Danh mục

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào miền Trung - Tây Nguyên

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 368.05 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào miền Trung - Tây Nguyên tập trung phân tích đánh giá tình hình thu hút đầu tư nước ngoài - chủ yếu là đầu tư trực tiệp vào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, bằng phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa các số liệu thống kê thứ cấp từ Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh thuộc khu vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào miền Trung - Tây Nguyên THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN PGS.TS. Bùi Quang Bình Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Nghiên cứu này tập trung phân tích đánh giá tình hình thu hút đầu tư nước ngoài - chủ yếu là đầu tư trực tiệp vào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, bằng phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa các số liệu thống kê thứ cấp từ Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh thuộc khu vực này. Từ kết quả phân tích, bài báo sẽ rút ra những thành công, những vấn đề và các hàm ý giải pháp nâng cao chất lượng thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực này. Từ khóa: Vốn đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, miền Trung - Tây Nguyên 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT THU HÚT VỐN FDI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Vốn FDI nói riêng và vốn đầu tư nói chung có vai trò rất lớn tới tăng trưởng và phát triển kinh tế đã được khẳng định trong các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế như: Lý thuyết Cổ điển, Tân Cổ điển và Hiện đại. Vốn đầu tư tạo ra cơ sở tích lũy tư bản hay vốn sản xuất của nền kinh tế theo cả quy mô và chất lượng - trình độ công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ, khả năng tích lũy vốn thấp, nhưng nhu cầu vốn rất lớn. Sự thiếu hụt vốn đầu tư này sẽ được bù đắp bằng nguồn bên ngoài - vốn đầu tư nước ngoài. Một số công trình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã chỉ ra cách thức bù đắp nguồn thiếu hụt đó bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế theo các cánh khác nhau để phát huy ảnh hưởng tích cực của chung tới tăng trưởng. Những kết quả chủ yếu từ các nghiên cứu của Aschauer (1989a), Ramirez, (1994), Erenburg và Wohar, (1995) đã chỉ ra rằng, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng như đường giao thông, đường cao tốc, giáo dục, hệ thống thoát nước và hệ thống nước, nhà máy điện và thường mang lại kết quả trong việc giảm chi phí đối với khu vực tư nhân nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng và do đó thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài. Omran và Bolbol (2003) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI với sự phát triển tài chính và TTKT ở các nước Ả Rập. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một mặt FDI sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP, sự phát triển của hệ thống tài chính trong nước tạo ra môi trường đầu tư có tính cạnh trang cao để thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu của Wei K., (2008) về 61 FDI và TTKT ở các vùng ở Trung Quốc cho thấy điều kiện thể chế, hạ tầng... ở mỗi địa phương có ảnh hưởng tới thu hút và mức độ tác động của nguồn vốn này. Nghiên cứu của Agrawal và đồng sự (2011) cũng khẳng định khả năng thu hút đầu tư nước ngoài tốt hơn nếu có được quy mô thị trường, khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu, các chính sách khuyến khích của Chính phủ, cơ sở hạ tầng phát triển và môi trường kinh tế vĩ mô tốt khi so sánh điều này giữa Trung Quốc tốt và Ấn Độ. Nghiên cứu của Naveed Iqbal Chaudhry; Asidf Mehmood và Mian Saqib Mehmood (2013) cho thấy cần phải thực hiện sâu hơn các cải cách tài chính và các chính sách phù hợp để làm tăng tính hiệu quả của khu vực tài chính trong nước và duy trì trạng thái an ninh tốt cũng như chất lượng cơ sở hạ tầng như điều kiện tiên quyết để thu hút và phát huy tác động lan tỏa tích cực của đầu tư nước ngoài. Như vậy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là cách thức huy động nguồn lực thiếu hụt về vốn cũng như để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ để phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần phải tạo ra các điều kiện như môi trường kinh tế vĩ mô và kinh doanh thuận lợi, cơ sở hạ tầng có chất lượng, hệ thống tài chính hiệu quả, các chính sách rõ ràng minh bạch và dễ đoán định. 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN Vùng miền Trung ở đây bao gồm 7 tỉnh, từ Thừa Thiên Huế tới Khánh Hòa, tương tự như Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Vùng này có diện tích khoảng gần 3814.1nghìn ha (11.5% lãnh thổ Việt Nam) và trải dài theo ven biển miền Trung (khoảng 35% chiều dài bờ biển Việt Nam), ở đây, bình quân cứ 6 km2 đất liền có 1 km bờ biển, trong khi tiêu chí này của Việt Nam là 100 km2 mới có 1 km bờ biển. Toàn vùng có gần 9 triệu dân trong đó có gần 5.35 triệu người trong độ tuổi lao động (2017). Với vị trí địa lý, tỷ trọng dân số, diện tích của khu vực này nên tăng trưởng kinh tế ở đây không chỉ bảo đảm cho sự phát triển kinh tế ở đây mà còn đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam. Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, nhưng ở đây chỉ đề cập tới 4 tỉnh trừ Lâm Đồng. Các tỉnh Tây Nguyên này có diện tích khoảng gần 5000 ngàn ha, dân số gần 4,5 triệu người (năm 2015). Vùng này trải dài dọc theo dãy Trường Sơn dọc theo phía tây các tỉnh Duyên hải Miền Trung Việt Nam và nằm trên vùng đất đỏ bazan nhiều tiềm năng về khoáng sản, rừng, thuỷ điện và đặc biệt phát triển cây công nghiệp dài ngày và du lịch sinh thái. Quy mô nền kinh tế miền Trung đã tăng trưởng khá trong giai đoạn 2000 - 2017. Theo giá 2010, năm 2000 quy mô GDP là hơn 61.4 nghìn tỷ, năm 2016 là gần 346 nghìn tỷ đồng. Sau 18 năm quy mô nền kinh tế đã tăng gấp hơn 6 lần. Quy mô GDP của miền Trung chiếm khoảng 12.5 % của Việt Nam năm 2017. Xu thế tăng lên của quy mô nền kinh tế được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh. Trong khoảng thời gian này, tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất là 7.6% năm 2000 và cao nhất 13.9% năm 2005, trung 62 bình hơn 11.4%. Mức tăng trưởng này cao hơn trung bình của Việt Nam. Nếu theo từng giai đoạn thì trong giai đoạn 2000 - 2003 tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng 8.5%, nhưng từ 2004 tới 2016 nền kinh tế này luôn có tốc độ tăng gần 11%. Kinh tế của Tây Nguyên đã có tăng trưở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: