Danh mục

Thuận Thiên (kiếm)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 258.46 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tượng Lê Lợi với thanh kiếm Thuận Thiên trước trụ sở Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh HoáLê Lợi trả kiếm cho rùa thần Kim QuyThuận Thiên (chữ Hán: 順天[1]) hay kiếm thần Thuận Thiên là thanh kiếm huyền thoại của vua Lê Lợi, anh hùng dân tộc Việt, người đã đem lại độc lập cho Việt Nam từ ách cai trị của nhà Minh phương Bắc. Được cho là có ẩn chứa một sức mạnh thần kỳ, giúp cho Lê Lợi trở nên cao lớn và có sức mạnh của vạn người. Thanh kiếm xuất hiện trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuận Thiên (kiếm) Thuận Thiên (kiếm)Tượng Lê Lợi với thanh kiếm Thuận Thiên trước trụ sở Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh HoáLê Lợi trả kiếm cho rùa thần Kim QuyThuận Thiên (chữ Hán: 順天[1]) hay kiếm thần Thuận Thiên là thanh kiếm huyền thoạicủa vua Lê Lợi, anh hùng dân tộc Việt, người đã đem lại độc lập cho Việt Nam từ ách caitrị của nhà Minh phương Bắc. Được cho là có ẩn chứa một sức mạnh thần kỳ, giúp choLê Lợi trở nên cao lớn và có sức mạnh của vạn người. Thanh kiếm xuất hiện trong huyềnthoại về Lê Lợi rất sớm.Mục lục[ẩn] 1 Tên gọi  2 Huyền thoại  3 Và lịch sử  4 Thuận Thiên và Excalibur  5 Chú thích  6 Tham khảo  7 Liên kết ngoài [sửa] Tên gọiThuận Thiên có nghĩa là hợp lòng trời. Ý nghĩa của nó là khẳng định cuộc khởi nghĩachống nhà Minh của Lê Lợi là hợp lòng trời.[sửa] Huyền thoạiVào thời gian nhà Minh chiếm đóng Đại Việt, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở vùng LamSơn, Thanh Hóa chống nhà Minh. Buổi đầu thế lực nghĩa quân còn non yếu, trước thếmạnh và khả năng tổ chức tốt của quân đội nhà Minh nên Lê Lợi nhiều lần thất bại.Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giếtgiặc. Thanh kiếm không đến thẳng với Lê Lợi mà nó được chia làm hai phần: một lưỡikiếm và một chuôi kiếm.Đầu tiên, ở Thanh Hóa, có một ngư dân tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Lê Thận đánh cá,anh thả lưới ở một bến vắng. Trong một lần kéo lưới, tự nhiên Thận cảm thấy nằng nặng,trong lòng vui mừng thầm vì tưởng phen này bắt được có cá to. Nhưng khi thò tay lấy cá,Thận nhận ra rằng đó chỉ là một thanh sắt. Thận tiện tay vứt luôn thanh sắt đó xuốngnước rồi, đi thuyền thả lưới ở một chỗ khác. Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng,nhưng lại là thanh sắt mà anh đã ném đi kia. Thận tiếp tục ném thanh sắt xuống sông lầnhai. Nhưng thanh sắt ấy lại vẫn tiếp tục mắc vào lưới lần thứ ba. Lấy làm lạ, Thận ghémồi lửa soi để nhìn xem, anh reo lên một mình: Ha ha! Một lưỡi gươm!Lê Thận về sau gia nhập quân khởi nghĩa Lam Sơn. Vì lòng dũng cảm của mình, Thậnnhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ nghĩa quân. Một hôm, Lê Lợi cùng tùy ùng đếnthăm nhà Thận.Nhà Thận vốn tối om om, bỗng lưỡi gươm hôm đó chợt sáng rực lên soisáng cả xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi tiến đến gần cầm lấy xem và nhận ra có hai chữThuận Thiên khắc sâu vào trong lưỡi. Song tất cả mọi người vẫn chưa nhận ra đó là báuvật. Một hôm lại bị quân Minh truy đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi ngườimột ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa.Ông tò mò, liền xuống ngựa trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Chợtnhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi liền rút lấy chuôi giắt vào lưng. Ba ngày sau,Lê Lợi gặp lại tất cả các tùy tùng, thuộc tướng gồm cả Lê Thận. Ông lấy lưỡi ra tra thửvới gươm, khi lắp lưỡi vào với chuôi thì kỳ lạ thay, vừa khớp nhau. Lê Lợi kể lại câuchuyện, mọi người nghe xong đều hồ hởi vui mừng. Lê Thận hai tay nâng gươm lênngang đầu nói với Lê Lợi: Đây là thần có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo minh công và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc!.Thanh gươm thần với một sức mạnh lạ kỳ giúp Lê Lợi đánh tràn ra, liên tiếp thắng quânMinh và làm quân Minh kiếp đảm, sau cùng là chiến thắng quân Minh, đuổi họ ra khỏibờ cõi nước Việt. Mấy năm sau, Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Lê. Một ngày nọ nhà vuađem gươm thần ngồi thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Thăng long. Bỗng nhiênthanh gươm thần động đậy và có một con rùa vàng chặn lối, nó nổi lên và nói: Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân!Nghe thế nhà vua hiểu ra, nhà vua bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ một lát, thanhgươm thần tự bay về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa liền ngước đầu lên, há miệngnhận lấy thanh gươm. Cho đến khi rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lóidưới mặt nước hồ xanh. Khi những chiếc thuyền của bá quan t ùy tùng đuổi lên kịpthuyền rồng thì vua nói với họ: Đức Long quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, người sai rùa lấy lại.Và từ đó không ai thấy lại thanh gươm thần nữa [2].[sửa] Và lịch sửTheo các sử gia, huyền thoại về thanh kiếm Thuận Thiên của Lê Lợi là một kế sách củaquân sư Nguyễn Trãi nhằm tạo danh tiếng và tính hợp pháp cho cuộc chiến đấu chốngnhà Minh của ông. Kế sách đã thành công, với tính hợp pháp do thanh kiếm mang lạicùng với một số kế sách khác cũng của Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi có thể kêu gọi đượcsự hưởng ứng to lớn trong dân tộc Việt cho cuộc chiến của ông.[sửa] Thuận Thiên và Excalibur Bài chi tiết: ExcaliburThanh kiếm Thuận Thiên của Lê Lợi và Excalibur của vua Arthur nước Anh có nhiềuđiểm tương đồng. Cùng tượng trưng cho quyền và tính hợp pháp của nhà vua tương lai,cùng được một sinh vật sống dưới nước trao tặng, cùng quay trở về nơi nó xuất phát saukhi đã giúp người được trao tặng hoàn thành mục đích của mình. ...

Tài liệu được xem nhiều: