Danh mục

Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 24/2015

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 551.50 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 24/2015 trình bày diễn đàn đối tác giáo dục Canada và các nước Đông Nam Á; diễn đàn đối tác giáo dục Canada & các nước Đông Nam Á mở rộng cơ hội quốc tế hóa cho Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 24/2015Thông tinGiáo dục Quốc tế Số 24/2015 www.cheer.edu.vn DIỄN ĐÀN ĐỐI TÁC GIÁO DỤC CANADA & CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM ÁLời giới thiệuM ở rộng hợp tác quốc tế nhằm tăng cường quốc tế hóa nhà trường đang là nhu cầu sống còn của các trường ĐH Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và sự hình thành cộng đồng kinh tếASEAN. Để thúc đẩy hợp tác quốc tế toàn cầu, mỗi năm một lần Cơ quan Hợp tácGiáo dục Quốc tế Canada (CBIE) tổ chức Diễn đàn đối tác giáo dục nhằm kết nốicác bên. Đây là một sự kiện lớn thu hút giới nghiên cứu, giới quản lý từ hằng trămtrường ĐH trên thế giới tham dự. Năm nay, Diễn đàn Lần thứ 49 có sự tham dự của hơn 800 thành viên đến từ40 quốc gia, được tổ chức tại Niagara, Toronto, Canada từ ngày 22 đến 25 tháng11 năm 2015 với chủ đề: “Gắn kết Toàn cầu: Xuyên biên giới - Nối liền các thếhệ”, và đặt trọng tâm vào việc xây dựng quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á. Diễn đàn này có uy tín trên phạm vi toàn cầu nhiều năm qua vì đó là nơi gặpgỡ của những diễn giả danh tiếng và các nhà quản lý cao cấp nhằm chia sẻ kinhnghiệm, thảo luận những nội dung quan trọng cho sự phát triển của GDĐH, và lànơi các trường xây dựng mối quan hệ của họ với hệ thống ĐH trên toàn thế giới. Việt Nam chiếm một vị trí ưu tiên trong chủ đề của Diễn đàn năm nay. Ngoàichương trình chung, có một phiên riêng về triển vọng hợp tác với Việt Nam, có sựtham dự của Đại sứ Việt Nam tại Canada, Tô Anh Dũng, Bí thư thứ nhất Lê ĐứcThiện, và Tham tán Thương mại của Sứ quán Canada tại Việt Nam Nguyễn ThịCẩm Tú. Bản tin Thông tin Giáo dục Quốc tế của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành số 24xin giới thiệu bài phản ánh của TS. Phạm Thị Ly, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứuvà Đánh giá GDĐH, viết về những nội dung được thảo luận tại Diễn đàn. Ghi chépvề những kinh nghiệm được chia sẻ này rất có ích cho các trường ĐH Việt Namvì nó mang lại nhiều gợi ý quan trọng cho những vấn đề chúng ta đang tìm câutrả lời. Tác giả bài viết và BBT Bản tin xin cảm ơn Tổ chức Giáo dục Quốc tế Canada(CBIE) đã tài trợ kinh phí chuyến đi để chúng tôi có điều kiện mang lại nhữngthông tin này cho người đọc.Trân trọng BAN BIÊN TẬP BẢN TIN Thông tin Giáo dục Quốc tế số 24 - 2015 1 DIỄN ĐÀN ĐỐI TÁC GIÁO DỤC CANADA & CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á MỞ RỘNG CƠ HỘI QUỐC TẾ HÓA CHO VIỆT NAM Phạm Thị Ly Trung tâm Nghiên cứu & Đánh giá GDĐH, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành2 www.cheer.edu.vnD iễn đàn đối tác giáo dục là một sự kiện được Cơ quan Hợp tác Giáo dục Quốc tế Canada (CBIE) tổ chức hàng năm nhằm kết nối các bên và thu hút giới nghiên cứu, giới quản lý từ hằng trăm trường ĐH trênthế giới tham dự. Diễn đàn Lần thứ 49 năm nay có sự tham dự của hơn 800thành viên đến từ 40 quốc gia, được tổ chức tại Niagara, Toronto, từ ngày 22đến 25 tháng 11 năm 2015 với chủ đề: “Gắn kết Toàn cầu: Xuyên biên giới -Nối liền các thế hệ”, và đặt trọng tâm vào việc xây dựng quan hệ đối tác vớicác nước Đông Nam Á. Đây là một diễn đàn có uy tín trên phạm vi toàn cầu nhiều năm qua vì đólà nơi gặp gỡ của những diễn giả danh tiếng và các nhà quản lý cao cấp nhằmthảo luận những nội dung quan trọng cho sự phát triển của GDĐH, và là nơicác trường xây dựng mối quan hệ của họ với hệ thống ĐH trên toàn thế giới. Như Chủ tịch Tổ chức Giáo dục Quốc tế Canada, bà Karen McBride nóitrong lời mở đầu, chủ đề năm nay hướng tới việc bảo đảm rằng quốc tế hóaluôn là ưu tiên hàng đầu trong tâm trí chúng ta, không chỉ các trường, màcòn là chính phủ các nước, giới doanh nghiệp, và nhất là sinh viên. Diễn đànnhằm tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề làm thế nào chúng ta có thể vun đắpmột thế hệ có tư duy toàn cầu, và làm thế nào để chúng ta có thể tạo ra nhiềucơ hội hơn cho sinh viên, giảng viên, các nhà quản lý của mình để họ có đượcnhững trải nghiệm ngoài nước. Diễn đàn là nơi thảo luận về những cách tiếpcận khác nhau từ thực tế của các trường, cũng như phản ánh những ý tưởngmới mẻ của các nhà chuyên môn hàng đầu.Gắn kết toàn cầu: đâu là những nhân tố chủ yếu tạo rathành công? PGS. Lê Quang Minh (ĐHQG-HCM, Việt Nam) nói về những thách thức màGDĐH Việt Nam đang phải đương đầu, như sự xa rời thực tế của các trường vớithị trường lao động và nhịp điệu phát triển của nền kinh tế, ở những mức độkhác nhau giữa trường công, trường tư, và trường có vốn đầu tư nước ngoài.Thách thức này còn là sự thiếu vắng những hiểu biết căn bản về các phổ niệmtòan cầu như tự chủ và tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: