Danh mục

Thúc đẩy tín dụng xanh vào chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 405.10 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thúc đẩy tín dụng xanh vào chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" tập trung đánh giá thực trạng nguồn tín dụng trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy dòng vốn tín dụng trong lĩnh vực năng lượng xanh nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy tín dụng xanh vào chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 36. THÚC ĐẨY TÍN DỤNG XANH VÀO CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Phùng Thanh Quang*, Vũ Thị Minh Anh* Ngô Thị Diệu Hương*, Nguyễn Thị Phương Thảo* Tóm tắt Tại Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lầnthứ 28 (COP28), một trong những nội dung nổi bật được các nhà lãnh đạo toàn cầu trao đổi làvấn đề chuyển đổi năng lượng. Trong khuôn khổ Hội nghị, các quốc gia đã thảo luận về việcgiảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy chuyển đổi sang các nguồn nănglượng tái tạo. Đối với Việt Nam, Chính phủ cũng đã có những cam kết mạnh mẽ về chuyểnđổi năng lượng được cụ thể hóa trong Quy hoạch điện VIII với những nội dung chính là đẩynhanh phát triển nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…), giảmdần tỷ trọng năng lượng hóa thạch. Để đạt được các mục tiêu này, nguồn lực tài chính là vấnđề then chốt, là yếu tố cần thiết trong thực hiện mọi mục tiêu phát triển. Bài viết tập trungđánh giá thực trạng nguồn tín dụng trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Trêncơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy dòng vốn tín dụng tronglĩnh vực năng lượng xanh nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như camkết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26. Từ khóa: tín dụng xanh, chuyển đổi năng lượng, COP26, COP27, COP281. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, tín dụng xanh (green credit) đã trở thành một vấn đề ngàycàng được quan tâm trên phạm vi toàn cầu, là xu hướng tăng trưởng tín dụng được các quốcgia ưu tiên phát triển. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã có những cam kết mạnh mẽ để hướngtới một nền kinh tế xanh, ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch; trong đó có nhiều cam kết* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 489KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAcụ thể về đảm bảo nguồn tín dụng cho các dự án xanh, thân thiện với môi trường. Tại Hộinghị COP26 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải carbonròng về “0” vào năm 2050. Cũng tại COP26 (London), Việt Nam đã đưa các cam kết với mộtchương trình nghị sự đầy tham vọng nhằm xây dựng một nền kinh tế carbon thấp bằng cáchkhông xây mới các nhà máy sử dụng năng lượng than và chuyển đổi sang năng lượng sạch.Đây là một sự khác biệt đáng kể so với các kế hoạch năng lượng hiện có và cũng là cam kếtmạnh mẽ của Chính phủ để chuyển sang một cơ cấu năng lượng đa dạng hơn và ít phát thảicarbon hơn. Hội nghị COP27 tại Ai Cập đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ rằng, thế giới, trongđó có Việt Nam, cần khẩn thiết hành động trước thời điểm không thể quay trở lại về khí hậu.Ngày 05/12/2023, trong khuôn khổ Hội nghị COP28 tại Dubai (UAE) đã diễn ra lễ công bố“Cam kết làm mát toàn cầu” (Global Cooling Pledge). Việt Nam là một trong 63 quốc giađầu tiên tham gia cam kết, với mục tiêu chính là cắt giảm ít nhất 68% phát thải khí nhà kínhvào năm 2050 so với năm 2022, nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở ngưỡng1,5oC và phù hợp với mục tiêu đạt mức phát thải ròng toàn cầu bằng “0” đến năm 2050. Làmột trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất về biến đổi khí hậu, Việt Namcần nỗ lực hơn nữa để thực hiện hóa các cam kết tại COP26, COP27 và COP28. Trong bốicảnh đó, thúc đẩy tín dụng vào lĩnh vực năng lượng tái tạo có thể xem là chìa khóa quan trọngtrong việc giảm lượng khí thải carbon, góp phần thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng bền vững.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XANH VÀ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG Theo Nguyên tắc tín dụng xanh được ban hành vào năm 2018 (gọi tắt là GLP 2018) bởiHiệp hội Thị trường tín dụng (Loan market Association) và Hiệp hội Thị trường tín dụngchâu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Loan Market Association) thì tín dụng xanh đượcđịnh nghĩa là bất kỳ loại cho vay nào được cung cấp riêng để cấp vốn hoặc tái cấp vốn toànbộ hoặc một phần cho các dự án xanh. Danh mục các dự án xanh theo GLP 2018 bao gồm:năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng hiệu quả; giao thông xanh; sản phẩm xanh, các côngnghệ sản xuất thân thiện với môi trường và/hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu; quản lý nướcbền vững và xử lý nước thải; tòa nhà xanh; nông - lâm - nghiệp bền vững; ngăn chặn và kiểmsoát ô nhiễm. Tín dụng xanh là chiến lược tín dụng của các ngân hàng, với mục tiêu hướng tới tài trợcho các dự án thân thiện với môi trường, đồng thời hạn chế nguồn tín dụng đối với các doa ...

Tài liệu được xem nhiều: