Danh mục

Thông tin chuyên đề: Đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 831.33 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông tin chuyên đề: Đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam trình bày tổng quan về đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách; thực trạng đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam; kiến nghị một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nợ công, đầu tư công và tăng cường mức độ bền vững NSNN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tin chuyên đề: Đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ §ÇU T¦ C¤NG, Nî C¤NG Vµ MøC §é BÒN V÷NG NG¢N S¸CH ë VIÖT NAM PUBLIC INVESTMENT, PUBLIC DEBT AND STATE BUDGET SUSTAINABILITY Không được phép sử dụng bất cứ tài liệu nào do Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) xuất bản vào mục đích thương mại nếu chưa được FES đồng ý bằng văn bản Commercial use of all media published by the Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) is not permitted without the written consent of the FES TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU Điện thoại – Fax: (04) 37338930 E-mail: vnep@mpi.gov.vn MỤC LỤC I. Tổng quan về đầu tư công, nợ công, và mức độ bền vững ngân sách................. 1 1. Tổng quan về đầu tư công............................................................................... 1 2. Tổng quan về nợ công..................................................................................... 2 3. Bền vững NSNN.............................................................................................. 6 4. Mối quan hệ giữa đầu tư công, nợ công và thâm hụt NSNN ......................... 8 II. Thực trạng đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam ...10 1. Thực trạng đầu tư công của Việt Nam.......................................................... 10 1.1. Thực trạng đầu tư công............................................................................... 10 1.2. Đánh giá về hoạt động đầu tư công ở Việt Nam.......................................... 13 1.2.1. Các kết quả đạt được ............................................................................ 13 1.2.2. Những hạn chế thiếu sót ....................................................................... 14 1.3. Nguyên nhân của các yếu kém .................................................................... 19 2. Thực trạng nợ công của Việt Nam................................................................ 21 2.1. Diễn biến nợ công của Việt Nam................................................................. 21 2.2. Đánh giá thực trạng nợ công ở Việt Nam.................................................... 26 2.2.1. Những mặt tích cực .............................................................................. 26 2.2.2. Những hạn chế trong việc sử dụng nợ công .......................................... 26 3. Mối quan hệ giữa nợ công, đầu tư công và mức độ bền vững NSNN .......... 30 III. Kiến nghị một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nợ công, đầu tư công và tăng cường mức độ bền vững NSNN........................................................ 33 1. Tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế........................................................................ 33 2. Tái cấu trúc đầu tư công .................................................................................. 33 3. Quản lý nợ công hiệu quả ................................................................................ 36 4. Lành mạnh hóa, đảm bảo kỷ luật tài khóa, an ninh, an toàn tài chính .......... 40 SUMMARY: PUBLIC INVESTMENT, PUBLIC DEBT AND STATE BUDGET SUSTAINABILITY................................................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 47 TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU – SỐ 5/2013 ĐẦU TƯ CÔNG, NỢ CÔNG VÀ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM I. Tổng quan về đầu tư công, nợ công, và mức độ bền vững ngân sách 1. Tổng quan về đầu tư công Hiện nay, có nhiều cách hiểu đầu tư công khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và trình độ phát triển kinh tế ở từng nước. Tuy nhiên, một cách khái quát nhất có thể hiểu đầu tư công là việc sử dụng các nguồn vốn Nhà nước để đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu của các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn cho đầu tư công bao gồm các nguồn chính sau đây: - Vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN): NSNN là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. NSNN được hình thành từ các khoản thu thuế, phí và lệ phí. Trong đó thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị. Khoản thu này được xây dựng trên cơ sở trao đổi nghĩa vụ giữa công dân với nhà nước. Phí và lệ phí là nguồn thu thường được đề cập đầu tiên trong các nguồn thu vốn có của NSNN vì nó trực tiếp gắn với chức năng cung cấp hàng hóa công. - Vốn tín dụng Nhà nước: Vốn tín dụng Nhà nước là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. - Vốn ODA: ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được các cơ quan chính thức và cơ quan thừa hành của chính phủ hoặc các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Đối tượng của đầu tư công ở hầu hết các nước đều là các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp; Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: