Thông tin tài liệu:
. Phi lâm sàng:- Xét nghiệm huyết học + Hồng cầu giảm 3,5 đến 1,4 triệu/ mm3 .+ HST giảm 43 - 25% mặc dầu được truyền máu đầy đủ + Bạch cầu tăng cao có thể 15.000 - 45.000/ mm3. Công thức bạch cầu chuyển trái, trong bạch cầu đa nhân trung tính xuất hiện hạt nhiễm độc. - Xét nghiệm sinh hoá+ Có thể thấy cặn azốt tăng, ure máu tăng, creatinin tăng đặc biệt trong bỏng nặng và rất nặng. + Protit máu giảm (4 - 6 g/lít) Albumin máu giảm, ở những bệnh nhân nặng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thời kì II của bệnh bỏng (Kỳ 2) Thời kì II của bệnh bỏng (Kỳ 2) h. Phi lâm sàng: - Xét nghiệm huyết học + Hồng cầu giảm 3,5 đến 1,4 triệu/ mm3 . + HST giảm 43 - 25% mặc dầu được truyền máu đầy đủ + Bạch cầu tăng cao có thể 15.000 - 45.000/ mm3. Công thức bạchcầu chuyển trái, trong bạch cầu đa nhân trung tính xuất hiện hạt nhiễm độc. - Xét nghiệm sinh hoá + Có thể thấy cặn azốt tăng, ure máu tăng, creatinin tăng đặc biệttrong bỏng nặng và rất nặng. + Protit máu giảm (4 - 6 g/lít) Albumin máu giảm, ở những bệnhnhân nặng có thể giảm tới 2 -1g%, Globulin máu tăng nhất là a2 và gglobulin (rõrệt từ ngày 10 - 12), nếu gGlobulin mà giảm quá thấp (xuống tới 0,3 - 0,4g%0 thìtiên lượng xấu. + Có thể có rối loạn đông máu, tăng đông máu rải rác. * Tiểu cầu giảm * Tỷ lệ Prthrombin giảm * Nghiệm pháp rượu dương tính + Có thể có rối loạn điện giải Na+ máu tăng ở bệnh nhân bỏng nặng,Na+ nước tiểu giảm, K+ máu tăng cao khi có hội chứng suy thận cấp. + Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn có thểthấy kiềm hô hấp trong giai đọan đầu và toan chuyển hoá trong giai đoạncuối. - Xét nghiệm nước tiểu: + Albumin niệu (+) Glucoza niệu (+) + Có thể có trụ hình hạt + Nặng có thể có Hemoglobin niệu. - Điện tim: nhịp tim nhanh kiểu xoang. III. BIẾN CHỨNG HAY GẶP: - Nhiễm trùng huyết - Chảy máu đường tiêu hoá - Viêm phổi gặp nhiều ở trẻ em và người già. - Có thể thấy viêm hoặc áp xe các cơ quan nội tạng như gan, thận, phổi, cóthể viêm khớp lớn nhiễm trùng lan rộng. - Thiếu máu cấp tính do huyết tán trong trường hợp nhiễm trùngnặng. IV. điều trị trong thời kỳ II - Chống nhiễm độc nhiễm khuẩn - Dự phòng các biến chứng nhiễm trùng ở bỏng sâu nếu diện bỏng khônglớn, biện pháp tích cực là cắt bỏ hoại tử sớm từ ngày thứ 5 - 14 sau bỏng. Mỗi lầncắt bỏ từ 5 - 10% diện tích cơ thể rồi dùng da đồng loại, da dị loại (MowlemJackson). Việc phủ mô hạt phải tiến hành sớm và tích cực, cố gắng để hoàn thànhở tuần lễ thứ 4 hoặc thứ 6 sau bỏng. Đối với các vùng vận động hoặc đòi hỏi thẩmmỹ dùng da mảnh lớn ghép. - Dùng kháng sinh hợp lý theo kháng sinh đồ. Phối hợp 2 -3 loại kháng sinhliều cao có thể pha kháng sinh vào huyết thanh nhỏ giọt tĩnh mạch. Dùng thuốcchống nấm Candida như Nistatin... - Cho thuốc nâng cao sức đề kháng cơ thể: gGlobulin, huyết thanh người bịbỏng. - Chữa rối loạn chuyển hoá Protit: + Truyền huyết tương, máu cùng nhóm đạm thuỷ phân nhưMoriamin, các dung dịch axit amin. + Chống nhiễm độc: huyết thanh ngọt ưu trương, Natri hyposunfit;dùng các nội tiết tố chống dị hoá như Nerobon, Retabolin. - Thuốc phòng biến chứng tiêu hoá: Cimetidin, Vitamin A; dùng các chấtchống men tiêu huỷ Protein như Trasitol, Satol. - Thuốc trấn tĩnh, an thần: Seduxen, Meprobamat- Nuôi dưỡng tốt: ăn đủ calo, đạm, mỡ, các loại vitamin.