danh nhân thời Trần – Hồ. Phần lớn thơ văn của ông được dùng để bày tỏ nỗi niềm của người trí thức nhà nho luôn trăn trở về bản thân, thời đại và dành tình cảm quan tâm đặc biệt đến cuộc sống vất vả của nhân dân. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ các nội dung trên, từ đó khẳng định vị trí và đóng góp thi sĩ Nhị Khê cho nền thi ca dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ văn Nguyễn Phi Khanh - nỗi niềm trăn trở về bản thân, thời đại và cuộc sống của nhân dân32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI THƠ VĂN NGUYỄ NGUYỄN PHI KHANH - NỖ NỖI NIỀ NIỀM TRĂN TRỞ TRỞ VỀ BẢ BẢN THÂN, THỜ THỜI ĐẠ ĐẠI V CUỘ CUỘC SỐ SỐNG CỦ CỦA NHÂN DÂN Vũ Văn Long1 Trung tâm GDTX Thanh Miện, Hải Dương Tóm tắ tắt: Nguyễn Phi Khanh (1355-1428), hiệu là Nhị Khê, nhà thơ lớn, danh nhân thời Trần – Hồ. Phần lớn thơ văn của ông ñược dùng ñể bày tỏ nỗi niềm của người trí thức nhà nho luôn trăn trở về bản thân, thời ñại và dành tình cảm quan tâm ñặc biệt ñến cuộc sống vất vả của nhân dân. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ các nội dung trên, từ ñó khẳng ñịnh vị trí và ñóng góp thi sĩ Nhị Khê cho nền thi ca dân tộc. Từ khóa: khóa Nguyễn Phi Khanh, nỗi niềm, thời ñại, nhân dân.1. MỞ ĐẦU Tình hình chính trị xã hội thời Vãn Trần cho thấy ñường lối “nhân trị”, “ân trạch”không ñến ñược với nhân dân, ñất nước bất ổn; cảnh giặc dã, thiên tai, lụt lội... liên tiếpxảy ra. Hiện thực như vậy, tạo ra tâm lí lo lắng, bức xúc cho xã hội. Hơn ai hết, các tríthức, bằng “cảm quan hiện thực nhạy bén” [4, tr.82] ñã thôi thúc họ cất lên “tiếng nói củatrái tim” [9, tr.160] qua văn chương, chuyển tải thông ñiệp sẻ chia, phương thức ứng xửcao ñẹp với ñời. Tiếng nói của trái tim là tình cảm, là khát vọng và ước muốn chân thànhcủa người trí thức dân tộc. Đặc biệt với người có chung cảnh ngộ, chịu nhiều tổn thương,thơ văn của họ sẽ dễ dàng phổ quát hơn trong việc sẻ chia, ñồng cảm, mở rộng cánh cửatâm hồn của mọi người. Nhà thơ ñất Nhị Khê là con người có cảnh ngộ như vậy. Từ lúchàn vi ẩn dật chờ thời cho ñến khi ra làm quan, lo âu, trăn trở, ưu phiền về bản thân, thờiñại và tình cảnh khốn khổ của nhân dân luôn là nguồn chủ ñề chính tạo nên nét ñặc sắcriêng trong sáng tác của ông.2. NỘI DUNG2.1. Nỗi niềm trăn trở về bản thân và thời ñại Nhà nho, lí tưởng của họ, học là ñể làm quan, thực hành ñạo “trí quân trạch dân”, phòvua giúp nước, xây ñời thịnh trị; ẩn dật, sống nhàn chẳng qua ñó chỉ là sự vạn bất ñắc dĩkhi thời thế ñổi thay. Nguyễn Phi Khanh thuộc về lớp người này. Trong con người ông bất1 Nhận bài ngày 03.02.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt ñăng ngày 20.02.2017 Liên hệ tác giả: Vũ Văn Long; Email: longdtxthanhmien@gmail.comTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 13/2017 33cứ khi nào, lí tưởng “tu, tề, trị, bình”, cống hiến tài năng, làm ñẹp cho ñời vẫn là nguồnñộng lực mạnh mẽ, cổ vũ giúp ông vượt qua những năm tháng chờ thời ñể ñược ra làmquan nhà Hồ. Giai ñoạn chờ thời của Nguyễn Phi Khanh kéo dài khoảng gần 27 năm, ñượctính từ khi ông ñỗ tiến sĩ nhà Trần (1374) ñến khi làm quan nhà Hồ (1401). Đây là giaiñoạn thơ văn của ông ghi nhận nỗi niềm trăn trở của người trí thức Nho về bản thân và thờiñại thật sâu sắc. Trước hết, thơ văn của Nguyễn Phi Khanh cho thấy nỗi niềm suy tư trăn trở của mộtbậc trí thức, người ñã từng “Kinh quốc huề thư nhị thập niên” (Du học ở kinh kỳ, hai chụcnăm nay), nỗ lực chuyện ñèn sách, dùi mài kinh sử ñể ñược triều ñình ghi nhận, trao choông học vị cao nhất của thời phong kiến: “Long Khánh nhị niên tân Tiến sĩ” (Vị Tiến sĩmới ñầu năm Long Khánh thứ hai). Vậy mà ông vẫn không ñược nhà Trần bổ dụng làmquan, vẫn “Đăng long mỗi hận khiếm tiền duyên” (Thường ân hận thiếu cái duyên mayñược bước lên cửa rồng). Thời gian ñầu, khi chưa giải thích ñược nguyên nhân sự việc, thơvăn Nguyễn Phi Khanh thường cho thấy tâm trạng xót xa, thấy thẹn cho khát vọng của kẻsĩ, thấy buồn cho bản thân gặp phải thời loạn lạc. Trong bài thơ Thu nhật hiểu khởi hữucảm (Ngày thu sáng dậy cảm xúc nên thơ), ông bày tỏ: “Ô hô thế ñạo hà như ngã?/ Tamphủ di biên phú Đại ñông!” (Than ôi! Cuộc ñời như vậy, ta biết tính sao ñây?/ Ba lần vỗsách cũ mà ngâm thơ Đại ñông!) Sự thật lịch sử thời Vãn Trần, trí thức Nho tuy chưa có ñịa vị cao trong xã hội, nhưnghọ lại thu hút nhiều sự chú ý, trở thành “hình mẫu” lí tưởng thời ñại. Việc Nguyễn PhiKhanh không ñược làm quan, phần nào phản ánh tính chất bảo thủ, việc chưa sẵn sàng“quan liêu hóa” bộ máy nhà nước của các bậc hoàng ñế. Chuyện Nghệ hoàng phê phánPhạm Sư Mạnh và Lê Quát, gọi các ông là “bọn học trò mặt trắng” rõ ràng cho thấy “ócbảo thủ”, thái ñộ chưa coi trọng trí thức Nho học, xem họ như những kẻ cơ hội “tìm ñườngtiến thân” [7, tr.188], nên việc Nguyễn Phi Khanh ...