Danh mục

Thử nghiệm quy trình tích hợp nghiệp vụ sư phạm trong giảng dạy các học phần khoa học cơ bản ở trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 388.61 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thử nghiệm quy trình tích hợp nghiệp vụ sư phạm trong giảng dạy các học phần khoa học cơ bản ở trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế trình bày cơ sở định hướng cho việc ứng dụng quan điểm này, chúng tôi đã đề xuất quy trình tích hợp nghiệp vụ sư phạm trong giảng dạy khoa học cơ bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thử nghiệm quy trình tích hợp nghiệp vụ sư phạm trong giảng dạy các học phần khoa học cơ bản ở trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH TÍCH HỢP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TRONG GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN KHOA HỌC CƠ BẢN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN DUÂN, ĐINH THỊ HỒNG VÂN, NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG, TRẦN THỊ NGỌC ÁNH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, việc phát triển năng lực sư phạm thông qua giảng dạy các học phần khoa học cơ bản là hết sức cần thiết. Để có cơ sở định hướng cho việc ứng dụng quan điểm này, chúng tôi đã đề xuất quy trình tích hợp nghiệp vụ sư phạm trong giảng dạy khoa học cơ bản. Kết quả thử nghiệm ở Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế cho thấy tính khả thi của quy trình trong việc nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm của sinh viên. Từ khoá: nghiệp vụ sư phạm, khoa học cơ bản, tích hợp, giáo viên.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết(Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Một trong những nhiệm vụ và giảipháp thực hiện là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục và đào tạo. Nghị quyết nêu rõ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinhtế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa độingũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểuhọc, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trìnhđộ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm”. Giáo viên là đội ngũ quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo sự thànhcông của công cuộc đổi mới giáo dục. Để có đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổimới, các trường sư phạm phải có phương pháp đào tạo phù hợp, đặc trưng dành cho đàotạo giáo viên vừa phát triển năng lực chuyên môn vừa phát triển năng lực nghiệp vụ sưphạm (NVSP). Năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ không tách rời mà tíchhợp, đan xen, hoà quyện với nhau tạo nên năng lực dạy học và năng lực giáo dục củangười giáo viên. Tuy nhiên, hiện nay theo quan niệm truyền thống, các cơ sở đào tạo giáo viên vẫncòn tách rời việc đào tạo khoa học cơ bản (KHCB) và đào tạo NVSP. Quan niệm nàycho rằng, chỉ có những môn Tâm lý học, Giáo dục học và Lý luận dạy học bộ môn mớithuộc lĩnh vực NVSP và chỉ những người dạy các môn học này mới chịu trách nhiệmđào tạo NVSP cho sinh viên. Sự phối hợp đào tạo hai lĩnh vực KHCB và NVSP thiếu 69TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017chặt chẽ hữu cơ trong cả chương trình và trong tổ chức hoạt động dạy học của giảngviên. Việc thiếu chặt chẽ hữu cơ này đã làm hạn chế việc kết hợp, trao đổi và nghiêncứu để tìm ra những mạch kiến thức - kỹ năng (năng lực) chung có thể được phát triểntrong những môn học có nội dung liên quan hoặc xuyên môn, hạn chế việc phát huy vaitrò đội ngũ giảng viên giảng dạy KHCB đối với việc phát triển NVSP của sinh viên.Điều này làm lãng phí về thời gian, nội dung và các tiềm lực về đào tạo NVSP, từ đólàm hạn chế chất lượng đào tạo giáo viên - vấn đề đang được xã hội quan tâm sâu sắchiện nay. Nhằm khắc phục thực trạng trên, các trường sư phạm cần phải quán triệt trongnhận thức và trong hoạt động dạy học quan điểm tích hợp NVSP và KHCB cho giảngviên. Đây chính là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mànhiều nhà khoa học đề cập tới (Bùi Khắc Tin, 2009; Đinh Quang Báo, 2010; NguyễnĐức Chính, Tống Thị Quý, 2014). Để có cơ sở định hướng việc ứng dụng quan điểm tích hợp này, bài báo đề xuấtquy trình tích hợp NVSP trong giảng dạy các học phần KHCB và kết quả thử nghiệmquy trình này ở Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.2. QUY TRÌNH TÍCH HỢP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TRONG GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN KHOA HỌC CƠ BẢN Quy trình tích hợp NVSP trong giảng dạy các học phần KHCB được hiểu là tậphợp các bước (giai đoạn) tiến hành nhằm góp phần hình thành, phát triển các năng lựcNVSP cho sinh viên thông qua giảng dạy KHCB. Mỗi bước đều có mục đích, yêu cầucụ thể và công việc riêng để tiến hành. Dưới đây là 05 bước tiến hành tích hợp NVSPtrong giảng dạy KHCB: Bước 1: Xác định mục tiêu tích hợp - Mục đích: Việc xác định mục tiêu tích hợp sẽ định hướng cho toàn bộ quá trìnhgiảng dạy KHCB của giảng viên. - Cách xác định mục tiêu: Để xác định mục tiêu, người dạy cần nghiên cứu chươngtrình giảng dạy KHCB, xem xét ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: