Danh mục

Thúc đẩy học tập độc lập trong giáo dục đại học thông qua đánh giá quá trình

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 867.33 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung phân tích bản chất của đánh giá quá trình và những tác động của nó đối với việc thúc đẩy hoạt động học tập độc lập trong giáo dục đại học. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã tiến hành, tác giả đề xuất mô hình đánh giá và hệ thống các giải pháp giúp sinh viên tự chịu trách nhiệm về việc học của chính mình, nghĩa là trở thành những người học độc lập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy học tập độc lập trong giáo dục đại học thông qua đánh giá quá trìnhTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 3/2016 55 THÚC ĐẨY HỌC TẬP ĐỘC LẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THÔNG QUA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH Ngô Hải Chi1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết này tập trung phân tích bản chất của đánh giá quá trình và những tác động của nó đối với việc thúc đẩy hoạt động học tập độc lập trong giáo dục đại học. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã tiến hành, tác giả đề xuất mô hình đánh giá và hệ thống các giải pháp giúp sinh viên tự chịu trách nhiệm về việc học của chính mình, nghĩa là trở thành những người học độc lập. Tác giả hy vọng nghiên cứu bước đầu này sẽ gợi mở những giải pháp mới và hiệu quả, cho những nghiên cứu sâu hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Từ khóa: học tập tích cực, đánh giá, đánh giá quá trình, giáo dục đại học, học tập độc lập.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học đã và đang trở thành xu thế tất yếuvà phổ quát của giáo dục thế giới. Trong đó, năng lực quan trọng nhất giúp người học cóthể học tập suốt đời, làm giàu tiềm năng của bản thân, đáp ứng kịp thời các yêu cầu đadạng và biến đổi không ngừng của xã hội chính là năng lực học tập độc lập. Học tập độclập là hoạt động nền tảng để phát triển các năng lực khác của mỗi người. Xuất phát từ triếtlí đánh giá để phát triển học tập (assessment for learning) hay đánh giá vì sự tiến bộ củangười học, đánh giá quá trình (formative assessment) có tác động to lớn trong việc thúcđẩy hoạt động học tập độc lập của người học, giúp người học phát hiện mình đang ở đâu,đã thay đổi thế nào, đã đạt được gì trên con đường tiến tới mục tiêu học tập cá nhân để tựđiều chỉnh và thích nghi. Tuy vậy, thực tế đào tạo tại các trường đại học hiện nay cho thấy: các giảng viên chỉmới chú trọng khâu đánh giá tổng kết qua các bài thi kết thúc học phần, khóa luận, bài thitốt nghiệp mà chưa thật sự coi trọng việc đánh giá quá trình. Các hoạt động đánh giá quátrình vẫn phần nhiều hướng tới việc phân loại, chứng minh người học đã đạt được một mức1 Nhận bài ngày 19.04.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016 Liên hệ tác giả: Ngô Hải Chi; Email: nhchi@daihocthudo.edu.vnTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 3/2016 56độ thành tích nào đó chứ ít quan tâm tới việc cung cấp những thông tin phản hồi giúp sinhviên theo dõi tiến bộ của bản thân và không ngừng cải tiến chất lượng học tập.2. NỘI DUNG2.1. Đánh giá quá trình Đánh giá quá trình được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt vớinhững hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá trình dạy học một môn học nàođó (placement assessment - đánh giá sơ khởi/đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quátrình dạy học môn học này (summative assessment - đánh giá tổng kết). Các chuyên giatrong lĩnh vực nghiên cứu về đánh giá và đo lường trên thế giới đã đưa ra nhiều ý kiến,quan điểm về đánh giá quá trình [5, pp.365-379], [7, pp.199-218], [8], [9, pp.77-84 ], [10,pp.183-204], nhưng nhìn chung đều thống nhất một số đặc điểm bản chất sau: Về mục đích: hướng tới sự phát triển của người học, giúp người học cải thiện quá trìnhhọc tập của bản thân, chứ không phải là việc chứng minh sinh viên đã đạt được một mứcđộ thành tích nào đó. Đánh giá quá trình còn giúp chuẩn đoán hoặc đo kiến thức và kĩ nănghiện tại của người học nhằm xác định một chương trình học tương lai cho phù hợp. Về chủ thể: do giảng viên hoặc đồng nghiệp (đánh giá đồng đẳng) hay do người học(tự đánh giá) cùng thực hiện. Trong đó, tự đánh giá giữ vai trò trung tâm và chủ động trongtất cả các quá trình học tập. Về bối cảnh: trong hoặc ngoài nhà trường, chính thức hoặc không chính thức, tronggiờ lên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp. Về kết quả: là các dạng phản hồi. Phản hồi không chỉ đơn thuần là điểm số, mức độ,thành tích đạt được mà bao gồm những nhận xét cụ thể về những tiến bộ, về mức độ nắmvững thông tin, những tồn tại của quá trình học tập…, đồng thời đưa ra các gợi ý để tiếptục cải thiện, điều chỉnh trong những bước tiếp theo. Về tính chất: thường xuyên, liên tục. Đánh giá quá trình không phải là một lát cắt, mộtsự kiện, qua một bài kiểm tra mà là một tập hợp các đánh giá liên tục trong suốt quá trìnhhọc tập. Từ việc tóm lược các ý kiến trên, có thể đưa ra định nghĩa khái quát: đánh giá quátrình là một tập hợp các đánh giá, phản hồi liên tục, chính thức và không chính thức màgiảng viên và người học sử dụng trong suốt quá trình học tập một môn học/khóa học nhằmmục đích cải thiện quá trình học tập của người học. Có thể hình dung rõ hơn bản chất của đánh giá quá trình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: