Mức tăng dư nợ tín dụng 30% là khó
Đã đến thời điểm các NHTM muốn đẩy mạnh tín dụng. Các lĩnh vực và đối
tượng khách hàng (trừ lĩnh vực CK) đều đang được chú ý (không chủ yếu
giới hạn ở DN xuất khẩu như trước đây). Tuy nhiên, sự hấp thụ vốn của nền
kinh tế lại đang có vấn đề.
Chỉ 30% khách hàng vay được vốn
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THÔNG TIN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Ngày 10-11-2008 Mức tăng dư nợ tín dụng ...
THÔNG TIN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Ngày 10-11-2008
Mức tăng dư nợ tín dụng 30% là khó
Đã đến thời điểm các NHTM muốn đẩy mạnh tín dụng. Các lĩnh vực và đối
tượng khách hàng (trừ lĩnh vực CK) đều đang được chú ý (không chủ yếu
giới hạn ở DN xuất khẩu như trước đây). Tuy nhiên, sự hấp thụ vốn của nền
kinh tế lại đang có vấn đề.
Chỉ 30% khách hàng vay được vốn
Mặc dù việc chấp thuận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng trong tháng 10.2008 là
gần 90%, nhưng đây là 90% của số hồ sơ khách hàng mà NH qua thẩm định ban
đầu thấy đã tương đối đủ điều kiện nên đồng ý cho khách hàng làm hồ sơ vay. Số
lượng khách hàng được hướng dẫn làm hồ sơ, theo nhận xét của một số cán bộ tín
dụng thì chỉ chiếm từ 20%-30% tổng khách hàng có nhu cầu vay, chủ yếu là những
khách hàng cũ, đang có quan hệ tín dụng với NH xin cấp lại hạn mức tín dụng.
Khách hàng mới được chấp thuận cho vay vốn rất ít và phải có năng lực tài chính,
sử dụng các dịch vụ khác của NH.
Nguyên nhân NH từ chối cho vay vốn chủ yếu là do khách hàng không đủ điều kiện
vay: Dự án/phương án không khả thi và hiệu quả, khách hàng không có khả năng
tài chính trả nợ đúng hạn, báo cáo tài chính không minh bạch, thiếu tài sản thế
chấp...
NH lực bất tòng tâm
Đã đến thời điểm các NH đang rất muốn mở rộng tín dụng. Nhưng bản thân họ
cũng đang có những khó khăn vướng mắc của mình: Chi phí đầu vào vẫn ở mức cao
do vốn được huy động với LS cao trong thời gian trước nên chưa thể hạ thấp LS cho
vay; nguồn vốn huy động chủ yếu là các kỳ hạn ngắn (tuần, 3,6,9 tháng), tỉ lệ vốn
huy động trung, dài hạn ở mức thấp, do vậy ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng
trong lĩnh vực tài trợ các dự án cho vay trung và dài hạn; những khách hàng tốt,
NH tiếp cận thì lại có xu hướng chờ đợi mức LS cho vay thấp hơn và kinh tế vĩ mô
ổn định hơn mới vay vốn...
Bên cạnh đó, tình hình diễn biến của nền kinh tế thế giới còn chưa lường trước được
sẽ ảnh hưởng đến kinh tế VN thế nào, nên rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn ở mức cao.
Các quy trình, thủ tục thẩm định khách hàng phải chặt chẽ, tốn thời gian và công
sức hơn.
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm trong việc phân tích, đánh giá,
thẩm định dự án vay vốn, nhất là các dự án vay vốn lớn, phức tạp như dự án liên
quan đến máy móc, thiết bị, kỹ thuật cao. Tình trạng thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu
Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message.
để phục vụ việc theo dõi, phân tích đánh giá theo đối tượng khách hàng một cách
có hệ thống cũng hạn chế quyết định cho vay của NH. Vì những nguyên nhân khách
quan và chủ quan trên, nên hiện các NHTM vẫn lựa chọn khách hàng thận trọng để
cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận của NH.
Cầu về vốn khó tăng
Việc Chính phủ và các địa phương tạm dừng triển khai các dự án lớn, không chỉ hạn
chế đầu ra của vốn thương mại của NH, mà còn làm ảnh hưởng nhất định đến các
đơn đặt hàng đối với DN, hộ sản xuất, do vậy làm hạn chế phát sinh nhu cầu tín
dụng của DN, hộ sản xuất. Một số khách hàng lớn là tập đoàn và TCty trong các
lĩnh vực độc quyền lại đang được vay từ NH Phát triển VN nên ít vay từ NHTM.
Với bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay, các thị trường xuất khẩu chính của VN
như Mỹ, EU, Nhật đều giảm nhu cầu nhập khẩu khiến các DN trong nước nhận được
rất ít hợp đồng xuất khẩu, bên cạnh đó còn chứa đựng các yếu tố rủi ro về thanh
toán do sự phá sản của nhiều NH lớn trên thế giới trong thời gian qua. DN nhập
khẩu thì lo rủi ro biến động tỉ giá...
Giá cả các hàng hoá thiết yếu như sắt, thép, dầu thô, kim loại màu, phân bón hiện
đang diễn biến phức tạp và rất khó dự đoán nên DN vẫn trong tâm lý nghe ngóng,
sản xuất cầm chừng chờ đợi mức giá phù hợp và được chấp nhận hơn nên thu hẹp
nhu cầu vay vốn. Đa số các hộ gia đình vẫn phải tiết kiệm chi tiêu, các NĐT cũng
chưa dám vay vốn để kinh doanh CK...
Giám đ ...