Danh mục

Thúc đẩy đổi mới Fintech trong tình hình mới đòi hỏi nền tảng sinh thái vững chắc

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 238.73 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thúc đẩy đổi mới Fintech trong tình hình mới đòi hỏi nền tảng sinh thái vững chắc" trước hết giới định nội hàm của “hệ sinh thái Fintech”; sau đó đề xuất khung lý thuyết về hệ sinh thái Fintech, đồng thời quy nạp thành mô hình “5+1”, tức là “năm cấp độ + một yếu tố môi trường”; và cuối cùng là dựa trên khung lý thuyết hệ sinh thái Fintech, kết hợp với thực tiễn phát triển Fintech của Việt Nam, đề xuất các chính sách để cải thiện hệ sinh thái Fintech của Việt Nam phù hợp hơn ở từng cấp độ, từ cấp độ cơ bản, cấp độ kỹ thuật, cấp độ nghiệp vụ, cấp độ khách hàng, cấp độ giám sát, và yếu tố môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy đổi mới Fintech trong tình hình mới đòi hỏi nền tảng sinh thái vững chắc THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI FINTECH TRONG TÌNH HÌNH MỚI ĐÒI HỎI NỀN TẢNG SINH THÁI VỮNG CHẮC ThS. Nguyễn Ngọc Khánh1 Tóm tắt: Phát triển một cách ổn định Fintech, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các tổ chức tài chính là định hướng trọng tâm của công cuộc cải cách ngành tài chính Việt Nam hiện nay. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và lành mạnh của Fintech ở Việt Nam, cần nỗ lực tối ưu hóa “mảnh đất mới” của hệ sinh thái Fintech. Bài viết này trước hết giới định nội hàm của “hệ sinh thái Fintech”; sau đó đề xuất khung lý thuyết về hệ sinh thái Fintech, đồng thời quy nạp thành mô hình “5+1”, tức là “năm cấp độ + một yếu tố môi trường”; và cuối cùng là dựa trên khung lý thuyết hệ sinh thái Fintech, kết hợp với thực tiễn phát triển Fintech của Việt Nam, đề xuất các chính sách để cải thiện hệ sinh thái Fintech của Việt Nam phù hợp hơn ở từng cấp độ, từ cấp độ cơ bản, cấp độ kỹ thuật, cấp độ nghiệp vụ, cấp độ khách hàng, cấp độ giám sát, và yếu tố môi trường. Từ khóa: Fintech; sinh thái Fintech; chuyển đổi số Abstract: Steady development of Fintech and speeding up the digital transformation of financial institutions are the focuses of Vietnam’s financial reform. To promote the sustainable and healthy development of China’s Fintech, we must strive to optimize the innovation soil of the Fintech ecosystem. Firstly, this paper defines the connotation of Fintech Ecosystem. Then, it proposes the theoretical framework of Fintech ecosystem, which is summarized as “5 +1”mode, namely, “five levels +environmental element”. Finally, based on the theoretical framework of Fintech ecosystem, combined with the development practice of Fintech in Vietnam, this paper puts forward the key points to improve Vienam’s Fintech ecosystem in the future from the aspects of foundation layer, technology layer, business layer, customer layer, supervision layer, environmental elements, etc. Key words: Fintech; Fintech ecosystem; digital transformation1. GIỚI THIỆU Hiện nay, nền kinh tế số đã trở thành một trong những “điểm nắm bắt” quan trọng để Việt namtăng cường động lực bên trong của nền kinh tế, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp và ứng phóvới tác động của yếu tố rủi ro như dịch bệnh. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ 8, Ban Chấp hành Trungương Đảng đã rất coi trọng việc phát triển nền kinh tế số và nâng nó thành chiến lược quốc gia.Để phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, tài chính phải phục vụ quá trình chuyển đổikỹ thuật số của nền kinh tế và xã hội, tích cực nắm bắt Fintech và đẩy nhanh quá trình chuyển đổikỹ thuật số của chính mình. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và lành mạnh của Fintech ở ViệtNam trong tương lai, chúng ta phải nỗ lực tối ưu hóa “mảnh đất” đổi mới của hệ sinh thái Fintech. Cái được gọi là “sinh thái tài chính” được ứng dụng lý thuyết sinh thái để phân tích các vấn đềphát triển tài chính, thường đề cập đến sự hình thành các thực thể sinh thái tài chính như thị trườngtài chính và tổ chức tài chính thông qua phân công lao động và hợp tác trong quá trình tương tác vớimôi trường thể chế bên ngoài, trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định, là một hệ thốngcân bằng động có những đặc điểm cấu trúc nhất định và thực hiện những chức năng nhất định. Những ý tưởng ban đầu của Chính phủ về phát triển tài chính địa phương thường tập trungvào việc xây dựng và giới thiệu các tổ chức tài chính pháp nhân khác nhau và tập trung vào “sự1 Trường Đại học Tiền Giang, Email: nguyenngockhanh@tgu.edu.vn.Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 455tích tụ định lượng” của các yếu tố tài chính khu vực. Với xu hướng cải cách sâu rộng, Chính phủđã dần chuyển sang cân nhắc phát triển tài chính từ góc độ toàn diện, bền vững và tối ưu hóa môitrường, hướng nghiên cứu chủ yếu là Fintech và chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại. Sựkhác biệt về “mảnh đất” sinh thái tài chính khu vực sẽ dẫn đến những xu hướng phát triển và tiếnhóa hoàn toàn khác nhau trong hệ thống tài chính. Vì vậy, mục tiêu cải cách tài chính địa phươngđã dần chuyển sang củng cố, cải thiện, làm phong phú và tối ưu hóa hệ sinh thái tài chính, từ đó tạonền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài, bền vững và lành mạnh của tài chính địa phương, đểcó thể chống chọi được với những biến động, các cú sốc ngắn hạn bên trong và bên ngoài. Kể từ năm 2017, khi tài chính Internet phát triển ở Việt Nam, điều này tuy tạo ra “chất bôi trơn”đối với hệ thống tài chính truyền thống nhưng cũng mang đến nhiều rủi ro và thách thức mới. Về cơbản, việc phát triển này không chỉ bao gồm rủi ro của các thể chế hoặc sản phẩm cụ thể, mà nó baogồm cả rủi ro trong việc phối hợp không đúng giữa kỹ thuật, nghiệp vụ và sinh thái khi thực hiện việc“phát triển nhảy vọt” mà không hình thành các yếu tố sinh thái như các quy tắc ràng buộc, cơ chếgiám sát và sự đồng thuận trong ngành. Vì vậy, khi Fintech đổi mới, một mặt cần nhấn mạnh rằngcông nghệ có tác động sâu sắc đến tất cả các yếu tố và chức năng của ngành tài chính, đồng thời phảituân thủ các quy luật đặc thù của ngành tài chính; Mặt khác, cũng cần phải thừa nhận việc xây dựngtầm quan trọng của hệ sinh thái Fintech, như vậy mới có thể đạt được đổi mới đúng hướng, vừa antoàn vừa có khả năng kiểm soát, đảm bảo sinh kế của người dân và kết quả đôi bên cùng có lợi. NHNN chủ động trong định hướng phát triển Fintech tại Việt Nam, thành lập Ban Chỉ đạovề lĩnh vực công nghệ tài chính (Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/2017 của Thống đốcNHNN) tập trung cho các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, hoàn thiện khuôn khổ pháp lýcho Fintech ở Vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: