Danh mục

Thời của biểu tượng?

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.26 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc sống ngày càng phức tạp và giàu có. Và hình như, càng giàu người ta lại càng thấy thiếu vắng gì đó. Không thể diễn đạt bằng ngôn từ, cũng không thể gọi thành tên đó là gì… Khoa học ngày càng phát triển, con người càng thấy mọi vật xung quanh trần trụi và mất phần thi vị, trí tưởng tượng và sự mộng mơ cũng vì thế mà tan biến đâu hết. Thơ ca thành một thứ vẩn vơ treo đầu ngọn cây. Và văn hóa được đóng khung trên màn hình vô tuyến. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thời của biểu tượng?Thời của biểu tượng?Bài viết của TS Trần Trọng DươngCuộc sống ngày càng phức tạp và giàu có. Và hình như, cànggiàu người ta lại càng thấy thiếu vắng gì đó. Không thể diễnđạt bằng ngôn từ, cũng không thể gọi thành tên đó là gì…Khoa học ngày càng phát triển, con người càng thấy mọi vậtxung quanh trần trụi và mất phần thi vị, trí tưởng tượng và sựmộng mơ cũng vì thế mà tan biến đâu hết. Thơ ca thành mộtthứ vẩn vơ treo đầu ngọn cây. Và văn hóa được đóng khungtrên màn hình vô tuyến. Thử làm một lát cắt tiết diện các hoạtcảnh sinh hoạt gia đình mà xem. Phổ biến nhất vẫn là cáckhuôn mặt cắm vào màn hình, trẻ con miệng há hốc, ngườilớn lại ngủ vùi nhưng tắt ti vi cái là tỉnh ngay. Mọi ngườitrong gia đình ít giao tiếp với nhau hơn. Phần lớn sự liên lạcvới xã hội là ngấm ngầm, và lén lút phơi bày qua các cuộcbuôn điện thoại hay tin nhắn. Nhiều người sau một ngày laolực lại thấy mình là một sinh vật nhỏ bé, đơn độc và lạc loài.Tôi hay giành thời gian “nằm vùng” nghiên cứu tại các ditích làng xã, có đôi lần được xem các lễ cầu cúng siêu thoátcủa đại gia. Toàn là dân buôn bán làm ăn, ghế cao ghế thấp.Có nhà buôn bán hải sản toàn miền Bắc, ngày lãi vài tỉ đồng.Vợ chỉ có mỗi việc đi khắp các chùa cầu cúng. Một lần lập lễđàn là tốn cả bạc tỉ. Nào là cúng vong, cúng đức Thánh Trần,đức Lý Thường Kiệt. Rồi cúng Phật, cúng tổ.v.v. Được biết,nhà cũng có làm công đức với các việc phúc lợi xã hội,nhưng không thỏa, vẫn thấy bất an. Càng giàu càng bất an.Giàu quá thành một nguy cơ. Giàu mà bất chính thì lúc nàocũng thấy quanh mình toàn hiểm họa. Thế là cần vô số cácphương thức chống đỡ. Nào là xem nhà xem đất, mời thàyphong thủy, xây mộ tổ, trang hoàng nhà thờ họ. Vẫn chưa antâm, họ cần đến những thế lực khác nữa. Những thế lực phảinằm ngoài sự hiểu biết hạn hẹp xưa nay của họ, nhưng lạiđáp ứng được sự giải tỏa về nỗi sợ và đem lại sự an lànhtrong tâm hồn. Nói như ngôn ngữ phổ thông, những ngườinày từ “duy vật” (錢) mà tìm đến “duy tâm” (心). Nhưng cáisự đời không nên quá rạch ròi duy nọ duy kia. Quan trọng làlấy lại được thăng bằng cho tâm hồn và cứu cánh cho thânphận. Quả thực những lễ nghi cầu cúng trên kia đã phần nàocứu vớt được cơ số những người như vậy. Và xét về mặtchức năng, chúng lại trùng khít với BIỂU TƯỢNG, như JeanChevalier và Alain Gheerbrant từng bàn luận: Biểu tượng“khiến đứa trẻ và con người cảm thấy mình không phải làsinh linh đơn độc và lạc loài trong cái tập hợp rộng lớn xungquanh”[1] hay “Biểu tượng diễn đạt một thực tại đáp ứngnhiều nhu cầu về nhận thức, về tình yêu thương và về sự bìnhan.” Trên thực tế, lễ hội (gồm lễ và hội) đều được liệt vàobảng phân loại biểu tượng của các nhà nghiên cứu[2]. Vàmươi năm trở lại đây, nhân học biểu tượng đã trở thànhngành nghiên cứu nóng nhất ở khắp nơi trên thế giới.1.Thời của biểu tượngCó cảm tưởng rằng, con người càng mông muội càng hoangsơ thì lại càng có nhiều nỗi sợ. Con người càng ít biết đếnkhoa học thì lại càng có nhiều niềm tin hơn. Những niềm tinđược dựng lên để khỏa lấp đi những nỗi sợ hãi. Và để cóniềm tin con người phải phát huy hết trí tưởng tượng củamình về thế giới này. Tưởng tượng sinh ra các huyền thoại,nào là Cha Rồng Mẹ Tiên, bánh chưng là đất bánh dày làtrời. Tưởng tượng sinh ra ngôn ngữ văn tự, người Việt gọinhau là “đồng bào” là vì thế. Tưởng tượng dẫn dắt con ngườiđến khoa học; biết đúc đồng luyện kim, con người tạo ranhững mô hình thế giới theo các vòng tròn đồng tâm trên mặttrống đồng, coi đó là biểu tượng để kết nối với thần linh (tínhthông linh), để tập hợp cộng đồng và biểu trưng sự giàu cóthịnh vượng…Đặt hết niềm tin vào sự tưởng tượng của mình về thế giớinày, con người đã đi đến tín ngưỡng lúc nào không hay. ỞViệt Nam, tín ngưỡng ban đầu là thờ các nhiên thần. Mỗi mộtthần là một biểu tượng về thế giới, phản ánh vũ trụ quan củangười Việt. Đá không còn là vật vô tri vô giác mà được gọi làlinh thạch. Mây mưa sấm chớp được thần hóa thành các tínngưỡng của văn hóa nông nghiệp. Và nhất là sau khi tiếp xúcvới Phật giáo, hệ thống tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Điện, PhápVũ, Pháp Lôi) được đưa vào thờ trong chùa với tư cách là cácvị Phật. Những niềm tin đã được cộng hưởng và hòa kếtthành các biểu tượng đa chiều.Mẫu Thượng NgànNhưng có lẽ biểu tượng gắn bó và xuyên suốt hơn cả đối vớingười Việt đó là biểu tượng MẸ. Thời mẫu hệ, mẹ là biểutượng của sức mạnh, là biểu tượng của sự bảo vệ. Mẹ (ThầnMẫu) được khắc trên chuôi dao, tiếp sức cho các chiến binhĐông Sơn. Mẹ là biểu tượng của sự sinh thành con người.Theo truyền thuyết, mẹ luôn gắn liền với các biểu tượng khácnhau; đất mẹ, quả bầu mẹ là những biểu tượng mẹ-người sinhthành; Mẹ Lúa là biểu tượng cho người mẹ nuôi dưỡng. MẫuThoải (Mẹ Nước), Mẫu Thượng Ngàn (Mẹ Rừng)…là biểutượng của bà mẹ chở che, phù hộ. Tư duy về mẹ mạnh đếnnỗi người Việt đã “mẫu hóa” một số vị Phật. Tứ pháp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: