Danh mục

Thuận lợi và khó khăn của việc thanh toán bằng ví điện tử đối với người dùng ở Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 377.53 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy ví điện tử ra đời như một giải pháp thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, thay thế những phương thức thanh toán truyền thống trước đó. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi hoàn toàn từ thanh toán truyền thống sang thanh toán bằng ví điện tử vẫn còn nhiều khó khăn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuận lợi và khó khăn của việc thanh toán bằng ví điện tử đối với người dùng ở Việt Nam THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC THANH TOÁN BẰNG VÍ ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÙNG Ở VIỆT NAM Võ Minh Hiếu, Lê Mạnh Tường, Mai Vân Phương Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Thùy TrangTÓM TẮTTrong những năm gần đây, thị trường tài chính tại Việt Nam có những bước phát triển vượtbậc và dần khẳng định được vai trò quan trọng, chủ chốt đối với sự tăng trưởng nền kinh tếViệt Nam. Vì thế, khi ví điện tử ra đời đã ngay lập tức được đón nhận và được hưởng ứngrộng rãi. Có thể thấy, ví điện tử ra đời như một giải pháp thanh toán nhanh chóng, tiện lợi vàan toàn, thay thế những phương thức thanh toán truyền thống trước đó. Tuy nhiên, quá trìnhchuyển đổi hoàn toàn từ thanh toán truyền thống sang thanh toán bằng ví điện tử vẫn cònnhiều khó khăn, một phần do sự tương tác hạn chế giữa các ví điện tử với các đối tượngkhách hàng, phần khác, do hệ thống bảo mật chưa được hoàn thiện và nơi chấp nhận thanhtoán bằng ví điện tử không nhiều. Do đó, chính phủ cần phải hoàn thiện hệ thống pháp lý,tuyên truyền, ủng hộ để củng cố niềm tin cho người dùng, mặt khác đối với các tổ chức,công ty công nghệ tài chính cần cải thiện các tính năng thanh toán và tăng cường bảo mậtthông tin khách hàng trong quá trình sử dụng.Từ khoá: ví điện tử, thanh toán điện tử, thanh toán trên điện thoại, giao dịch thanh toán.1 ĐẶT VẤN ĐỀTrong bối cảnh nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành côngnghệ thông tin và thương mại điện tử mà thị trường tài chính Việt Nam đã có nhiều chuyểnbiến tích cực, việc thanh toán bằng ví điện tử đã trở thành phương thức thanh toán phổbiến tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cụ thể, theo báo cáo từ TopDevnăm 2020, phương thức thanh toán bằng ví điện tử đang được quan tâm và trở thành xuhướng được phát triển trên thiết bị di động với số lượng người sử dụng là 900 triệu người,chiếm 1/7 dân số thế giới. Cùng với đó, tại Việt Nam ghi nhận sự ra đời của 78 tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán diđộng (mobile payment),... Vậy trong quá trình sử dụng ví điện tử liệu có thật sự an toàn vàngoài những tính năng tiện tích, người sử dụng có thể gặp những rủi ro gì? Bài báo“Thuận lợi và khó khăn của việc thanh toán bằng ví điện tử đối với người dùng ở ViệtNam” sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về ví điện tử, từ đó đi phân tích rõ hơn những thuận lợivà khó khăn, đồng thời đề ra những khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc thanhtoán bằng ví điện tử ở Việt Nam.22582 TỔNG QUAN VỀ VÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAMTheo báo cáo từ TopDev năm 2020, cách thức thanh toán mới này đang được quan tâmvà trở thành xu hướng được phát triển trên thiết bị di động với số lượng người sử dụng là900 triệu người, chiếm 1/7 dân số thế giới. Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngànhNgân hàng năm 2021, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ôngĐào Minh Tú cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2020, tổng số lượng giao dịch qua hệ thốngthanh toán điện tử liên ngân hàng đạt hơn 119 triệu món, giá trị đạt gần 84,3 triệu tỷ đồng(tăng 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019). Thanh toán qua điện thoại di động vàinternet phát triển mạnh. Tính đến cuối tháng 10/2020, số lượng giao dịch thanh toán quainternet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,4 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về sốlượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019), số lượng giao dịch thanhtoán qua điện thoại di động đạt gần 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷđồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019) (Ngân hàngNhà nước Việt Nam, 2020).Thị trường ví điện tử tại Việt Nam được nhận định sẽ bước vào giai đoạn cạnh tranh giànhthị phần khốc liệt giữa các thương hiệu. Trong bảng khảo sát Mức độ sử dụng ứng dụngthanh toán trên điện thoại tại Việt Nam do công ty nghiên cứu thị trường Q&Me thực hiệnvào tháng 11/2019, cuộc khảo sát được thực hiện với 383 người dùng điện thoại ở hai thànhphố chính là Hồ Chí Minh và Hà Nội từ 18 đến 39 tuổi. Momo là ứng dụng dẫn đầu trong cảnhãn hiệu nghĩ đến đầu tiên (top of mind – 77%) và mức độ nhận biết (97%). ViettelPay vàMoca đứng vị trí thứ hai về nhãn hiệu nghĩ đến đầu tiên (top of mind) với tỷ lệ 5%. Tuynhiên, khi các nhãn hiệu được đưa ra, ViettelPay và Moca chỉ đứng ở vị trí thứ 3 (62%) vàthứ 4 (46%), nhường vị trí thứ 2 cho ZaloPay (68%). Hình 1. Mức độ nhận biết các ví điện tử của người dùng Nguồn: Công ty Nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me, 2019Hiện nay, có hơn 20 ví điện tử tại Việt Nam, tuy nhiên, 94% thị trường thuộc về Momo,ViettelPay, Moca, AirPay và ZaloPay. Xứn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: